Thu gọn danh mục

Hiện nay, xã hội hiện đại kéo theo lối theo lối sống, ăn uống, sinh hoạt của trẻ cũng là điều đáng lo ngại. Kéo theo đó, tình trạng dậy thì sớm là hiện tượng phổ biến trong những năm gần đây, được nhiều phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Cùng tham khảo một số thông tin liên quan đến nguyên nhân khiến các bé gái dậy thì sớm được cung cấp ngay sau đây.

DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?

Tuổi dậy thì mang lại những thay đổi gì? Các bé gái bắt đầu lớn lên và phát triển ở độ tuổi từ 8 đến 13, với sự thay đổi như sẽ bắt đầu mọc lông nách, lông mu, mụn trứng cá và rõ ràng là cơ thể sẽ cao lớn nhanh chóng, ngực phát triển. Và sự bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ đánh dấu tuổi dậy thì. 

Thực tế thì ở nước ta chưa có thống kê cụ thể về độ tuổi dậy thì, nhưng theo ông bà xưa để lại “"nữ thập tam, nam thập lục" tức là tuổi dậy thì của các bé gái bắt đầu từ 13 tuổi và của bé trai là 16 tuổi.

Dậy thì sớm được hiểu đơn giản là khi cơ thể trẻ bắt đầu chuyển đổi thành người lớn (dậy thì). Tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai thì được coi là dậy thì sớm. Nhưng nếu các bé gái dậy thì trước 13 tuổi thì phụ huynh cũng nên cẩn thận đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÁC BÉ GÁI DẬY THÌ SỚM PHỔ BIẾN

Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục, khả năng sinh sản sớm hơn so bình thường. Nguyên nhân có thể được chia thành 3 nhóm chính sau đây:

Dậy thì sớm trung ương

Do trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục được kích hoạt sớm và quá trình tiết gonadotropin tăng mạnh. Nguyên nhân dậy thì sớm nhóm này đa số là vô căn, tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm trung ương có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: có khối u trong não hoặc tủy sống, tràn dịch não (tích tụ chất lỏng dư thừa), tổn thương hoặc bức xạ đến não hoặc tủy sống; tăng sản thượng thận bẩm sinh, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone)

Dậy thì sớm ngoại vi

Theo thống kê thì dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường xảy ra do các nguyên nhân khác ngoài não như tăng sản tuyến thượng thận, u tuyến thượng thận, u buồng trứng sản xuất hormone tuyến sinh dục và gây phát dục…

Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với các nguồn estrogen bên ngoài như uống nhầm thuốc tránh thai; tiếp xúc các loại kem hoặc thuốc mỡ cũng có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên.

Ảnh hưởng lối sống – sinh hoạt

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dậy thì sớm có thể liên quan đến việc tiếp xúc với chất hóa độc hại hoặc lối sống, sinh hoạt tiêu cực thường gặp trong xã hội hiện đại. Các yếu tố tăng nguy cơ bao gồm:

- Tiếp xúc lâu dài với hóa chất: Hóa chất có mặt khắp nơi trong xã hội hiện đại. Nếu tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau với liều lượng thấp và trong thời gian dài… cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra nhiều bệnh, trong đó có dậy thì sớm.

- Chế độ dinh dưỡng: Với sự tiến bộ của xã hội, mức sống được cải thiện và chế độ dinh dưỡng trở nên phong phú hơn. Việc ăn nhiều thực phẩm "ít dinh dưỡng, nhiều calo" như đồ uống có ga, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh và các sản phẩm từ sữa.... Tất cả những điều này có thể làm thay đổi tốc độ phát triển và dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

- Tác động của môi trường: Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng rất lớn. Ví dụ, sự phát triển nhanh chóng của truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông… có liên quan chặt chẽ đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

- Tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng: Mỡ thừa trong cơ thể ảnh hưởng đến cơ thể  theo nhiều cách mà chúng ta không thể thấy được, nó làm thay đổi nồng độ các loại hormone trong cơ thể như insulin, leptin, estrogen và những loại hormone này có thể liên quan đến thời điểm trẻ bước vào tuổi dậy thì.

NHỮNG TÁC HẠI ĐÁNG LO NGẠI CỦA VIỆC DẬY THÌ SỚM Ở BÉ GÁI

Ảnh hưởng về mặt tâm lý

Thực tế thì trẻ từ 7-9 tuổi chưa đủ trưởng thành về tâm lý để chấp nhận sự phát triển giới tính thể chất và “chung sống hòa bình” với nó, trẻ thường chịu nhiều áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, các mặt hành vi và xã hội có thể tiêu cực, và một số trẻ em có những hành vi xấu như uống rượu và hút thuốc…

Suy giảm chiều cao

Nói chung, sau khi qua tuổi dậy thì thì trẻ sẽ không cao thêm nữa, bởi vì sau khi sinh dục trưởng thành, xương trong cơ thể cũng trưởng thành, xương sẽ không phát triển nữa. Vì vậy, nếu một đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm thì rất có thể trẻ sẽ không phát triển được chiều cao tối đa mà lẽ ra trẻ có thể đạt được.

Quan hệ tình dục sớm

Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm cùng với việc tiếp xúc các kiến thức sức khỏe giới tình, truyền thông sớm… sẽ dẫn đến những ham muốn tình dục, phát sinh quan hệ sớm; trong khi đó trẻ còn nhỏ chưa đủ suy nghĩ chín chắn, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, tăng tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục… để lại những sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguy cơ cao mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ dậy thì sớm trước khi 8 tuổi thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản lâu dài. Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh.

Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài

Các bé gái dậy thì sớm, sau này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất nhiều, bởi vì khi bắt đầu phát dục, buồng trứng sẽ tiết ra estrogen, các bé gái dậy thì sớm sẽ bị ảnh hưởng bởi các hormone này trong vài năm.

Trên thực tế, tất cả các bệnh ung thư liên quan đến nồng độ hormone đều liên quan đến dậy thì sớm. Hơn nữa, dậy thì sớm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bước vào thời kỳ lão hóa sớm hơn.

CÁCH CHẨN ĐOÁN DẬY THÌ SỚM

Khi phụ huynh nghi ngờ dậy thì của con mình, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám và xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn, có biện pháp can thiệp hỗ trợ chữa trị kịp thời:

● Tiền sử bệnh gia đình: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử đầy đủ, chẳng hạn như bạn bắt đầu phát triển khi nào, bạn bắt đầu có kinh nguyệt khi nào và bạn có dùng bất kỳ loại thuốc nào không.

● Khám thể chất: Đo chiều cao và so sánh với chiều cao trung bình của trẻ gái cùng tuổi, quan sát sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài, v.v.

● Siêu âm bụng: Để kiểm tra các khối u ở bụng hoặc buồng trứng.

● Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để phát hiện hàm lượng hormon bất thường (nếu có)

● Chụp X-Quang cổ tay: Để xác định tốc độ trưởng thành của khung xương.

● Chụp cắt lớp não: Nếu được xác định là dậy thì sớm trung ương, chụp cắt lớp não có thể được sử dụng để loại trừ khả năng có bất thường về cấu trúc não hoặc khối u não.

Sau khi được chẩn đoán dậy thì sớm, các phụ huynh cần nên biết và theo dõi thêm:

- Có bất kỳ triệu chứng nào cần được chú ý không?

- Cần điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc lối sống khoa học cho trẻ

- Lần tái khám hoặc theo dõi tiếp theo là khi nào?

Sau khi nắm được các nguyên nhân khiến các bé gái dậy thì sớm, trong cuộc sống cũng cần xây dựng cho trẻ lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao; và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với estrogen (sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.)

Bên cạnh đó, bản thân các bậc phụ huynh cũng cần bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này; giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường. Nếu các bạn thấy các thông tin chia sẻ từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là hữu ích, hãy theo dõi các thông tin được cập nhật hằng ngày nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM