Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ, các chuyên gia khuyến cáo bên cạnh chữa trị cũng cần tăng cường vận động để tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa tái phát. Trong đó yoga là bộ môn được nhiều người “ưa chuộng”. Hãy Bỏ túi ngay 5+ bài tập yoga trị trĩ đơn giản, hiệu quả có thể tập luyện ngay tại nhà.
BỆNH TRĨ VÀ TÁC DỤNG YOGA TRỊ TRĨ
Trĩ là một bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường gặp hơn ở những người ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân… Bệnh gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu ở vùng hậu môn như: lồi tĩnh mạch ứ huyết hình thành búi trĩ gây sưng, đau, viêm, nhức, rát hậu môn, tiết dịch; là tình trạng sa trĩ vô cùng nguy hiểm.
Do đó, bên cạnh việc điều trị kịp thời và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ thì một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học kết hợp vận động nhẹ nhàng hay tập yoga trị trĩ đúng cách có thể hỗ trợ co teo búi trĩ nhạn, tăng cường lưu thông máu và giảm lượng huyết ứ động ở búi trĩ. Từ đó sẽ tác động tích cực đến triệu chứng bệnh.
Cụ thể về tác động của tập luyện yoga đối với bệnh nhân bị trĩ, như sau:
+ Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và kích thích nhu động ruột “trơn tru” đại tiện dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón và cảm giác khó chịu như đau rát khi đại tiện.
+ Các bài tập yoga cũng tác động lên cơ vùng hậu môn và cơ sàn chậu, tăng lưu thông máu tốt khu vực xung quanh hậu môn, giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng…
+ Hạn chế tình trạng tích tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng, từ đó giảm sưng viêm, đau nhức ở hậu môn
+ Bài tập yoga trị trĩ còn là biện pháp thư giãn tâm trí và thỏa mái tinh thần, từ đó giúp xoa dịu những lo lắng, khó chịu của bệnh nhân trong quá trình trị bệnh, tăng hiệu quả điều trị.
BỎ TÚI NGAY 5+ BÀI TẬP YOGA TRỊ TRĨ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Các bài tập yoga trị trĩ cần thực hiện đúng động tác, kỹ thuật cũng như biết lựa chọn những bài tập phù hợp sẽ đem đến hiệu quả tích cực. Có thể tham khảo những bài tập sau đây:
1/ Bài tập co thắt hậu môn
Sự tác động trực tiếp lên vùng hậu môn rất hữu hiệu cho những người bị trĩ, giảm thiểu tình trạng sa búi trĩ. Bệnh cũng giúp thư giãn hậu môn đối với những người phải làm văn phòng ngồi im một chỗ cả ngày.
► Thực hiện: Bệnh nhân thả lỏng toàn bộ cơ thể, hít sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi. Sau đó co thắt hậu môn giống khi bạn dang đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên. Bạn giữ tư thế này, nín thở trong 10 giây rồi từ từ thở ra và thả lỏng hậu môn khoảng 30 giây. Sau đó tiếp tục luyện tập, lặp lại khoảng 10 lần. Mỗi ngày nên tập từ 2-4 lần/ngày.
2/ Bài tập giống như đang đi bộ
Đây là bài tập đơn giản, nhẹ nhàng và dễ thực hiện, khá giống với động tác bạn đang đi bộ. Việc luyện tập không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng lưu thông máu, giảm tình trạng sung huyết búi trĩ, cải thiện cơn đau hậu môn… mà còn giúp xương khớp dẻo dai hơn.
► Thực hiện: Đứng thẳng người, miệng khép hờ, 2 tay thả lỏng, tập trung vào vùng bụng dưới. Các ngón chân bám chặt vào đất, cố gắng co thắt vùng hậu môn và hóp nhẹ nhàng, đi bộ chậm rãi và thở đều. Bạn có thể đi bộ khoảng 7 phút, nghỉ một chút thư giãn hậu môn và tiếp tục đi bộ khoảng 4-5 hiệp là được.
3/ Bài tập ở tư thế nằm ngửa
Bài tập này tác động đến vùng bụng dưới (vùng đan điền) giúp cơ thể phản ứng co thắt hậu môn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cơ hậu môn thoải mái, giảm cảm giác sưng đau ở hậu môn
► Thực hiện: Bạn chỉ cần nằm thẳng lên thảm yoga hoặc giường, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay đặt song song. Nhắm mắt, tập trung vào hơi hít thở và vùng bụng dưới. Hít sâu và co hậu môn lại, siết chặt 2 bàn tay, cắn chặt hàm, các ngón chân cong lên và hướng về trên. Giữ tư thế này khoảng 5-7 giây rồi thở ra, thả lỏng. Có thể luyện tập trong vòng 10 phút mỗi ngày.
4/ Bài tập yoga tư tư thế Balasana
Đây là bài tập giúp tăng cường lưu thông máu ở vùng xung quanh hậu môn, thư giãn lưng dưới, giảm tình trạng táo bón; tăng độ linh hoạt cho xương chậu, đồng thời xoa bóp các cơ quan nội tạng.
► Thực hiện: Bạn quỳ lên thảm yoga, mông đặt trên gót chân, 2 ngón chân cái chạm vào nhau. Sau đó, đưa đầu gối giãn ra (bằng chiều ngang của hông), thở nhẹ và đặt phần thân trên xuống đùi, kéo giãn phần hông và đốt sống. Đặt hai tay lên cao, duỗi thắng về trước, lòng bàn tay tiếp xúc với mặt sàn. Duy trì tư thế này từ 1 – 5 phút.
5/ Tư thế Viparita Karani - chống chân lên tường
Đây là bài tập yoga trị trĩ hiệu quả nhờ sự tác động trực tiếp lên vùng bụng dưới và hậu môn, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông đến hậu môn tốt hơn, đồng thời giảm được các cơn đau trĩ, khó chịu và kích ứng hay giảm sự căng thẳng khi đại tiện.
► Thực hiện: Bạn ngồi thẳng chân, tay phải song song và cách tường khoảng 10-15cm. Đặt 2 chân lên tường và nằm ngửa, vai đầu nằm thoải mải trên sàn; 2 chân kéo sát nhau và mông đặt sát vào tường. Giữ tư thế này trong tối đa khoảng 15 phút.
6/ Tập yoga trị trĩ – Malasana
Đây là bài tập giúp ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh trõ. Hơn nữa, bài tập này cũng giúp thúc đẩy co bóp của cơ quan tiêu hóa và cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu; làm dịu sự khó chịu ở hệ tiêu hóa.
► Thực hiện: Bạn ngồi xổm và để hai chân vào sát nhau, đưa phần đùi dang ra hai bên sao cho rộng hơn 2 vai, gót chân giữ nguyên. Sau đó, nghiêng cơ thể về phía trước và thở ra nhẹ nhàng, khuỷu tay ấn vào phần mặt trong đầu gối, 2 lòng bàn tay chạm vào nhau. Bạn có thể giữ nguyên tư thế này trong vòng 30-60 giây. Lặp lại động tác khoảng 10 lần
Khuyến cáo: Bên cạnh những bài tập yoga trị trĩ được nêu trên, bệnh nhân cũng tránh hoạt động mạnh hay tập những bài tập gây áp lực lớn lên vùng bụng, hậu môn khiến tình hình bệnh ngày càng thêm tồi tệ. Các bài tập cần tránh bao gồm: Situp, Squats, Cử tạ, Đạp xe, Cưỡi ngựa, Chèo thuyền…
Lời khuyên từ chuyên gia:
Thực ra các bài tập yoga trị trĩ có hiệu quả rất chậm, phù hợp với những bệnh nhân mới mắc bệnh hoặc chỉ bị táo bón đơn thuần, tập luyện đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như tái phát sau điều trị.
Còn đối với những bệnh nhân bị bệnh trĩ có các triệu chứng rõ rệt như đau rát hậu môn, ngứa ngáy, đại tiện ra máu, tiết dịch, sa búi trĩ… ảnh hưởng cuộc sống. Thì người bệnh cần chủ động đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để khám sớm, phát hiện và chữa trị kịp thời. Căn cứ vào mức độ bệnh nặng nhẹ, mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị phù hợp, có thể là điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa cắt trĩ: PPH, HCPT, Longo…
Việc càng chần chừ, chậm trễ trong chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như gây khó khăn và tốn kém cho việc chữa trị về sau.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế! Nếu bạn cần tư vấn khám, chữa bệnh hiệu quả hãy Nhấn vào bảng chat hoặc gọi tới số 028 3923 9999 để được tư vấn miễn phí.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM