Paracetamol còn được gọi là acetaminophon chính là thuốc được dùng phổ biến trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Điển hình công dụng của Paracetamol đó là giảm đau và hạ sốt. Nội dung được trình bày dưới đây của bài viết chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc Paracetamol này.
Bạn bị đau mỏi khớp cổ tay cổ chân thường xuyên?
>>> Click [chat] lập tức sẽ có chuyên gia hỗ trợ tận tình!
THÔNG TIN VỀ THUỐC PARACETAMOL
Thuốc Paracetamol có tên hoạt chất cũng là paracetamol và tên thay thế của thuốc đó là acetaminophen. Thuốc thuộc về nhóm giảm đau hạ sốt không gây nghiện với những thông tin quan trọng như sau:
1. Công dụng
Thuốc Paracetamol chính là hoạt chất với công dụng giảm đau hạ sốt. Nó được chỉ định điều trị nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe người dùng như là đau nhức, cảm lạnh, sốt… Với tình trạng bệnh lý xương khớp mức độ nhẹ, bị viêm sưng không đáng kể cũng có thể dùng thuốc Paracetamol giúp tiêu viêm, giảm đau.
Một số tác dụng khác của Paracetamol chưa được đề cập trong đây. Bệnh nhân nếu cần tư vấn có thể liên hệ với bác sĩ sẽ được tư vấn kỹ càng.
2. Chống chỉ định
Không dùng thuốc Paracetamol với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hoặc hoạt chất bên trong thuốc. Đối tượng bệnh nhân bị bệnh gan, đối tượng tiền sử nghiện rượu không nên dùng Paracetamol.
Ngoài ra với chị em phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú cũng cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc Paracetamol.
Thuốc Paracetamol có tên hoạt chất cũng là paracetamol
3. Cách dùng
Tùy vào từng dạng thì các dùng thuốc Paracetamol sẽ khác nhau đó là:
Với dạng thuốc uống:
Người lớn uống không quá 4000mg một ngày và mỗi lần uống không được vượt quá 2000mg. Nếu có dùng bia rượu trước đó phải thông báo với bác sĩ nhằm tránh phát sinh rủi ro.
Với trẻ nhỏ dùng thuốc cần sử dụng loại chuyên biệt giúp dễ hấp thu và đồng thời tránh gây ra tác dụng phụ. Nếu không được bác sĩ chỉ định không được dùng thuốc Paracetamol với trẻ nhỏ. Ngoài ra trong quá trình dùng thuốc của trẻ người lớn nên giám sát.
Với thuốc dạng lỏng:
Bạn nên dùng dụng cụ đo đếm y khoa nhằm biết dùng Paracetamol đúng liều lượng. Tuyệt đối không được đo bằng muỗng gia đình vì sẽ gây chênh lệch liều lượng.
Với thuốc dạng viên nhai:
Thuốc Paracetamol dạng viên nhai bệnh nhân nên nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Điều này đảm bảo rằng hoạt chất bên trong thuốc có thể được hấp thu tốt.
Với thuốc dạng sủi bọt:
Bạn hãy hòa Paracetamol chung với 120ml nước và sau khi thuốc tan hãy uống hết. Cần tráng lại thuốc còn đọng ở ly bằng cách là pha thêm cùng một ít nước nhằm đảm bảo đủ về liều lượng.
Bạn hãy hòa Paracetamol chung với 120ml nước và sau khi thuốc tan hãy uống hết
Với thuốc đặt:
Nếu thuốc Paracetamol dạng đặt bạn hãy đặt ở hậu môn sau khi làm sạch hậu môn. Lưu ý cần giữ tay sạch, ráo để tránh thuốc bị tan rã. Khi đặt thuốc ở hậu môn nên nằm vài phút để thuốc tan và thấm vào cơ thể. Hạn chế tắm hoặc đi vệ sinh sau khi đặt thuốc.
Với dạng thuốc tiêm:
Thuốc tiêm Paracetamol được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng sẽ phụ thuộc vào triệu chứng người bệnh.
4. Liều dùng cụ thể
Thuốc Paracetamol được dùng với 2 mục đích chính đó là giúp giảm đau và hạ sốt. Liều dùng thông thường còn phụ thuộc vào độ tuổi người dùng như sau:
Với đối tượng người lớn:
Dùng thuốc hạ sốt bằng cách đặt vào hậu môn hoặc uống tối đa là 1000mg trong thời gian 8 giờ. Nếu dạng viên nén thì dùng 2 viên 500mg/ mỗi viên trong thời gian từ 4 đến 6 giờ.
Dùng thuốc giảm đau bằng cách đặt vào hậu môn hoặc uống tối đa 500mg trong thời gian từ 6 đến 8 giờ. Nếu dùng dạng viên nén 500mg thì chỉ dùng 1 lần trong thời gian từ 4 đến 6 giờ.
Đối tượng trẻ nhỏ:
Nên thận trọng khi dùng thuốc Paracetamol cho đối tượng trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo dạng Paracetamol dành cho trẻ em và lưu ý dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Hơn nữa cần giám sát quá trình dùng thuốc cho trẻ chặt chẽ.
→ Dùng thuốc để hạ sốt: Trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi dùng 30mg/kg và trẻ trên 12 tuổi có thể dùng Paracetamol liều như người lớn.
→ Dùng để giảm đau: Dùng thuốc Paracetamol đặt hậu môn hoặc uống. Nếu dùng dạng thuốc uống thì trẻ từ 1 tháng trở lên sẽ dùng từ 10 đến 15mg/kg/ liều. Mỗi lần nên dùng cách nhau tối thiểu 4 giờ. Với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi dùng 10 đến 15mg/kg/liều. Mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ và tối đa 5 liều trong 24 giờ.
Sau khoảng thời gian 30 phút dùng thì thuốc Paracetamol sẽ phát huy tác dụng. Hiệu quả kéo dài từ 3 đến 4 giờ tùy vào cơ địa từng người.
5. Bảo quản thuốc
Bệnh nhân bảo quản thuốc Paracetamol ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm thấp cũng như ánh nắng mặt trời. Với thuốc đặt hậu môn có thể bảo quản ở tủ lạnh. Nếu thuốc Paracetamol có dấu hiệu bị ẩm mốc, biến đổi màu sắc hoặc là xuất hiện mùi lạ thì không nên dùng.
Không được uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc
LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC PARACETAMOL
1. Khuyến cáo khi sử dụng
Không được dùng thuốc Paracetamol quá liều. Đối tượng người trưởng thành dùng tối đa 4000mg mỗi ngày. Khi dùng thuốc bạn cần tránh dùng bia rượu chất kích thích và cần chia sẻ cùng bác sĩ nếu bản thân bạn có vấn đề về gan hay là tiền sử bị nghiện rượu.
Thuốc Paracetamol nếu tương tác cùng cồn bên trong rượu bia nó sẽ gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Khi đó người bệnh sẽ thấy lạnh, sốt, nhức xương khớp, suy mỏi, suy nhược, vàng da vàng mắt, phát ban… Cần phải liên hệ bác sĩ ngay.
Ngoài bệnh nhân bị gan thận thì phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng là đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc Paracetamol.
Bên trong Paracetamol có nhiều thuốc biệt dược. Do vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc mà mình đang dùng để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra.
2. Tác dụng phụ
Paracetamol có khả năng sẽ gây dị ứng, mẫn cảm với một số cơ địa. Do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nếu như thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu bất thường đó là: Cơ thể bị phát ban, khó thở, bị sưng môi lưỡi mạt, bị sốt và buồn nôn, đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nước tiểu đậm màu, ăn ít và ăn không ngon miệng, xuất hiện dấu hiệu vàng da…
Tuy nhiên vẫn còn một số tác dụng phụ khác vẫn chưa được kể đến. Vậy nên trong quá trình dùng thuốc Paracetamol nếu bản thân thấy có bất cứ triệu chứng nào cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
3. Tương tác
Một số thuốc sẽ tương tác nếu dùng chung cùng Paracetamol. Bệnh nhân do vậy cần thông báo với bác sĩ để đề phòng tình trạng này. Một số thuốc sẽ tương tác cùng Paracetamol đó là thuốc acetaminophen, thuốc aspirin, thuốc caffeine, thuốc ibuprofen, thuốc naproxen, thuốc Tylenol, thuốc ramipril, thuốc sertraline,…
4. Xử lý nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều
Nếu dùng thiếu liều:
Bệnh nhân dùng Paracetamol thiếu liều thì hãy uống khi nhớ ra. Nhưng nếu sắp đến giờ dùng liều tiếp theo thì cần bỏ qua.
Nếu dùng quá liều:
Cần đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục. Ngoài ra nếu không biết mình dùng quá liều nhưng cơ thể phát sinh các triệu chứng như là mất ý thức, đổ mồ hôi, buồn nôn… thì cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay.
5. Khi nào cần ngưng dùng thuốc?
Bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc Paracetamol nếu: Sốt không thuyên giảm sau khi dùng 3 ngày, xuất hiện cơn đau sau 7 ngày dùng còn với trẻ nhỏ thì 5 ngày dùng Paracetamol. Thấy đau đầu liên tục, bị phát ban da, sưng tấy và triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Chuyên gia chia sẻ thêm:
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân không nên mua thuốc Paracetamol về dùng nếu thấy bản thân bị đau nhức hoặc sốt. Thay vào đó cần đến bệnh viện thăm khám kỹ càng và chỉ dùng Paracetamol nếu được bác sĩ chỉ định.
Thông tin về thuốc Paracetamol trên đây chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy nếu bệnh nhân cần được tư vấn hỗ trợ kỹ hơn xin đừng ngần ngại chỉ cần nhấp vào khung chat ở bên dưới lập tức được các chuyên gia của chúng tôi tận tình giải đáp ngay!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM