Meloxicam chính là thuốc được biết đến với công dụng kháng viêm giảm đau không steroid. Nhưng cần lưu ý không phải lúc nào cũng dùng thuốc Meloxicam được để điều trị bệnh thông thường. Do vậy tìm hiểu thuốc Meloxicam và cách dùng dưới đây chính là điều mà bệnh nhân cần lưu ý.
GIỚI THIỆU THÔNG TIN THUỐC MELOXICAM
Thuốc Meloxicam có tên biệt dược là Amerfom và Analmel 7,5 và tên biệt dược mới sẽ là Fenxicam-M, Meloxicam và Meloxicam 7,5.
1. Các dạng thuốc
→ Dạng viên nén: Bao gồm Meloxicam 7.5mg và Meloxicam 15mg.
→ Dạng viên nang: Meloxicam 7.5mg
→ Dạng viên đặt trực tràng: Meloxicam 7.5mg.
→ Dạng ống tiêm: 15mg/ 1.5ml Meloxicam.
Với thuốc Meloxicam dạng viên được dùng điều trị dài ngày. Còn dạng tiêm chỉ được dùng ngắn ngày mục đích điều trị các đợt đau cấp tính.
Meloxicam chính là thuốc được biết đến với công dụng kháng viêm giảm đau không steroid
2. Tác dụng
Sau khi tiến vào bên trong cơ thể thì thuốc Meloxicam sẽ có tác dụng ngăn chặn prostaglandin sản sinh. Từ đó giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Cụ thể thì tác dụng thuốc Meloxicam được thể hiện ở việc làm giảm những triệu chứng đau ngoại vi, đau bụng, đau do chấn thương, đau đầu. Hoặc dùng Meloxicam kháng viêm những triệu chứng bệnh xương khớp.
3. Về cơ chế tác dụng
Thuốc Meloxicam được xếp và nhóm chống viêm không Steroid. Đây là hoạt chất được dẫn xuất từ oxicam với cấu trúc của nó gần như là tương tự cùng piroxicam.
Thuốc Meloxicam sẽ ức chế COX từ đó làm hạn chế quá trình tổng hợp protagladin gây tình trạng viêm sưng cơ thể. Mức độ ức chế COX nó sẽ phụ thuộc vào liều dùng Meloxicam hàng ngày. Bệnh nhân cần xác định đúng mức độ giúp căn chỉnh liều dùng sao cho phù hợp.
4. Dược động học
Thuốc Meloxicam chủ yếu được dùng qua đường tiêm và uống. Nhưng lưu ý Meloxicam được hấp thụ tốt khi qua đường tiêu hóa dưới dạng uống hoặc đặt trực tràng. Meloxicam sẽ gắn vào albumin với tỷ lệ 99% từ đó giúp khuếch tán trong dịch khớp và không gây ảnh hưởng đến thần kinh.
Khi bài trừ thì thuốc Meloxicam sẽ bài tiết thông qua đường nước tiểu 50% hoặc phân 50%, trung bình sẽ sau 20 giờ.
So với thuốc không Steroid thì thuốc Meloxicam có ưu điểm như sau: Nó làm giảm bớt những tác dụng phụ lên cơ thể so với các loại thuốc thuộc nhóm NSAID khác. Nhưng tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra nếu như người bệnh dùng sai cách hay sai hướng dẫn.
Thuốc hầu như không dùng để điều trị cảm sốt
6. Chỉ định cùng liều dùng
Thuốc Meloxicam được bác sĩ kê đơn dùng trong việc điều trị dài hạn những cơn đau viêm mãn tính hoặc để điều trị ngắn hạn những cơn viêm đau cấp tính.
Liều Meloxicam với người lớn:
► Để điều trị bệnh viêm xương khớp: Sử dụng 7.5mg Meloxicam/ lần/ ngày và tối đa dùng 15mg Meloxicam/ lần/ ngày.
► Để điều trị gout cấp tính: Theo chỉ định từ bác sĩ.
► Liều dùng Meloxicam với trẻ em: Trẻ bị viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên sẽ là 0.125mg Meloxicam/ kg/ lần/ ngày. Tối đa dùng 7.5mg Meloxicam/ lần/ ngày.
7. Cách dùng thuốc
Với Meloxicam dạng uống: Bác sĩ sau khi chỉ định thì người bệnh tiếp nhận thuốc dạng viên uống. Thường uống 1 lần một ngày và uống chung với nước ấm.
► Với Meloxicam dạng lỏng: Dùng thiết bị đo ml chuẩn xác và trước khi dùng nên lắc nhẹ giúp hỗn hợp hòa tan trước. Nếu uống ít hơn hoặc nhiều hơn liều hướng dẫn Meloxicam đều không mang đến tác dụng tốt cho cơ thể. Khi dùng Meloxicam quá 15mg mỗi ngày nó có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị loét đường ruột, xuất huyết dạ dày hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
► Với Meloxicam dạng tiêm: Nên nhờ đến sự giúp đỡ từ chuyên gia thay vì tiêm tại nhà tự ý. Dạng Meloxicam tiêm bắp chỉ dùng trong những ngày đầu tiên đợt điều trị. Để kéo dài thời gian dùng thì bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang Meloxicam thuốc viên.
Thuốc Meloxicam sẽ không phản ứng với thức ăn nên bệnh nhân không nên để bụng rộng khi uống. Ngoài ra nếu bản thân thấy khó chịu cần nhờ bác sĩ gợi ý cách dùng Meloxicam cùng thuốc kháng axit.
8. Bảo quản
Để thuốc Meloxicam ở nơi mát mẻ thoáng và tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nhiệt độ cao. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, ngăn đá tủ lạnh. Nên hạn chế đặt chung Meloxicam cùng những loại thuốc khác. Nếu thấy thuốc Meloxicam hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì không được tiếp tục sử dụng nữa.
Dùng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ
LƯU Ý CẦN BIẾT KHI DÙNG THUỐC MELOXICAM
1. Chống chỉ định
Không được dùng thuốc Meloxicam dù ở bất cứ dạng nào cho các đối tượng sau đây:
♦ Người bị mẫn cảm với thuốc, tiền sử dị ứng cùng Aspirin hoặc thuốc thuộc về nhóm chống viêm không Steroid khác như là Colchicine, Ibuprofen…
♦ Đối tượng đang mắc các bệnh lý về tiêu hóa như loét tá tràng, dạ dày, ung thư dạ dày, thủng tá tràng dạ dày, viêm trực tràng, viêm ruột.
♦ Người bị suy gan, thận nặng, tiền sử đột quỵ tim mạch, người bị hen suyễn, phù mạch, polyp mũi không nên dùng Meloxicam.
♦ Đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi không dùng Meloxicam dạng tiêm và trẻ em dưới 12 tuổi không dùng Meloxicam dạng viên.
2. Thận trọng khi dùng
Bệnh nhân dị ứng, viêm xoang hoặc có khối u bên trong mũi; bệnh nhân từng bị viêm dạ dày, đau dạ dày, rối loạn viêm ruột; bệnh nhân mắc các bệnh gan thận tim mạch huyết áp; bệnh nhân chỉ số đường huyết hoặc cholesterol cao, bệnh nhân có vấn đề đông máu thiếu máu, bị lupus ban đỏ toàn thân, sắp phẫu thuật, đang có dự định mang thai…
4. Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Meloxicam có thể gây ra một số những tác dụng phụ như sau:
Với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột qua các biểu hiện như đầy hơi, ợ chua, quặn đau bụng, nôn, nôn ra máu.
Với hệ bài tiết: Thuốc Meloxicam có thể làm tăng men gan hay biến chứng suy thận. Với người bị thủng dạ dày hay xuất huyết tá tràng cũng không phải hiếm gặp. Nhận biết bằng cách thấy phân khô cứng xen màu đen lẫn máu hoặc bị tiểu buốt, tiểu ra máu.
Với hệ hô hấp: Bệnh nhân bị co thắt phế quản dẫn đến ù tai, chóng mặt, buồn ngủ, choáng đầu, thở gấp, co giật.
Với tim mạch: Gây ra những triệu chứng như là hồi hộp, tim đập nhanh, tăng huyết áp đột ngột, đau tim, tim ngừng đập, đột quỵ.
Với da: Dùng Meloxicam sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như da bầm tím, phát ban đỏ, ngứa da hoặc cơ thể bị giữ nước sưng tấy phù nề.
Lúc này bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần để được hỗ trợ điều trị.
Cần chú ý bảo quản thuốc đúng cách, không dùng nếu thuốc hết hạn
5. Tương tác thuốc
Meloxicam sẽ tương tác với những nhóm thuốc bao gồm: Cyclosporine, thuốc lợi tiểu như là furosemide (Lasix), thuốc Glyburide (DiaBeta, Micronase), thuốc Methotrexate (Rheumatrex, Trexall), thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven), Natri polystyrene sulfonate (Kayexalate, Kionex), các steroid, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) như benazepril (Lotensin), enalapril (Vasotec), Aspirin hoặc NSAID khác, vòng tránh thai, thuốc chống tăng huyết áp…
Bệnh nhân để chắc chắn không bị bất cứ tương tác thuốc nào nên thông báo cùng bác sĩ tất cả những loại thuốc bản thân đang dùng. Ngoài ra tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng Meloxicam nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
6. Làm thế nào khi dùng Meloxicam quá liều?
Nếu dùng quá liều Meloxicam ở mức độ nhẹ thì người bệnh cần lập tức uống thật nhiều nước giúp tăng thải trừ thông qua nước tiểu. Ngược lại nếu dùng Meloxicam quá liều ở liều cao cần được gây nôn và rửa dạ dày.
Bên cạnh đó bác sĩ còn có thể cho bệnh nhân uống than hoạt tính giúp giảm hấp thu cơ thể cùng Meloxicam. Không thể áp dụng được cách lọc máu như những trường hợp ngộ độc thông thường khác.
7. Ăn uống khi dùng thuốc Meloxicam
Không cần quá chú trọng đến ăn uống khi sử dụng Meloxicam. Bệnh nhân để đảm bảo có được hiệu quả điều trị bệnh tốt thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn. Lưu ý không dùng đồ uống có cồn như bia rượu, nước ngọt có gas vì sẽ tăng áp lực lên niêm mạc ruột và gây chảy máu dạ dày thủng dạ dày.
Thông tin của bài viết về thuốc Meloxicam trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không đưa ra bất cứ chỉ định nào. Bệnh nhân nếu cần tư vấn kỹ hơn vui lòng tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM