Trong danh mục thuốc trị bệnh ngoài da thường được sử dụng, không thể không đề cập đến thuốc Anapa. Loại thuốc này có công dụng kiềm hãm vi khuẩn và chống lại những vi sinh vật nhạy cảm. Vậy, thuốc Anapa được chỉ định trong những trường hợp nào, sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu thuốc Anapa trị bệnh ngoài da qua bài viết dưới đây để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thông tin cơ bản về thuốc Anapa
Thuốc Anapa là thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh da liễu, đặc biệt có tác dụng trong điều trị các loại mụn như: Mụn trứng cá, mụn sần, mụn kết khối.
Tên biệt dược: Anapa
Dạng bào chế - sản xuất: Gel bôi ngoài da
Giá thành: Sản phẩm Anapa 20g có thể được bán với giá dao động trên dưới 70.000 VNĐ/ tuýp. Giá bán có thể thay đổi vào thời điểm mua thuốc và nơi bán.
Thành phần – hàm lượng thuốc Anapa
♦ Tretinoin: 5mg
♦ Erythromycin: 800mg
♦ Thành phần tá dược: Propylene glycol, Dibutylated hydroxytoluene, Hydroxypropyl cellulose, Alcohol 96%
Thông tin về Tretinoin: Tên khoa học là ATRA – Acid all trans retinoic – là một dẫn xuất tự nhiên của retinol – Vitamin A. Hoạt chất này sẽ tham gia điều hòa quá trình tăng sinh, biệt hóa và tái tạo các tế bào.
Thông tin về Erythromycin: Là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid – có tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Thuốc Anapa điều trị các bệnh da liễu
Dược lý và tác dụng của thuốc Anapa
Dược lý của thuốc Anapa
Dược lực của thuốc Anapa
♦ Tretinoin: Hoạt động tại chỗ như một tác nhân keratolytic – có công dụng kích thích các biểu mô nang, tăng sinh tế bào keratin hóa không kết dính. Nhờ đó, Anapa có khả năng loại bỏ nhân mụn trứng cá và vi u nang, thúc đẩy quá trình đào thải các yếu tố gây viêm và làm giảm triệu chứng viêm.
♦ Erythromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn liên quan đến sự hình thành và phát triển của mụn trứng cá (Propionibacterium acnes). Khi bôi trên da, hoạt chất cũng có tác dụng làm giảm nồng độ lipid trên bề mặt da và phát huy khả năng chống viêm trực tiếp.
Dược động học của thuốc Anapa
♦ Tretinoin: Ít được hấp thụ qua da, tuy một phần nhỏ có thể đi qua lớp thượng bì và trung bì nhưng phần lớn thuốc nằm lại trên bề mặt da. Hoạt chất này khi sử dụng bôi ngoài da gần như không có trong huyết tương và chỉ một lượng nhỏ được đào thải qua nước tiểu.
♦ Erythromycin: Hiện vẫn chưa nhận thấy sự hấp thu của Erythromycin qua đường bôi. Tuy nhiên, thuốc dạng bôi được chỉ định sử dụng thấp hơn khoảng 40 lần so với dạng uống trong liều dùng hàng ngày.
Tác dụng của thuốc Anapa
Thuốc Anapa khả năng loại bỏ nhân mụn trứng cá, vi u nang
♦ Thuốc Anapa có chứa Tretinoin nên có khả năng loại bỏ nhân mụn trứng cá, vi u nang nhờ vảo công dụng kích thích các biểu mô nang và tăng sinh tế bào keratin hóa không kết dính.
♦ Đồng thời, thuốc còn giúp làm giảm triệu chứng viêm nhờ vào công dụng thúc đẩy quá trình đào thải các yếu tố gây viêm, tăng tính thấm của thành nang với yếu tố như mảnh keratin, axit béo tự do.
♦ Điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm các bệnh do vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra; tiêu diệt vi khuẩn gây ra các loại mụn viêm – Propionibacterium acnes.
Chỉ định và chống chỉ định với thuốc Anapa
Chỉ định sử dụng Anapa
Thuốc Anapa được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
♦ Điều trị các loại mụn như: mụn mủ sần, mụn kết khối, mụn vi u nang kèm theo viêm nhiễm. Có thể kết hợp thuốc Anapa với các phương pháp khác trong quá trình điều trị.
♦ Điều trị các loại mụn do sử dụng corticoid, thuốc thuộc nhóm barbituric, iod, brom, vitamin D, vitamin B12
♦ Bên cạnh đó, thuốc Anapa còn được chỉ định sử dụng cho các trường hợp cần cải thiện nếp nhăn trên da, chống lão hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn trên vùng da bị mụn.
Chống chỉ định với Anapa
Thuốc Anapa chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:
♦ Người dùng mẫn cảm với hoạt chất tretinon, erythromycin hay bất kì thành phần tá dược nào của thuốc.
♦ Phụ nữ mang thai hay có kế hoạch mang thai, phụ nữ cho con bú.
♦ Gia đình người bệnh có người bệnh ung thư biểu mô da.
♦ Da của người dùng bị cháy nắng hay bị tổn thương do ánh nắng.
♦ Người bệnh bị lột da, hồng ban, chàm cấp tính, một số tình trạng viêm da cấp tính hay bị gãy xương.
♦ Người bệnh đang điều trị bằng các loại thuốc có chứa keratolytic.
Chống chỉ định sử dụng Anapa với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú
Liều dùng, cách sử dụng và bảo quản thuốc Anapa
Cách sử dụng Anapa
♦ Vệ sinh sạch sẽ và thấm khô vùng da bị tổn thương bằng khăn sạch để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào các nốt mụn khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
♦ Chấm một lượng thuốc vừa đủ lên các nốt mụn, lưu ý nên tránh để thuốc dính vào mắt, mũi hay miệng.
♦ Rửa sạch hai tay ngay sau khi bôi thuốc.
♦ Chỉ nên nên bôi thuốc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có nhu cầu dùng thuốc vào ban ngày thì nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là hoạt chất tretinol tương đối nhạy cảm với ánh sáng và ánh nắng.
♦ Sử dụng đúng liều lượng bác sĩ quy định, không nên ngưng thuốc khi tình trạng mụn hoặc viêm nhiễm vừa thuyên giảm.
Liều lượng và liệu trình sử dụng Anapa
Liều lượng
♦ Mụn trứng cá: Bôi thuốc Anapa 2 – 3 lần/ ngày
♦ Chống lão hóa và cải thiện nếp nhăn: Bôi thuốc Anapa 1 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần
Bôi thuốc đúng theo hướng dẫn và liều lượng quy định
Liệu trình sử dụng
♦ Trong điều trị mụn trứng cá: Sử dụng thuốc Anapa liên tục trong 6 tuần nhưng không vượt quá thời gian này.
♦ Cải thiện nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa: Sử dụng thuốc Anapa liên tục trong 2 – 4 tuần
♦ Nên sử dụng thuốc Anapa đúng thời gian và liệu trình quy định. Vì thuốc có thành phần kháng sinh, nên nếu sử dụng ngắn hoặc kéo dài hơn thời gian quy định (tối đa 6 tuần) có thể gây nhờn thuốc và kháng thuốc kháng sinh.
Xử trí khi sử dụng thiếu liều hoặc quá liều
♦ Thiếu liều: Có thể bôi thuốc bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian bôi thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng dự định.
♦ Quá liều: Hiện vẫn chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc Anapa quá liều. Bởi vì, hàm lượng tretinoin và erythromycin có trong thuốc bôi ngoài da không đủ để gây nên độc tính toàn thân. Tuy nhiên, Anapa có chứa kháng sinh do đó không nên lạm dụng để tránh gây kháng thuốc.
Bảo quản thuốc Anapa
♦ Giữ thuốc Anapa trong hộp kín và đóng nắp ngay sau khi sử dụng.
♦ Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
♦ Để thuốc ở những vị trí khô ráo, xa với tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Một số điều cần biết khi sử dụng thuốc bôi Anapa
Thận trọng
Không để vùng da bôi thuốc Anapa tiếp xúc với ánh nắng
♦ Khi bôi thuốc: Không để thuốc dính lên quần áo và dính vào niêm mạc, mắt – mũi – miệng. Nếu không may xảy ra tình trạng này, hãy rửa ngay với nước sạch và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Không bôi thuốc lên vùng da nhiều nếp nhăn vì có thể ứ đọng thuốc.
♦ Khi tiếp xúc với ánh nắng: Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, nếu tiếp xúc với ánh nắng thuốc Anapa có thể hình thành khối u. Do đó, trong suốt thời gian dùng thuốc, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đồng thời che chắn bằng các loại quần áo bảo hộ, sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, ngưng bôi thuốc vào ngày trước, ngày sau và trong ngày cần đi ra ngoài.
♦ Khả năng kháng thuốc: Vì có thành phần kháng sinh, do đó người dùng không nên lạm dụng Anapa để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Dùng thuốc đúng liệu trình, không ngưng thuốc đột ngột hoặc sử dụng vượt quá thời gian cho phép.
♦ Phụ nữ có thai: Mặc dù chưa có nghiên cứu đầy đủ, nhưng phụ nữ mang thai hay có kế hoạch mang thai không nên sử dụng thuốc Anapa. Vì thuốc có chứa kháng sinh và retinoid nên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
♦ Bà mẹ cho con bú: Sau khi hấp thu, retinoid có thể đi vào sữa mẹ. Bởi thế, nếu đang cho con bú thì không nên dùng thuốc Anapa và các loại thuốc có chứa retinoid khác.
♦ Lái xe: Thuốc Anapa không ảnh hưởng đến khả năng tập trung khi lái xe hay vận hành máy móc
Tác dụng phụ
Mặc dù thuốc Anapa có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da và cải thiện một số khiếm khuyết trên da, nhưng thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
Người bệnh có thể bị khô da ngứa ngáy khi sử dụng Anapa
♦ Phản ứng trên da như: Khô da, ngứa ngáy, đỏ da, kích ứng, phù nề, herpes, kết vảy hay bong tróc da. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tùy vào cơ địa của từng người.
♦ Làm tăng độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da dễ bị cháy nắng. Một vài trường hợp thuốc Anapa có thể làm tăng hoặc giảm sắc tố da. Da dễ bị kích ứng khi thời tiết thay đổi, nóng khô hoặc gió lạnh xuất hiện đột ngột.
♦ Phát ban trên da, viêm da tiếp xúc nhưng tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Lưu ý: Nếu xuất hiện bất kì nào biểu hiện kể trên hoặc các triệu chứng lạ khác trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên ngưng thuốc và thông báo với dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn – xử lý kịp thời.
Khả năng tương tác thuốc
♦ Thuốc Anapa có thể tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh da liễu khác, đặc biệt là thuốc có thành phần keratolytic khi sử dụng cùng lúc.
♦ Các loại thuốc có chứa các thành phần như: sulfur, resorcinol, peroxide, benzoyl, salicylic acid, clindamycin, lincomycin.
♦ Làm tăng khả năng tương tác và kích ứng da khi tiếp xúc với tia UV, tia X hoặc khi tắm với nước muối.
♦ Tương tác với một số loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa có tính ăn da hay chứa nồng độ cồn cao.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc Anapa
♦ Nên thử thuốc tại các vùng da khác (cổ tay) trước khi sử dụng trên vùng da bị tổn thương để tránh kích ứng thuốc.
♦ Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV, tia X và nước muối.
♦ Không sử dụng thuốc đã hết hạn hay gần hết hạn, hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở ra trước đó hoặc không có tem chống hàng giả…
♦ Không sử dụng thuốc Anapa ngửi thấy mùi khó chịu hoặc thuốc có màu khác lạ.
♦ Nếu đã sử dụng hết liệu trình những bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Trên đây là những thông tin về thuốc Anapa được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo, không thể thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thế, nên hỏi ý kiến dược sĩ/ bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng thuốc.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM