Thu gọn danh mục

Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhảy cảm, vì thế sẽ rất dễ bị tiêu chảy nếu như ăn phải vài món lạ bụng. Lúc này, các mẹ cần phải biết cách cân chỉnh lại cách chăm sóc của mình, đặc biệt phải biết bé bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì. Cụ thể ra sao, mời các mẹ cùng xem ngay hàng loạt chia sẻ hữu ích bên dưới.

BÉ BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Tình trạng tiêu chảy “hoa cà hoa cải” ở trẻ nhỏ có lẽ không còn xa lạ với các bố mẹ . Đa phần, lúc này các mẹ thường sẽ hướng đến việc lựa chọn thực đơn hợp lý để cải thiện hệ tiêu hóa của con. Vậy, trẻ đi ngoài nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Thông thường, trẻ trên 6 tháng tuổi sẽ được bố mẹ tập chế độ ăn dặm. Đây cũng là lúc hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với nhiều thực đơn khác nhau, dinh dưỡng cũng thay đổi. Vì thế, tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, các bố mẹ cũng không nên chủ quan trong việc chăm sóc con, đặc biệt cần phải chú ý lựa chọn thực đơn phù hợp.

⇒ Nhóm rau củ quả

Các mẹ nên bổ sung trong bữa ăn hằng ngày của trẻ với các loại rau củ quả như: hồng xiêm, ổi, táo, chuối, khoai tây,... Đây là những loại có giàu vitamin, khoáng chất, phốt pho, chất xơ,... Khi sử dụng đều đặn những thực phẩm này, sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hóa của trẻ, nhuận tràng, hỗ sung dinh dưỡng cần thiết.

⇒ Các loại thịt

Trẻ nhỏ là đối tượng cần phải bổ sung lượng protein đầy đủ để cơ thể phát triển. Vì thế, các bố mẹ đừng quên thêm vào khẩu phần ăn của con mình các loại thịt như: thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò,... Tốt , mẹ nên chọn cách chế biến phù hợp như ninh nhừ, luộc, hấp thay vì chiên rán dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

⇒ Sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ, chẳng hạn như sữa chua, ván sữa, men vi sinh,... Nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, mẹ có thể áp dụng những sản phẩm này để tăng cường chức năng dạ dày và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

⇒ Nhóm tinh bột

Trong bữa ăn hằng ngày của trẻ, các mẹ nên bổ sung lượng tinh bột vừa đủ, chẳng hạn như: gạo lứt, yến mạch, bánh mỳ nướng bơ,... Kèm theo đó, các mẹ có thể đa dạng thêm các loại củ quả để tăng độ hấp dẫn về mùi vị và màu sắc để thu hút trẻ hơn.

Trẻ đi ngoài không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu các món ăn tốt cho tiêu hóa của trẻ, các mẹ cũng cần phải chú ý đến một số đồ uống, thức ăn không nên áp dụng. Cụ thể:

⇒ Món ăn chiên xào

Các món ăn được chế biến theo cách chiên xào thường sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến dạ dày khó tiêu hóa và dẫn đến đi ngoài liên tục. Vì thế, các mẹ có thể chọn cách hấp, nấu, luộc các món ăn khác nhau để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

⇒ Loại thực phẩm và đồ uống có đường/ chất tạo ngọt

Có rất nhiều các món ăn, đồ uống dành cho trẻ nhỏ được làm từ đường hóa học, chất tạo ngọt, bán tràn lan tại các cửa hàng ven đường. Nếu bạn “chiều sai cách”, cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm và đồ uống như: kẹo, nước ngọt có ga, kem,... sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ.

⇒ Thực phẩm tái sống

Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng, cho trẻ em ăn các món tái sống từ thịt bò sẽ giúp bổ sung máu và tốt cho cho sức khỏe. Tuy nhiên, chính điều này lại làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, các món gỏi sống, nem chua, tiết canh, mắm tôm, rau sống,... cũng rất có hại cho sức khỏe của trẻ.

*** Lời khuyên:

Các bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn thực đơn cho trẻ, cần đặc biệt ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.

Hãy lựa chọn nguồn nước sạch để sử dụng cho việc chế biến các món ăn của trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, hãy nhớ xử lý phân, giấy vệ sinh cho thật đúng cách.

♦ Đừng nên cho trẻ sử dụng các món ăn đường phố thiếu an toàn.

♦ Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn.

Các bố mẹ cũng nên rửa sạch tay trước khi chế biến món ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh.

KHI NÀO CÁC MẸ CẦN CHO BÉ ĐI KHÁM NGAY

Không phải bất kỳ tình trạng tiêu chảy nào ở trẻ cũng có thể tự điều chỉnh bằng các món ăn hay đồ uống. Sẽ có một số trường hợp, các mẹ nên chủ động cho trẻ đi khám để được kiểm tra sức khỏe và chọn hướng điều trị tốt. Chẳng hạn:

⇒ Trẻ bị tiêu chảy lâu ngày không khỏi, dù đã điều chỉnh thực đơn khoa học.

⇒ Tình trạng tiêu chảy kèm theo sốt cao, quấy khóc, khó chịu.

⇒ Trẻ tiêu chảy, biếng ăn, sụt cân nhanh, thể trạng suy giảm.

⇒ Trong phân của trẻ có lẫn máu, dịch nhày bất thường.

⇒ Màu phân của trẻ bất thường như: đen, vàng, trắng,....

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi bị tiêu chảy. Bởi, cơ địa của trẻ thường không giống nhau. Việc uống thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thu trên thành ruột của trẻ.

Với các thông tin y tế trên, các mẹ sẽ biết bé bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì. Đồng thời, bố mẹ cũng cần phải theo dõi sát sao tình trạng đi ngoài bất thường của con để thăm khám thật sớm. Nếu muốn được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan, bạn có thể nhấp vào >Khung chat< bên dưới để được các bác sĩ giải đáp cặn kẽ hơn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM