Tình trạng đột quỵ ngày càng phổ biến khiến ai nấy đều bắt buộc phải nâng cao cảnh giác. Việc tìm hiểu mình có nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ lớn là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, hiện nay vấn đề này đang được nhắc đến rất nhiều và độ tuổi thường xuyên xảy ra đột quỵ đang trẻ hóa.
ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
Đột quỵ còn có tên gọi là tai biến mạch máu não. Nó xuất hiện khi dòng máu cung cấp cho não đột nhiên bị chặn lại, hoặc trong não bị vỡ mạch máu khiến máu tràn ra, đè lên các tế bào não và mọi hoạt động của cơ quan này bị tê liệt.
Cơ chế hình thành đột quỵ: Khi các thành phần mỡ máu bị rối loạn, chúng lắng đọng trên thành mạch, gây ra các mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp dẫn, sau đó tắc nghẽn khiến cho dòng máu không thể đi nuôi cơ thể, đặc biệt là bộ não. Từ đó dẫn đến biến chứng đột quỵ hay tai biến, vô cùng nguy hiểm.
THỜI ĐIỂM THƯỜNG XẢY RA ĐỘT QUỴ
Gần đây, khi các trường hợp đột quỵ được nhắc đến thường xuyên trên truyền thông thì người dân đã có sự quan tâm nhiều hơn về tình trạng này. Theo thống kê thì khi thời tiết trở lạnh thì nguy cơ dẫn đến đột quỵ phổ biến hơn mùa nắng nóng.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, hệ thống mạch máu theo phản xạ sẽ thay đổi để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Lúc này các mạch máu co lại, tuyến thượng thận tăng tiết trong máu dẫn đến co cứng mạch ngoại vi. Đồng thời, đường trong gan tăng lên để tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Lưu lượng máu qua não giảm đến 20%, đặc biệt đối với những người có biến chứng xơ vữa động mạch hay các vấn đề về máu nói chung thì càng nguy hiểm đến tính mạng. Không khí bên ngoài thay đổi đột ngột khiến máu lên não bị nghẽn lại, sức cản ngoại vi tăng mạnh, dễ làm vỡ mạch máu não, xuất huyết não và đột quỵ.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CƠN ĐỘT QUỴ
Khi bị hoặc sắp bị đột quỵ, bệnh nhân có những dấu hiệu sau, chúng có thể xuất hiện và biến mất nhanh, lặp lại nhiều lần:
+ Cơ thể bị mất sức, tê cứng cơ mặt hoặc nửa mặt
+ Tay chân khó cử động, một bên cơ thể bị tê liệt
+ Không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc
+ Khó phát âm, không thể nói một số từ, câu đơn giản
+ Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể đột ngột
+ Giảm thị lực, không nhìn rõ vật, các động tác chậm rãi
+ Đau đầu dữ dội, có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn
+ Bị đau thắt ngực từng cơn không rõ nguyên nhân, khó thở
+ Mạch đập quá chậm hoặc quá nhanh trong trạng thái nghỉ ngơi
+ Thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, chuột rút, mệt mỏi, nhức đầu
Bệnh nhân có thể gặp những biểu hiện như trên hoặc một vào trong số đó, khác nhau tùy tình trạng mỗi người. Đặc biệt, những dấu hiệu thiếu máu não thoáng qua cảnh báo vấn đề đột quỵ sắp xuất hiện, đôi khi là trong vài ngày tới hoặc một tháng sau.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO
Đột quỵ sẽ dễ dàng xảy ra với một vài nhóm đối tượng cụ thể như:
Người bị huyết áp cao
Khi huyết áp duy trì trên mức 115/75 thì nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng, đây là nguyên nhân chính làm tổn thương thành động mạch, gia tăng hoạt động máu dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn đường dẫn máu lên não.
Người hút thuốc
Nếu huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần thì những người hút thuốc sẽ có nguy cơ gấp đôi người bình thường. Không chỉ có hại cho phổi mà thuốc lá còn gây hại đến thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, làm tim mệt mỏi, huyết áp tăng. Nếu bạn dừng hút thuốc, trong vòng 2 năm tới sẽ giảm được 50% nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Người béo phì
Những người bị thừa cân và mức cholesterol cao trên 200 sẽ là đối tượng dễ bị đột quỵ hơn bình thường. Các tình trạng này thúc đẩy quá tải hệ tuần hoàn, dẫn đến các yếu tố gây đột quỵ phát triển, lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể dùng các thuốc statin theo chỉ định để hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, những người ít vận động, thường xuyên dùng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá, và có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sẽ dễ bị đột quỵ cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch dẫn đến tử vong.
PHÒNG NGỪA NGUY CƠ BỊ ĐỘT QUỴ
Theo các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, chúng ta có thể chủ động hạn chế nguy cơ bị đột quỵ bằng cách:
+ Không để cho cơ thể bị lạnh đột ngột, đặc biệt là tắm đêm và tắm khi vừa hoạt động mạnh.
+ Không dừng đột ngột việc hoạt động thể lực mạnh, chẳng hạn vừa chạy thể dục xong không ngồi ngay.
+ Hạn chế việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích thần kinh, đặc biệt là uống rượu và ngày lạnh.
+ Có thể sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên để tăng cường sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp.
Nếu có triệu chứng của việc đột quỵ như đã kể trên, mặc dù chúng chỉ thoáng qua nhưng bạn cũng không được xem thường mà hãy đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để khám và nghe lời chỉ định của bác sĩ về việc bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM