Thu gọn danh mục

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin là loại vitamin cần thiết cho cơ thể và tốt cho sức khỏe, nhưng thuốc phải được sử dụng đúng cách mới đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong bài viết sau, các chuyên gia sẽ tổng hợp các thông tin về cách dùng, liều dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng Vitamin B1… để người bệnh có thể tham khảo và sử dụng thuốc đúng cách.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn đang tìm hiểu cách dùng và liều dùng của Vitamin B1

>>> Click [chat] để được chuyên gia cung cấp nhiều thông tin bổ ích

Thông tin cần biết về viên uống bổ sung Vitamin B1

Vitamin B1 là gì? thành phần và công dụng 

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin là loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin B1 thường có trong các loại thực phẩm như: thịt, ngũ cốc, các loại hạt… Vitamin B1 có thể chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thông tin cơ bản của thuốc Vitamin B1

Tên thuốc: Vitamin B1

Tên khác: Thiamin

Tên biệt dược: Thiamin B1 250g

Nhóm thuốc: Vitamin và Khoáng chất

Dạng bào chế: Viên nén (hàm lượng 50mg, 100mg, 250mg), viên nang (hàm lượng 50mg), dung dịch tiêm (hàm lượng 100mg/ ml)

Vitamin B1 còn có thể có các dạng bào chế, hàm lượng chưa được đề cập bên trên, người dùng có thể trao đổi thêm với bác sĩ, dược sĩ để biết đầy đủ các dạng bào chế và hàm lượng của Vitamin B1.

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin là loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin là loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Xem thêm về các loại thuốc: https://dakhoahoancautphcm.vn/dia-chi-kham-benh---thuoc-dieu-tri-270

Chỉ định của thuốc Vitamin B1

Vitamin B1 thường được sử dụng trong những trường hợp sau:Xem thêm về các loại thuốc

Phòng ngừa thiếu hụt Vitamin B1, mất trí nhớ (có thể được dùng để hỗ trợ điều trị Alzheimer), duy trì khả năng học tập và làm việc.

► Điều trị các bệnh lý do thiếu hụt Vitamin B1 như: Beriberi, viêm dây thần kinh.

► Hỗ trợ điều trị AIDS, các bệnh lý suy giảm miễn dịch, kém ăn, tiêu chảy kéo dài và viêm loét đại tràng.

► Được dùng cho những trường hợp nghiện rượu hay mắc bệnh như: tiểu đường, bệnh tim, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bị hội chứng tiểu não.

► Phòng ung thư cổ tử cung và biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chống chỉ định với Vitamin B1

Vitamin B1 không được chỉ định sử dụng trong những trường hợp dưới đây:

► Thuốc chống chỉ định với người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, có tiền sử dị ứng với những loại thực phẩm hoặc thuốc có chứa Vitamin B1.

► Do đó để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Vitamin B1 trong điều trị bệnh, các bệnh nhân nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng với bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng thuốc. Nếu nhận thấy có thể phát sinh nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác thay thể Vitamin B1.

Liều dùng, cách dùng và bảo quản thuốc Vitamin B1

Cách sử dụng Vitamin B1

Sử dụng Vitamin B1 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn in trên bao bì. Người bệnh không được phép thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều lượng sử dụng.

► Với Vitamin B1 dạng viên nén hay viên nang, người bệnh nên uống thuốc trực tiếp với nước lọc, không nên bẻ hay nghiền nát thuốc vì có thể làm tăng hàm lượng thuốc được cơ thể hấp thu, từ đó gây ra những phản ứng không mong muốn.

► Với Vitamin B1 dạng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, người bệnh không được tự ý sử dụng. Bên cạnh đo việc tiêm Vitamin B1 phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế lành nghề để đảm bảo an toàn.

Liều dùng Vitamin B1

Liều dùng của Vitamin B1 khá đa dạng, thường phụ thuộc vào triệu chứng, mục đích điều trị, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần thăm khám và dùng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định.

Dưới đây là một số liều dùng tham khảo của Vitamin B1 (chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho những chỉ dẫn từ nhân viên y tế):

Vitamin B1 có thể dùng ở dạng uống hoặc dạng tiêm

Vitamin B1 có thể dùng ở dạng uống hoặc dạng tiêm

Liều dùng Vitamin B1 cho người trưởng thành

Điều trị bệnh Beriberi: Tiêm bắp 10 – 20mg/ lần, 1 ngày tiêm 3 lần. Kết hợp Vitamin B1 dạng uống trong 30 ngày, với liều lượng 5 – 10mg/ ngày.

♦ Điều trị suy cơ tim: Tiêm tĩnh mạch, liều lượng và tần suất tiêm Vitamin B1 được chỉ định bởi nhân viên y tế.

♦ Thiếu hụt Vitamin B1: Tiêm tĩnh mạch, liều lượng và tần suất tiêm Vitamin B1 được chỉ định bởi nhân viên y tế.

♦ Bổ sung Vitamin B1: Dạng thuốc uống với liều lương từ 50 – 100mg/ lần, ngày/ 1 lần; uống thuốc theo thời gian được bác sĩ chỉ định.

♦ Hỗ trợ điều trị bệnh não: Tiêm tĩnh mạch 100mg ở liều đầu tiên, các liều tiếp theo có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng từ 50 – 100mg.

Liều dùng Vitamin B1 cho trẻ em

♦ Điều trị bệnh Beriberi: Trường hợp bệnh nghiêm trọng, sử dụng Vitamin B1 dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp khoảng 10 – 25mg/ ngày.

Hoặc Vitamin B1 dạng uống 10 – 50mg/ ngày và dùng trong 2 tuần, sau đó duy trì ở liều lượng 5 – 10mg/ ngày và dùng trong khoảng 30 ngày.

♦ Thiếu hụt Vitamin B1: Tiêm Vitamin B1 qua tĩnh mạch, liều lượng và tần suất tiêm được chỉ định bởi nhân viên y tế.

♦ Bổ sung Vitamin B1: Trẻ nhỏ uống từ 0.5 – 1mg/ lần và uống 1 lần trong ngày, trẻ sơ sinh uống từ 0.3 – 0.5mg/ lần và uống 1 lần trong ngày.

Các bậc phụ huynh cần theo sát quá trình uống thuốc của trẻ, để phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra như: trẻ uống thuốc sai cách, thiếu liều, quá liều.

Cho trẻ uống Vitamin B1 theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Cho trẻ uống Vitamin B1 theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Liều dùng Vitamin B1 cho phụ nữ mang thai trong điều trị viêm dây thần kinh

♦ Sử dụng Vitamin B1 dạng tiêm đường tĩnh mạch khoảng 5 – 10mg/ ngày

♦ Không sử dụng Vitamin B1 dạng uống cho trường hợp này.

Nếu người bệnh nhận thấy liều dùng không đáp ứng được các triệu chứng của bệnh, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc.

Cách bảo quản Vitamin B1

Cần bảo quản Vitamin B1 đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc. Cách bảo quản Vitamin B1 bao gồm:

► Bảo quản Vitamin B1 ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

► Không để thuốc Vitamin B1 trong tầm tay của trẻ nhỏ hay gần thú nuôi.

► Khi nhận thấy thuốc Vitamin B1 có dấu hiệu hư hại, đổi màu hoặc biến chất; người bệnh không nên tiếp tục sử dụng. Bởi vì lúc này thuốc không chỉ mất tác dụng mà còn có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm.

► Khi thuốc quá hạn sử dụng, người bệnh có thể tham khảo thông tin in trên bao bì để biết cách xử lý an toàn, không vứt thuốc đã hết hạn bừa bãi.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Vitamin B1 có tác dụng gì, được sử dụng trong trường hợp nào?

>>> Click [chat] để được giải đáp cụ thể, nhanh chóng, miễn phí

Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Vitamin B1

Thận trọng khi dùng thuốc Vitamin B1

Hiện nay, vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác dụng không mong muốn của Vitamin B1 đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, những trường hợp này cũng không nên tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

► Vitamin B1 thải trừ hết qua thận, do đó nếu người bệnh có vấn đề liên quan đến thận thì nên trình bày với bác sĩ để được cân nhắc liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ khi sử dụng Vitamin B1

Bên cạnh nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, Vitamin B1 cũng có có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vitamin B1 dạng uống thường lành tính, nên hầu hết các tác dụng phụ đều phát sinh khi sử dụng Vitamin B1 ở dạng tiêm:

► Vitamin B1 thường gây ra những tác dụng phụ như: Ho, khó nuốt, thở khò khè, khó thở, nổi mề đay, ngứa da, sưng mặt – môi – mí mắt…

► Một số phản ứng quá mẫn cảm với thuốc như: Nóng người, ngứa ngáy, nổi mề đay, đổ mồ hôi bất thường, buồn nôn, bồn chồn, tím tái, phù mạch, nghẹt họng, xuất huyết tiêu hóa…

► Một số trường hợp dùng Vitamin B1 dạng tiêm nhiều lần có thể bị sốc phản vệ. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đe dọa tính mạng người bệnh

Nếu phát sinh tác dụng phụ khi dùng Vitamin B1, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý. Không nên tự ý dùng thuốc để loại bỏ các triệu chứng không mong muốn do tác dụng phụ gây ra.

Ngứa ngáy, nổi mề đay là một trong những tác dụng phụ của Vitamin B1

Ngứa ngáy, nổi mề đay là một trong những tác dụng phụ của Vitamin B1

Tương tác thuốc Vitamin B1

► Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của Vitamin B1, khiến thuốc bị giảm tác dụng hoặc phát sinh ra những phản ứng phụ không mong muốn.

► Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về các loại thuốc có khả năng tương tác với Vitamin B1. Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng để được đánh giá về tương tác có thể xảy ra.

Xử lý khi dùng Vitamin B1 quá liều hay thiếu liều

Dùng thuốc Vitamin B1 theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định rất quan trọng, vừa đảm bảo hiệu quả và phòng ngừa rủi ro. Nếu dùng thuốc quá liều hay thiếu liều, người bệnh có thể xử lý theo các cách sau:

► Thiếu liều: Nếu nếu quên uống 1 liều, nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu sắp đến thời gian của liều kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều lượng để bù cho liều đã thiếu.

► Quá liều: Sử dụng Vitamin B1 quá một liều thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây sốc phản vệ. Lúc này, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cách xử lý hiệu quả.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Theo chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, việc tự ý dùng thuốc dù chỉ là vitamin như Vitamin B1 vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Bởi vì bất kỳ loại thuốc nào cũng có liều dùng và cách dùng khác nhau, đồng thời liều dùng của Vitamin B1 còn phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng bệnh cụ thể.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi dùng Vitamin B1 người bệnh nên đến các phòng khám, cơ sở y tế để thăm khám, dùng thuốc theo đúng cách và liều lượng bác sĩ chỉ định.

Bài viết trên là những chia sẻ về thuốc Vitamin B1, hi vọng sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết về loại thuốc này. Nếu còn có thắc mắc gì khác cần được giải đáp, bệnh nhân hãy liên hệ ngay với phòng khám chúng tôi qua hotline 028 3923 9999 hoặc click vào bảng chat online bên dưới để được hỗ trợ 24/24.

Xem họ đã nói về chúng tôi: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-trao-suc-khoe-van-niem-tin-c683a1125999.html

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM