Thu gọn danh mục

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng chống buồn nôn trong đó có thể kể đến thuốc Vincomid. Với bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả Vincomid nếu sử dụng không đúng cách người dùng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, bài viết này xin giới thiệu đến người dùng những thông tin về thuốc Vincomid: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cùng tham khảo nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn cần được tư vấn về việc sử dụng thuốc đúng cách

>>> Click [chat] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và miễn phí

Thông tin của thuốc Vincomid

Thành phần của thuốc Vincomid

Vincomid thường được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa như: Rối loạn nhu động ruột - dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, một số dạng buồn nôn và nôn… Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Vincomid:

Thành phần chính: Metoclopramid hydroclorid với hàm lượng 10mg trong 1 ống

♦ Tên hoạt chất: Metoclopramid

♦ Tên biệt dược: Eminil, Primperan, Siutamid Injection…

♦ Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa

♦ Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

♦ Đóng gói: Hộp 12 ống, mỗi ống 2ml

Thuốc Vincomid – loại thuốc có tác dụng chống buồn nôn

Thuốc Vincomid – loại thuốc có tác dụng chống buồn nôn

Công dụng/ chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vincomid

Tác dụng của thuốc Vincomid

Thành phần Metoclopramid hydroclorid thuộc nhóm thuốc an thần kinh có tác động đối kháng với thụ thể dopamine, có tác dụng:

♦ Làm tăng nhụ động của tá tràng, hỗng tráng và hang vị, đồng thời giảm độ dãn phần trên của dạ dày. Từ đó giúp làm rỗng dạ dày nhanh, giảm thiểu tình tràng trào ngược dạ dày - thực quản.

♦ Ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, chống nôn do ức chế các thụ thể dopaminergic.

Chỉ định của thuốc Vincomid

♦ Dùng trong trường hợp người bệnh buồn nôn và nôn do đau nửa đầu, nôn sau phẫu thuật, hay do điều trị ung thư bằng hóa chất gây nôn.

♦ Điều trị chứng khó tiêu do rối loạn nhu động ruột – dạ dày, ứ đọng dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

♦ Giúp thủ thuật làm rỗng dạ dày nhanh và đặt ống thông vào ruột dễ dàng hơn trong kỹ thuật chụp X – Quang đường tiêu hóa.

Chống chỉ định với thuốc Vincomid

Thuốc Vincomid chống chỉ định với người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Thuốc Vincomid chống chỉ định với người bị xuất huyết đường tiêu hóa

Vui lòng không sử dụng thuốc Vincomid trong những trường hợp sau:

♦ Không sử dụng thuốc Vincomid cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

♦ Chống chỉ định dùng thuốc Vincomid cho những bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa, tắc hay thủng đường tiêu hóa.

Xem thêm về các loại thuốc: https://dakhoahoancautphcm.vn/dia-chi-kham-benh---thuoc-dieu-tri-270

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Liều dùng, cách dùng và bảo quản thuốc Vincomid

Liều dùng của thuốc Vincomid

Tùy vào đối tượng sử dụng và mục đích điều trị mà các bác sĩ, dược sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc với liều lượng thích hợp. Thông thường, thuốc Vincomid sẽ được sử dụng với liều lượng như nhau:

Người bệnh trên 19 tuổi: Mỗi lần dùng 1 ống để tiêm vào tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp. Lần tiêm tiếp theo cách lần tiêm đầu 8 tiếng.

Người bệnh từ 15 – 19 tuổi: Liều lượng thuốc được chỉ định dựa vào cân nặng.

Cân nặng từ 30 – 60 kg: 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 5mg.

♦ Cân nặng trên 60kg: 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 10mg.

Trẻ dưới 15 tuổi: Liều dùng của thuốc sẽ thay đổi theo cân nặng, tuy nhiên không được dùng thuốc Vincomid quá 0,5 mg/kg/ngày.

Liều dùng để chụp X-Quang đường tiêu hóa: 1 – 2 ống/ lần, dùng trước khi chụp X-Quang 10 phút.

Liều dùng dành cho người bị suy thận: 1/2 liều dùng bình thường nếu độ thanh thải Creatinin thấp hơn 40mL/phút.

Thuốc Vincomid được sử dụng bằng cách tiêm truyền

Thuốc Vincomid được sử dụng bằng cách tiêm truyền

Cách sử dụng thuốc Vincomid hiệu quả

Thuốc Vincomid được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm nên được sử dụng bằng đường tiêm truyền, có thể tiêm bắp (IM) hoặc tiêm tĩnh mạch (IV). Không được phép dùng thuốc Vincomid dạng tiêm bằng đường uống.

► Trong thời gian dùng thuốc Vincomid, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được phép tự ý điều chỉnh, tăng hay giảm liều lượng thuốc.

► Với trường hợp bị suy gan, suy thận cần phải dùng thuốc Vincomid thì phải thông báo với bác sĩ để được giảm liều lượng thuốc.

Cách quả quản thuốc Vincomid

► Để thuốc Vincomid xa tầm tay của trẻ em cũng như vật nuôi.

► Bảo quản thuốc Vincomid ở nhiệt độ phòng, không bảo quản thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Vincomid

Thận trọng khi dùng thuốc Vincomid

Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tích cực, người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc Vincomid. Cụ thể:

Thận trọng khi sử dụng thuốc Vincomid cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Loại thuốc này chỉ được dùng khi thật sự cần thiết. Tốt hơn hết, những trường hợp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

► Thận trọng khi sử dụng thuốc Vincomid khi điều trị bệnh cho trẻ em và người lớn tuổi.

► Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị hen, xơ gan, cao huyết áp, suy tim, suy giảm chức năng thận.

► Không được tự ý dùng thuốc Vincomid mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ

Thuốc Vincomid có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, lo lắng

Thuốc Vincomid có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, lo lắng

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Vincomid

Khi điều trị bệnh bằng thuốc Vincomid, ngoài những công dụng thì người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

► Lo lắng, mệt mỏi, ngủ gật, bồn chồn…

► Rối loạn chức năng vận động muộn khi điều trị bệnh bằng thuốc Vincomid trong thời gian dài.

Lưu ý: Nếu người bệnh gặp phải những tác dụng không mong muốn kể trên hay bất kỳ biểu hiện bất thường nghi ngờ là do dùng Vincomid thì nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và hướng dẫn cách xử trí kịp thời.

Tương tác của thuốc Vincomid

Việc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm giảm tác dụng hoặc tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do tương tác thuốc. Do đó để tránh tương tác thuốc trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Vincomid, người bệnh cần chú ý:

► Liệt kê tên các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược, chế phế dược, vitamin… đang sử dụng để bác sĩ biết và tư vấn biện pháp phòng ngừa tương tác thuốc hiệu quả.

► Thuốc Vincomid có thể tương tác với rượu bia, nên trong thời gian tiêm thuốc Vincomid người bệnh không nên uống rượu bia.

Lời khuyên

Theo chia sẻ từ các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh hay các loại thực phẩm chức năng thì người bệnh cần phải biết tình trạng sức khỏe của bản thân.

Vì thế, thay vì tự ý dùng thuốc Vincomid, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám. Bên cạnh đó, thuốc Vincomid là thuốc dạng tiêm nên việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế lành nghề để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.

Xem họ đã nói về chúng tôi: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-trao-suc-khoe-van-niem-tin-c683a1125999.html

Bài viết trên là những thông tin chia sẻ về thuốc Vincomid, công dụng, liều dùng cũng như một số tác dụng phụ của thuốc. Nếu bệnh nhân còn có thắc mắc gì khác thì có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng chat online bên dưới để được chuyên gia giải đáp ngay.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM