Thu gọn danh mục

Viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ là vấn đề nhức nhói ở người bệnh. Cần dùng thuốc gì cho hiệu quả và an toàn, đặc biệt dùng được mọi đối tượng? Bài viết [Tổng hợp] Thuốc chữa viêm tiết niệu với mọi đối tượng sẽ giúp người đọc giải đáp các thông tin tổng quan về khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cùng thuốc điều trị phù hợp.

Tổng quan thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Hệ tiết niệu (hay đường tiết niệu) ở người

Cụ thể gồm các bộ phận sau:

+ Hai quả thận trái và phải.

+ Hai ống niệu quản tương ứng thận.

+ Bàng quang.

+ Niệu đạo.

Riêng ở nam giới sẽ có thêm tuyến tiền liệt nằm ở giữa bằng bàng quang và niệu đạo, với chức năng giúp hỗ trợ xuất tinh.

Thông tin cơ bản về đường tiết niệu

Nước tiểu hình thành như thế nào?

Các chất cần thải ra khỏi cơ thể, mà ở dạng lỏng, theo máu đến thận. Tại thận, máu cùng chất điện giải và các hoạt chất chuyển hóa đạm được lọc ra, từ đó hình thành nước tiểu. Nước tiểu qua ống niệu quản sẽ dần cô đặc, trữ lại ở bàng quang chờ đào thải ra ngoài cơ thể.

Ở điều kiện bình thường, nước tiểu là một dạng vô trùng.

Viêm đường tiết niệu

+ Là sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn vào hệ tiết niệu, tại bất kì vị trí nào từ thận đến niệu đạo.

+ Đa số viêm nhiễm đường tiết niệu diễn ra từ bàng quang đến niệu đạo.

+ Tỉ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân nữ cao hơn. Vì cấu tạo ở niệu đạo ngắn, dễ bị viêm nhiễm ở vi trùng bên ngoài.

+ Khi xét nghiệm nước tiểu, ở người bệnh sẽ xuất hiện các loại vi trùng.

Phân nhóm các loại viêm nhiễm tiết niệu

Theo mức độ tái phát

+ Viêm đường tiết niệu riêng lẻ: bị lần đầu hoặc tái lại sau 06 tháng kể từ lần bị gần , cùng một chủng gây bệnh.

+ Viêm đường tiết niệu tái đi tái lại:

>> Dạng tái phát: sau 02 tuần ngừng kháng sinh thì bị bệnh lại, cùng chủng gây bệnh.

>> Dạng tái nhiễm: sau thời gian dài ngừng kháng sinh thì bệnh lại, khác chủng gây bệnh lần đầu.

Theo tình trạng diễn biến

+ Viêm tiết niệu cấp: chỉ một cơ quan trong đường tiết niệu bị nhiễm trùng, không biến chứng hay lây lan, không tái phát nếu điều trị đúng phương pháp.

+ Viêm tiết niệu mãn: do viêm tiết niệu cấp mà không được điều trị, không có dấu hiệu cụ thể. Thường dễ tái lại nhiều lần ở người bệnh.

+ Nhiễm khuẩn niệu: có hoặc không có dấu hiệu nhận biết. Cần xét nghiệm nước tiểu để phát hiện dựa vào mức độ vi sinh vật, sinh hóa, tế bào,...

Theo vị trí cơ quan viêm nhiễm

+ Viêm tiết niệu trên: xảy ra ở thận và niệu quản.

+ Viêm tiết niệu dưới: xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.

Vì sao người bệnh lại bị viêm ở tiết niệu?

4 con đường lây nhiễm vi trùng

+ Nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng.

+ Nhiễm trùng tiết niệu đường máu.

+ Nhiễm trùng đường bạch huyết.

+ Nhiễm trùng do lây lan từ cơ quan khác.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu

+ Do quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm vi khuẩn E. Coli, lậu hoặc giang mai.

+ Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không dùng đúng cách.

+ Do biến chứng từ bệnh ở tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận.

+ Do niệu đạo có triệu chứng bệnh, dị ứng với chất lạ, hoặc chấn thương do tai nạn.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết bị viêm ở tiết niệu

+ Tiểu buốt, tiểu rát, đặc biệt tiểu nhiều vào ban đêm.

+ Đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới.

+ Có biểu sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn.

+ Có thể nổi hạch ở bẹn, sưng to ở miệng sáo với nam giới.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

+ Với tình trạng ngược dòng từ dưới lên, viêm có thể lây lan đến ống niệu quản và thận.

+ Lây lan sang các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hiếm muộn ở cả nam và nữ:

>> Nam giới: tiền liệt tuyến, túi tinh, mào tinh,...

>> Nữ giới: vùng chậu.

Điểm danh thuốc chữa viêm tiết niệu vô cùng hiệu quả

Tùy vào mức độ viêm nhiễm ở người bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ có phương pháp phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý sức khỏe của bản thân, thăm khám kịp thời để nắm bắt tình trạng bệnh lý.

Đối với bệnh nhẹ, không có hiện tượng biến chứng thì thuốc kháng sinh là lựa chọn phù hợp. Sau đây là các nhóm thuốc kháng sinh thường được chỉ định điều trị cho mọi đối tượng:

Điểm danh thuốc chữa viêm tiết niệu ở mọi đối tượng

Nhóm Beta – Lactamin

Nhóm này không gây độc, nhưng rất dễ gây dị ứng. Dựa vào cấu tạo hóa học, chia thành:

Phân nhóm các Penam

+ Vòng A có 5 cạnh bão hòa.

+ Bao gồm các Penicilin và các chất Lactamase như: Cloxacillin, Penicillin G, Ampicillin, Carbenicillin, Amoxillarocin, Methicillin.

Phân nhóm các Cephem

+ Vòng A có 6 cạnh không bão hòa.

+ Bao gồm các Cephalosporin như: Cephalothin, Cenphaloridin, Cephalexin, Cefadolin.

Phân nhóm các Penem

+ Vòng A có 5 cạnh không bão hòa

+ Bao gồm các imipenem, ertapenem.

Phân nhóm các Monobactam

+ Không có vòng A

+ Có thể tổng hợp như Aztreonam.

Nhóm Tetracyclin

+ Bột vàng, ít tan trong nước, chỉ tan trong dung dịch base hay axit.

+ Bao gồm: Tetracyclin, Aureomyclin.

Nhóm Aminoglycosid (hay Aminosid)

+ Có độc tính nên chống chỉ định với đối tượng nhược cơ hay phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

+ Bao gồm: Kanamycin, Stretomycin, Gentamycin, Kanamycin, Tobramycin (Nebcin), Amikacin.

Nhóm Phenicol

+ Có độc tính cao nên cần có chỉ định từ bác sĩ.

+ Bao gồm các Chloraphenicol.

Nhóm Quinolon

+ Là kháng sinh tổng hợp, có tính năng ức chế ADN Gyrase, do đó, ngăn sự tổng hợp ADN của các chủng vi khuẩn.

+ Bao gồm: Axit Nadixique, Norfoxacin.

Nhóm dẫn xuất Sulfamid

+ Ở dạng bột trắng, hầu như không tan trong nước, dễ tan hơn trong huyết thanh và mật.

+ Bao gồm: Sulfonamid, Nitrofurantoin.

Ngoại khoa - Các tiểu phẫu cần thiết

Ngoài các loại thuốc kháng sinh trên, đối với bệnh lý nặng, có sự lây lan thì tiểu phẫu là lựa chọn cần thiết. Tránh việc lạm dụng thuốc, dẫn đến lờn, thuốc mất tác dụng.

Với bệnh viêm đường tiết niệu thì hai phương pháp sau thường dùng:

PP bơm thông

+ Nguyên tắc: dùng dụng cụ chuyên dụng để hút sạch ổ viêm nhiễm, rồi đưa thuốc trực tiếp vào đánh khuẩn, nâng cao hiệu quả chữa trị.

các bác sĩ tiến hành hút sạch dịch viêm, sau đó bơm thuốc trực tiếp vào, đánh mạnh vào vùng viêm, giúp hiệu quả điều trị tối đa.

PP Oxygen (chỉ dành cho nữ)

+ Phương pháp còn có tên gọi khác là O3.

+ Nguyên tắc: dùng ion Oxy hoạt tính len dần và đánh tan các ổ viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn. Đồng thời, tái tạo tế bào mới, tăng khả năng miễn dịch cho người bệnh.

Lời kết

Các chuyên gia khoa niệu quản tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã có bài chia sẻ tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu cùng các loại thuốc điều trị, phương pháp chữa phù hợp. Người bệnh không tự ý dùng thuốc nếu chưa rõ tình hình bệnh lý của bản thân. Khi phát hiện có dấu hiệu, bệnh nhân cần thăm khám và nhận chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị.

Nếu người đọc có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn không mất phí nhá!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM