Thu gọn danh mục

9 thông tin quan trọng có thể bạn chưa biết về tình trạng ốm nghén được chia sẻ ngay dưới đây của bài viết chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Với những bà bầu là bầu lần đầu tiên thì chắc chắn rằng bất cứ ai cũng muốn biết. Cùng tham khảo một vài chia sẻ trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

THÔNG TIN QUAN TRỌNG CẦN BIẾT VỀ ỐM NGHÉN

Có rất nhiều những vấn đề liên quan đến tình trạng nghén trong thời kỳ mang thai mà có thể chị em vẫn chưa hiểu rõ.

1. Thế nào là ốm nghén?

Ở đây ốm nghén chính là tình trạng mà bà bầu thấy cơ thể khó chịu, bị đầy hơi ở bụng và tình trạng này xuất hiện vài lần trong một ngày. Nó là dấu hiệu biểu hiện cho tình trạng thai ở giai đoạn đầu.

Tình trạng nghén không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của thai phụ từ công việc cho đến những sinh hoạt bình thường.

2. Khi nào thai phụ bị nghén?

Với những chị em phụ nữ đang mong muốn mang thai rất hay thắc mắc về thời điểm nghén. Thực chất thì triệu chứng nghén này sẽ bắt đầu vào tuần thứ 9 thai kỳ. Với hầu hết phụ nữ thì nghén sau tuần 14 mang thai thì sẽ hết. Tuy nhiên vẫn có một số sản phụ lại nghén nặng kéo dài khoảng vài tuần hay vài tháng. Đặc biệt có những trường hợp thì nghén còn kéo dài suốt cả thai kỳ.

Ốm nghén xảy ra khi mang thai

Ốm nghén xảy ra khi mang thai

3. Nghén nặng và nghén nhẹ là như thế nào?

Có một số thai phụ khi mang thai thì chỉ cảm thấy hơi buồn nôn thoáng qua một hay hai lần trong ngày. Và đó là nghén nhẹ. Nhưng vẫn có trường hợp thai phụ bị buồn nôn kéo dài vài giờ và nôn ói xảy ra một cách thường xuyên. Đây chính là tình trạng ốm nghén nặng và khiến cho thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi khó chịu.

4. Hội chứng nôn nghén là sao?

Hội chứng nôn nghén chính là tình trạng nghén nặng trong thai kỳ, tỷ lệ xảy ra chiếm khoảng 3%. Phụ nữ được chẩn đoán bị nôn nghén nếu trọng lượng cơ thể trước sinh giảm 5% và đồng thời còn bị mất nước nghiêm trọng. Do vậy nếu gặp phải tình trạng này thì bà bầu cần được điều trị để ngăn chặn và cân bằng nước, điện giải. Thậm chí nhiều sản phụ còn phải nhập viện theo dõi nếu ốm nghén quá nặng.

5. Yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng là gì?

Có một số yếu tố gây tăng nguy cơ bị ốm nghén nặng khi mang thai đó là: Mang đa thai, từng bị ốm nghén trong các lần mang thai trước đó, mẹ hoặc là chị em gái thai phụ cũng bị ốm nghén nặng khi mang thai, từng bị say tàu xe hay đau nửa đầu, mang thai con gái…

6. Vậy nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Như đã đề cập ở trên thì ở đây nghén thường sẽ không gây hại đến sức khỏe thai nhi cũng như thai phụ. Nhưng sản phẩm lưu ý nên tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước, điện giải nhằm tránh mất nước hoặc giảm cân quá mức gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau sinh. Ngoài ra mất nước quá mức sẽ gây ra rối loạn tuyến giáp, gan cùng nước ối.

Ốm nghén gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống

Ốm nghén gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống

7. Khi nào cần điều trị nghén?

Nếu như người mẹ liên tục bị buồn nôn, nôn mửa khi mang thai thì có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Do vậy các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên sớm điều trị tình trạng nghén để nó không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

8. Cần phải làm sao khi bị nghén

Để có thể giảm thiểu được tình trạng nghén thì mẹ bầu có thể thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống như sau: Bổ sung vitamin tổng hợp cho mình, buổi sáng trước khi ra khỏi giường nên ăn nhẹ cùng bánh mì khô hoặc là bánh quy, nên uống nước nhiều lần, tránh tiếp xúc với những mùi khó chịu, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, nên dùng trà gừng, kẹo gừng…

9. Thuốc nào trị được ốm nghén?

Nếu như chế độ ăn uống cùng lối sống không giải quyết được triệu chứng của tình trạng nghén hoặc bị nghén nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc trong việc điều trị với thuốc như sau:

+ Vitamin B6 và Doxylamine: Với vitamin B6 thì đây là thuốc điều trị không cần phải kê đơn và nó được ưu tiên dùng trước. Còn Doxylamine chính là hoạt chất thường có trong thuốc ngủ không kê đơn được bổ sung kèm vitamin B6 nếu như dùng vitamin B6 không giảm nghén được. Cả 2 loại này đều không ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

+ Thuốc chống nôn: Có nhiều loại thuốc chống nôn mang lại sự an toàn cho thai kỳ. Nhưng tùy vào tình trạng nghén của sản phụ mà bác sĩ chọn lựa thuốc điều trị sao cho phù hợp.

Nếu nghén quá nặng cần phải điều trị

Nếu nghén quá nặng cần phải điều trị

Chia sẻ thêm từ chuyên gia:

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ nghén được xem là biểu hiện bình thường của thai phụ nhưng chị em không nên xem thường. Vì thực tế vẫn có nhiều tình trạng nghén gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi và thai phụ khi không được điều trị đúng cách. Nếu nghén nặng còn gây ngộ độc nguy hiểm đặc biệt với thai phụ mang đa thai, mắc tiểu đường thai kỳ, bị huyết áp cao, tiền sử bị tim hay béo phì… Do vậy thai phụ nên thăm khám nếu thấy bản thân bị ốm nghén quá nặng để được bác sĩ hỗ trợ.

Thông qua phần chia sẻ của bài viết trên chúng tôi hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ốm nghén. Mọi câu hỏi liên quan đến nghén và các vấn đề khác của thai kỳ cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của Hoàn Cầu ngay!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM