Thu gọn danh mục

Cơ thể nóng, người bị bốc hỏa lên đầu, lên mặt, bốc hỏa đổ mồ hôi… là triệu chứng rất nhiều người gặp phải, nhưng lại có rất ít người hiểu rõ về triệu chứng cũng như cách khắc phục chứng bốc hỏa. Vậy triệu chứng nhận biết bốc hỏa là gì? Bị bốc hoả uống thuốc gì? bài viết dưới đây sẽ có những thông tin giải đáp cụ thể, cùng theo dõi ngay

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỐC HỎA LÀ GÌ?

Bốc hỏa là tình trạng thường gặp, có liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau, và hơn 55% hiện tượng bốc hỏa gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Bên cạnh đó, bốc hỏa cũng có thể gặp ở nam giới và phụ nữ trẻ tuổi.

Khái niệm bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là tình trạng mà cơ thể có cảm giác nóng lên đột ngột, có thể bắt đầu với cảm giác bốc hỏa ở mặt và đổ mồ hôi; sau đó lan ra các vị trí khác nhau. Một số trường hợp bốc hỏa sẽ còn kèm theo nhịp tim đập nhanh hoặc cảm giác ớn lạnh. Đa phần bốc hỏa xảy ra khi bạn đang ngủ, dẫn đến giật mình giữa chừng do cơ thể thấm ướt mồ hôi, mất ngủ.

Thực chất, bốc hỏa không phải là bệnh mà đây là triệu chứng liên quan tới bệnh lý trong cơ thể hoặc sự thay sự nồng độ nội tiết tố, estrogen (ở nữ giới) và testosterone ở nam giới. Tuy nhiên nhìn chung thì chưa xác định chính xác nguyên nhân cụ thể.

Triệu chứng nhận biết bốc hỏa ở nam và nữ giới

Biểu hiện của tình trạng bốc hỏa khá đa dạng có thể là bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đổ mồ hôi hoặc bốc hỏa tức thời. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể.

► Bốc hoả tức thời: Triệu chứng xuất hiện đột ngột, cơn nóng phừng phừng bắt đầu từ bụng rồi di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể rất khó kiểm soát. Lúc này, người bệnh nên nhanh chóng uống một cốc nước lạnh để đánh lừa cảm giác bốc hỏa đang kéo đến.

► Bốc hoả đổ mồ hôi: Đây là triệu chứng khó chịu , thường diễn ra vào ban đêm. Khi bị bốc hỏa, các lỗ chân lông giãn nở ra, tuyến mồ hôi lúc này “bật” cơ chế làm mát bằng cách tiết nhiều mô hôi, nhưng cơ thể vẫn không thể họa hỏa được, dẫn tới nóng ran và cực kì khó chịu.

► Bốc hoả lên mặt: Mặt là vùng da mỏng, nhạy cảm hơn các vùng da khác nhưng lại chứa rất nhiều dây thần kinh. Do đó, mà khi cơn nóng ập đến nhanh, cường độ cao sẽ thấy mặt nóng ran và đỏ bừng tưởng chừng như đang bị “xông hơi” cục bộ. Nhiều người lúc này đã cố gắng làm mát bằng cách rửa mặt hoặc đắp khăn mát lên để cơn nóng đi qua.

► Bốc hoả lên đầu: Cơn bốc hỏa đột ngột, nóng bừng bừng sẽ khiến đầu bạn nóng như ấm nước đang sôi, tai và gáy nóng ran, tóc có thể dựng ngược… khiến bạn chỉ muốn đi tắm, gội đầu ngay lúc này. Nhưng điều này là không nên, lỗ chân lông đang giãn to, rất dễ bị nhiễm lạnh gây đau đầu, cảm lạnh, mệt mỏi. Do đó, chỉ nên uống một cốc nước lạnh cho cảm giác nóng được xoa dịu.

Bốc hỏa kéo dài trong bao lâu?

Bốc hỏa thường xuất hiện đột ngột, cường độ cũng thay đổi, không cố định; mỗi người lại có tần số bốc hỏa khác nhau. Có người tình trạng này diễn ra liên tục, rất khó chịu; nhưng có người thì thỉnh thoảng mới xảy ra.​

- Ở phụ nữ, tình trạng bốc hỏa có thể kéo dài trung bình khoảng 3-7 phút, tùy từng người; và gặp nhiều hơn ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và kéo dài tới hàng chục năm sau đó. Tuy nhiên, số liệu trung bình cho thấy có khoảng 80% phụ nữ bị bốc hỏa, và thời gian kéo dài trung bình là khoảng 7 năm.

 Ở nam giới, thời gian bốc hỏa thường ngắn hơn phụ nữ (kéo dài khoảng 2-3 phút) và số lần xuất hiện bốc hoả cúng ít hơn. Nhưng thực tế độ khó chịu và độ phiền phức mà bốc hoả mang lại thì như nhau.

⇒ Bốc hỏa nhìn chung rất khó chịu và mệt mỏi, nếu xảy ra vào ban ngày sẽ gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc; nếu xảy ra vào ban đêm sẽ khiến bạn mất ngủ, thấm đẫm mồ hôi; thậm chí nhiều trường hợp bốc hỏa kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

BỊ BỐC HOẢ UỐNG THUỐC GÌ HIỆU QUẢ?

Để biết bốc hỏa uống thuốc gì? đầu tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bốc hỏa thông qua việc thăm khám tại cơ sở uy tín. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bốc hỏa có liên quan đến nội tiết tố, các bệnh lý nhiễm virus, nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khách quan khác như: căng thẳng, stress kéo dài, thừa cân, béo phì; ăn đồ cay nóng, chứa cồn hoặc nhiều gia vị…

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn phương pháp khắc phục phù hợp; tránh ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe dài lâu, đời sống tình dục vợ chồng.

Điều trị bốc hoả bằng Tây y

- Nếu kiểm tra nam khoa/phụ khoa thông qua xét nghiệm nội tiết tố cho thấy bốc hỏa xuất phát từ nguyên nhân này có thể xem xét điều trị bằng biện pháp bổ sung hormone Estrogen ở nữ giới và Testosterone ở nam giới. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, thăm khám để theo dõi định kỳ.

- Đối với phụ nữ bị mãn kinh bị bốc hỏa và khô âm đạo, bác sĩ có thể can thiệp liệu trình điều trị riêng dựa trên cơ địa từng người, dùng thuốc theo chỉ định sau thăm khám.

- Nếu bạn không phù hợp điều trị bằng liệu pháp hormone bác sĩ có thể điều trị thay thế khác để giác tác động do chứng bốc hỏa gây ra, dưới đây là một loại thuốc kê đơn:

  • Thuốc dành riêng cho các cơn bốc hỏa: Britorelle (paroxetine); Duavee (estrogen / bazedoxifene liên hợp)

  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp: fluoxetine, paroxetine hoặc Venlafaxine

  • Các loại thuốc khác: Clonidine (Thuốc huyết áp); Gabapentin (thuốc chống động kinh); Avodart (thuốc chữa phì đại tiền liệt tuyến)

  • Ngoài ra, các loại vitamin B, vitamin E và ibuprofen phức tạp có thể được điều trị hỗ trợ.

**Lưu ý: Bệnh nhân cần thăm khám, được bác sĩ chẩn đoán bệnh, kê đơn dùng thuốc và tuân thủ chỉ định điều trị. Tuyệt đối không được tự ý tăng/giảm liều hoặc bổ sung thêm các loại thuốc điều trị khác vào đơn thuốc.

Điều trị bốc hoả bằng Đông y

Nhiều người cho rằng bốc hỏa là do nóng trong người hoặc sự mất cân bằng nội tiết tìm đến các loại thuốc đông y để khắc phục tình trạng này.

Một số thang thuốc được cắt riêng theo toa thầy thuốc; kết hợp các loại thảo dược khác nhau nhằm làm lưu thông khí huyết, sản sinh nội tiết tố, thanh nhiệt, giải độc… cũng đem đến hiệu quả, nhưng thời gian điều trị kéo dài và bệnh nhân cần kiên trì.

Bên cạnh đó, chị em có thể bổ sung estrogen thảo dược chiết xuất từ tự nhiên như: tinh chất mầm đậu nành, collagen, bột cần tây, Cao thăng ma, Cao dương quy, và các loại thảo dược khác… với mục đích cân bằng nội tiết tố nữ, làm đẹp da,..

**Lưu ý: Đối với các loại thực phẩm chức năng này, để an toàn chị em cũng cần hỏi thêm ý kiến của chuyên gia phụ khoa nếu có ý định sử dụng.

Thay đổi sinh hoạt, lối sống

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ, thì chuyên gia nam phụ khoa – Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cũng khuyên người bị bốc hỏa nên thay đổi và cân bằng lối sống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ việc chữa trị hiệu quả hơn:

++ Nên lựa chọn trang phục thoáng mát, đắp chăn mỏng và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

++ Uống đủ nước (khoảng 1.5 – 2l mỗi ngày); ăn những thực phẩm thanh mát, giàu hàm lượng vitamin và chất xơ, đảm bảo lượng protein mỗi ngày.

++ Hạn chế ăn mặn, đồ ăn cay, nóng và thức ăn chứa nhièu dầu mỡ; tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…

++ Tăng cường tập thể dục, thiền, yoga, vận động nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể dẻo dai hơn.

++ Quan trọng , hãy thực hiện thăm khám phụ khoa – khám nam khoa định kỳ, khám tiền mãn kinh.,.. để phát hiện những vấn đề trong cơ thể, chữa trị kịp thời.

Trên đây là những giải đáp cụ thể liên quan đến chứng bốc hỏa nên uống thuốc gì? nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu đăng ký khám sức khỏe nam/phụ khoa hãy Nhấn vào bảng chat hoặc gọi tới số 028 3923 9999 để được tư vấn cụ thể.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM