Thu gọn danh mục

Thuốc PEP là thuốc được sử dụng trong điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Trong bài viết sau chúng tôi xin giới thiệu tổng quan về thuốc PEP và những thông tin cần biết để bạn đọc tham khảo. Qua đó có thể biết được khi nào cần sử dụng thuốc PEP, những tác dụng phụ của thuốc cũng như những điều lưu ý khi dùng thuốc.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Thông tin về thuốc PEP

Thuốc PEP là thuốc gì

Thuốc PEP là thuốc phòng ngừa sau khi tiếp xúc với virus HIV, điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế chống lại virus HIV và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.

 Khi nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao thì nên sử dụng thuốc PEP càng sớm càng tốt. Thuốc PEP phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV, mỗi giờ đều có giá trị nên nếu sử dụng thuốc càng sớm thì càng tốt.

 Nếu người dùng sử dụng thuốc PEP thì cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày. Nếu nghi nghờ bản thân bị phơi nhiễm HIV thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về thuốc PEP ngay lập tức.

Thuốc PEP là thuốc phòng ngừa sau khi tiếp xúc với virus HIV

Những đối tượng có thể sử dụng thuốc PEP

Các chuyên gia chia sẻ, thuốc PEP có thể sử dụng ở mọi đối tượng có nguy cơ bị phơi nhiễm với virus HIV, bao gồm những trường hợp sau:

 Những người có tiếp xúc với HIV dù chỉ 1 lần cũng phải uống thuốc PEP, uống thuốc càng sớm thì hiệu quả phòng ngừa bệnh càng cao.

 Những người đang chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm HIV vô tình tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh.

 Vô tình phát sinh quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.

 Vô tình sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh HIV.

 Nếu bạn tiếp xúc nhiều lần với nguy cơ HIV thì cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng thuốc PrEP, lúc này cần hỏi trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Lời khuyên: HIV/AIDS gây suy giảm miễn dịch ở người và là căn bệnh thế kỷ hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Nếu bị lây nhiễm HIV sẽ khiến người bệnh mắc rất nhiều bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy sử dụng thuốc PEP để phòng ngừa bệnh khi có nguy cơ bị phơi nhiễm với virus HIV là điều rất cần thiết.

Thuốc PEP có để lại tác dụng phụ không?

Thuốc PEP là thuốc điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm HIV có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu kết hợp với một số loại thuốc điều trị HIV khác có thể gây ra một vài tác dụng phụ như:

Chóng mặt, đau đầu: Nếu sử dụng thuốc PEP với các loại thuốc như IDV, SQV, ZDV, Lamivudine – 3TC. Những triệu chứng đau đầu, chóng mặt có thể kéo dài 1 – 2 giờ hoặc hơn 1 ngày.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc PEP

Mệt mỏi, uể oải: Là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc PEP, vì thế các chuyên gia thường khuyến khích người dùng uống thuốc PEP vào buổi tối để được nghỉ ngơi.

Buồn nôn, nôn ói: Triệu chứng này thường xảy ra khi kết hợp thuốc PEP với các loại thuốc như: ddl, d4t, ZDV, ABC, IDV, TDF, SQV, LPV, RTV.

Tiêu chảy: Có thể xảy ra khi sử dụng thuốc PEP kèm với các loại thuốc như: TDF, SQV, LPV và RTV. Trong trường hợp này người dùng có thể bổ sung Oresol để tránh bị mất nước.

Nổi ban đỏ: Nếu sử dụng các loại thuốc như ddl, ABC, 3TC, EFV, NVP hoặc LPV thì có thể gặp phải triệu chứng dị ứng nhẹ. Nếu xuất hiện tình trạng dị ứng nặng thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Rối loạn giấc ngủ: Có thể là tác dụng phụ của thuốc 3TC hoặc EFV vì thế người dùng nên sử dụng trước khi đi ngủ. Nếu chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài hoặc thêm trầm trọng thì có thể kết hợp với các loại thuốc an thần để giấc ngủ tốt hơn.

Ảnh hưởng đến gan: Theo nghiên cứu thì các thành phần có trong thuốc EFV, NVP, ZDV hoặc Protease có thể ảnh hưởng xấu đến tế bào gan, khiến men gan tăng cao. Vì thế nếu men gan tăng cao, khoảng 5 lần thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc PEP

Bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, khi sử dụng thuốc PEP cần chú ý một số vấn đề sau:

Mang bao cao su nếu có quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc PEP

 Thuốc PEP chỉ được sử dụng sau khi có nguy cơ nhiễm HIV, không thể thay thế cho các loại thuốc điều trị HIV khác như PrEP.

 Chỉ nên sử dụng thuốc PEP trong các tình huống khẩn cấp, đồng thời thuốc PEP cũng không phải là lựa chọn thích hợp cho những ai có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên. Nếu có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV thường xuyên như quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với bạn tình dương tính với HIV thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc khác.

 Trong thời gian sử dụng thuốc PEP cần kiêng quan hệ tình dục hoặc mang bao cao su khi quan hệ để đảm bảo an toàn.

 Trong thời gian điều trị HIV bằng thuốc PEP, người dùng nên quay lại bệnh viện để xét nghiệm HIV vào các thời điểm: 4 – 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau khi có nguy cơ tiếp xúc với HIV để đảm bảo không bị lây nhiễm.

Bài viết trên đã tổng hợp và cung cấp nhãng thông tin về thuốc PEP để người bệnh tham khảo. Nếu có nguy cơ bị phơi nhiễm với HIV thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để khai báo cũng như được bác sĩ cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM