Thu gọn danh mục

Một trong những bệnh ngoài da phổ biến hiện nay là vảy phấn hồng. Nhiều gia đình có người mắc chứng này rất lo lắng và thắc mắc liệu bệnh vảy phấn hồng có tái phát và lây truyền hay không. Mặc dù thường không trực tiếp đe dọa tính mạng con người nhưng những phiền toái mà bệnh này mang lại cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Khái niệm

Vảy phấn hồng là một loại bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở trẻ em và người lứa tuổi vị thành niên. Nó bắt đầu bằng triệu chứng dễ nhận thấy là các đốm hồng có hình bầu dục hoặc tròn. Những đốm này có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như bụng, đùi, mặt trong cánh tay, thường thấy hơn cả là lưng, cổ.

Nếu chưa được điều trị kịp thời thì các dấu hiệu sẽ lan rộng khắp cơ thể. Mùa xuân và mùa thu là những thời điểm dễ mắc bệnh cho tất cả mọi lứa tuổi. Nhiều trường hợp các biểu hiện bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi nhờ dùng thuốc trong vòng 8 tuần. Tuy nhiên cũng có người phải đi khám và chữa phức tạp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay chưa có thông báo chính thức và cụ thể về nguyên nhân gây nên căn bệnh vảy phấn hồng. Nhưng người ta vẫn xác định được một số yếu tố thuận lợi có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này. Đó là:

+ Sự nhiễm trùng do virus, cụ thể như chủng virus Herpes, đây được xem là thủ phạm phổ biến.

+ Các tổn thương trên da, nhiễm khuẩn, căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng của thuốc khánh sinh, thuốc sốt rét.

+ Yếu tố nghiện rượu bia, thuốc lá, lạm dụng chất kích thích,… có thể là điều kiện để bệnh phát triển.

+ Tương tự như vảy nến, bệnh vảy phấn hồng cũng có thể di truyền, tuy vậy chỉ có khoảng 2 – 3% trường hợp này.

+ Tác động của môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng, ánh nắng gắt trực tiếp, lạm dụng hóa chất thường xuyên,…

Triệu chứng bệnh

Người bị bệnh vảy phấn hồng thường có những triệu chứng như sau:

+ Các tổn thương trên da ở dạng đốm hồng có hình thoi, bầu dục hoặc tròn, men theo viền hơi nhô lên.

+ Những đốm hồng sần lên nhưng ít có vảy, đặc điểm này có thể dùng để phân biệt với bệnh vảy nến.

+ Biểu hiện thường thấy là ở trên ngực, lưng, bụng, cổ, đùi, vùng dưới cánh tay,… mỗi người khác nhau.

+ Nhiều khi triệu chứng bệnh có thể giống với viêm da đầu, nổi mề đay, giang mai,… nên cần khám kỹ.

+ Đôi khi xảy ra ngứa ngáy, tuy nhiên mức độ không nghiêm trọng, chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu.

+ Đối với trẻ sơ sinh, có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi, nhức đầu và đau họng, khóc,…

Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng tương tự, hãy đi khám bác sĩ da liễu để xác định đó có phải bệnh vảy phấn hồng không. Vì đôi khi chúng lại là biểu hiện cảnh báo những căn bệnh khác nguy hiểm hơn mà nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra hậu quả lớn. Bên cạnh đó, vảy phấn hồng để lâu sẽ thành mạn tính.

Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không, có lây không?

Theo các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu thì bệnh vảy phấn hồng có tái phát thường xuyên đối với người bệnh là trẻ sơ sinh. Bởi lúc này hệ miễn dịch của bé còn non yếu. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng những cơn ngứa và sự phát triển của chủng virus gây bệnh có thể đem đến nhiều hệ lụy.

Vảy phấn hồng tái phát nhiều lần và ngày càng dày đặc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Một khi bệnh đã thành mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian hơn đáng kể. Vì thế không nên chần chừ việc khám chữa từ những triệu chứng đầu tiên.

Về yếu tố lây truyền, các bác sĩ đưa ra câu trả lời, bệnh vảy phấn hồng không lây qua đường tiếp xúc thông thường hay là chạm vào các vết hồng trên da người bệnh. Nó chỉ xuất hiện khi cơ địa nhạy cảm và khi có những điều kiện nguyên nhân đã phân tích ở trên.

Người bệnh có thể chung sống với mọi người mà không tăng nguy cơ lây lan. Do vậy chúng ta cần biết để tránh tình trạng kỳ thị hay xa lánh không đáng có khiến họ tự ti.

Các giai đoạn phát triển của bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng phát triển qua 4 giai đoạn gồm:

Giai đoạn 1: Khởi phát

Lúc này chỉ một đốm hồng bắt đầu xuất hiện, rộng lớn, hơi nhô cao và tróc vảy trên bề mặt da. Nó được gọi là mảng hồng ban khởi phát, thường mọc ở lưng, bụng hay ngực.

Giai đoạn 2: Tiến triển

Sau vài ngày hoặc khoảng 1 tuần, có nhiều đốm nhỏ hơn xuất hiện, đường kính khoảng 0,5 – 2cm, tróc vảy. Chúng phân bố theo hình dạng cây thông, có thể gây ngứa, hay gặp ở tứ chi.

Giai đoạn 3: Màu thay đổi

Những đốm hồng sắp xếp giống hình vảy cá và có màu hồng nhưng đôi khi chúng biến thành màu xám, nâu sậm hoặc màu trắng. Nguyên nhân có thể do màu da của người bệnh.

Giai đoạn 4: Kèm theo các biểu hiện khác

Ở giai đoạn này, gần một nửa số người bị vảy phấn hồng cảm thấy có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Cụ thể như đau cổ họng, nghẹt mũi, chảy mũi, ho,…

Đôi khi có người không gặp phải những dấu hiệu của các giai đoạn kể trên, tùy cơ địa và mức độ của bệnh. Tuy nhiên nếu tham khảo các thông tin này thì bạn có thể biết chính xác bệnh vảy phấn hồng có tái phát hay không cũng như các đặc điểm của nó. Hãy chủ động tầm soát chứng bệnh này bằng cách thăm khám sớm để có biện pháp điều trị hợp lý, tránh những hệ quả không mong muốn sau này.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM