Thu gọn danh mục

Thuốc iliadin là loại thuốc được sử dụng phổ biến và được nhiều cha mẹ luôn bỏ trong tủ thuốc gia đình để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh; đồng thời hỗ trợ làm tan đờm, cải thiện các triệu chứng viêm mũi, viêm xoang. Để nắm rõ về các thông tin của thuốc (công dụng, cách dùng, liều dùng an toàn) mời bạn tham khảo các thông tin được cung cấp trong bài viết sau.

Thông tin về thuốc Iliadin

+ Xuất xứ: Singapore.

+ Thể tích thực: 5ml.

+ Thành phần: Oxymetazoline Hydrochloride, chất bảo quản Benzalkonium Clorua.

+ Khuyến cáo độ tuổi sử dụng: trẻ sơ sinh trở lên.

THUỐC ILIADIN - NHỎ MŨI Ở TRẺ NHỎ VÀ TRẺ SƠ SINH

Thuốc nhỏ mũi Iliadin 0.01% được sử dụng an toàn cho trẻ từ sơ sinh trở lên bởi đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu nên tất dễ bị ảnh hưởng thời tiết và gây các bệnh có liên quan đến vùng mũi họng. Do đó, việc sử dụng thuốc sẽ có các tác dụng sau:

Theo các thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Iliadin được sử dụng nhỏ mũi (không sử dụng đường uống) có tác dụng trong giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, giảm đờm, giảm triệu chứng chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng hay viêm xoang gây ra.

➤  Đồng thời, thuốc còn hạn chế được sự phát triển và sinh sôi, lây lan của các vi khuẩn; từ đó bảo vệ niêm mạc mũi.

➤  Thuốc nhỏ mũi Iliadin còn được sử dụng trong điều trị và dự phòng, kiểm soát các triệu chứng như: mất máu, nồng độ magie - kali - natri thấp, mức canxi thấp, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… iliadin

➤  Ngoài ra, Iliadin cũng có thể được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý khác không được liệt kê ở bao bì. Cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ về công dụng cụ thể để sử dụng đúng mục đích và đảm bảo an toàn cho trẻ.

➥ Ưu điểm của thuốc: Iliadin có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng về mũi (nghẹt mũi, chảy nước mũi; tan đờm ở họng sau khi nhỏ xong; đồng thời loại bỏ tình trạng thở khò khè, làm thông thoáng đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc, hạn chế được các bệnh lý mũi-họng

Chai thuốc được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi; cha mẹ có thể bỏ túi và mang theo ra ngoài hoặc đi du lịch, sử dụng cho con ngay khi cần.

Hạn chế của thuốc: Sản phẩm chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tại chỗ; không có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp. Hiệu quả hấp thu thuốc nhanh hay chậm tùy vào cơ địa của mỗi bé.

Do đó, nhỏ mũi bằng iliadin chỉ là giải pháp tạm thời, nếu các triệu chứng kéo dài cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra đường hô hấp và tư vấn chữa trị kịp thời.

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MŨI ILIADIN

Tùy vào độ tuổi, triệu chứng bệnh mà thuốc iliadin có cách sử dụng với liều lượng phù hợp, khi chỉ định dùng thuốc bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể để đảm bảo việc dùng thuốc an toàn, đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn.

Các liều dùng thông thường lần lượt là:  iliadin

 Trẻ sinh từ 0 tháng đến 4 tuần tuổi: Nhỏ mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1-2 giọt.

Trẻ từ 5 tuần đến 1 tuổi: Mỗi ngày nhỏ thuốc từ 2 - 3 lần. Mỗi lần nhỏ thuốc 1 – 2 giọt

Trẻ từ 1 – 6 tuổi và người lớn: Mỗi ngày nhỏ thuốc từ 2 – 3 lần. Mỗi lần nhỏ từ 1 đến 2 giọt.

Lưu ý: Thuốc được sử dụng liên tiếp trong vòng 3 ngày để cải thiện triệu chứng; sau đó nên dừng lại 2 ngày rồi mới dùng lại nếu cần.

Khi dùng thuốc, nên đặt bé ở tư thế nằm nghiêng về một bên, dùng thuốc nhỏ (hoặc xịt) vào mỗi bên mũi của trẻ. Khoảng 30 giây sau, dùng tăm bông lấy gỉ mũi ra cho trẻ, lau sạch các dịch mũi chảy ra.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp bị suy tim sung huyết, suy thận, suy gan, xơ gan, dị ứng với các thành phần có trong thuốc hoặc nồng độ Kali trong máu…

➤ Dùng thuốc thiếu 1 liều có sao không?

Nếu bạn quên nhỏ thuốc 1 liều, có thể nhỏ bù ngay sau đó. Nếu thời gian sử dụng 2 liều gần nhau, tốt nên bỏ qua liều thiếu và dùng liều tiếp theo đúng theo lịch trình điều trị.

Tuyệt đối không được sử dụng dồn 2 liều vào 1 lần sẽ có thể dẫn đến kích ứng hoặc các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Nếu bạn là người hay quên, hãy đặt báo thức để nhắc nhở dùng thuốc đều đặn. Bên cạnh đó, hãy tham khảo bác sĩ điều trị để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc; trong nhiều trường hợp sẽ thay đổi thuốc điều trị mới.

➤ Dùng thuốc quá liều có sao không?

Nếu nhỏ thuốc quên liều không gây nhiều nguy hiểm, thì việc dùng thuốc quá liều sẽ gây nhiều tác động tiêu cực như: triệu chứng không được cải thiện ngược lại nguy cơ “lờn” thuốc cao, bệnh tiến triển nặng hơn. Một số trường hợp có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, nếu vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời. Tốt hãy mang theo chai thuốc/ hộp thuốc và thông báo với bác sĩ về liều lượng sử dụng để có thêm cơ sở chẩn đoán, chữa trị hiệu quả.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ILIADIN

Để đảm bảo an toàn cho quá trình dùng thuốc, tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra, hãy thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đã sử dụng trong thời gian gần đây hoặc đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng…)

Ngoài ra, hãy khai báo về các tiền sử dị ứng thuốc, tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ… Đặc biệt nếu nằm trong số những trường hợp sau:

+ Bị suy thận, suy tim xung huyết, xơ gan, bệnh lý huyết áp

+ Trẻ sơ sinh

+ Mất nước ngoại bào

+ Tăng nồng độ calci trong máu

+ Phụ nữ đang mang thai tăng huyết áp

+ Vừa trải qua phẫu thuật hoặc truyền thuốc vào tĩnh mạch.

+ Xuất hiện vết thương hở, kích ứng, nứt nẻ, da bị cháy nắng…

Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc, hãy chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào chai thuốc; không để đầu nhỏ chạm sát vào mũi; không được dùng thuốc khi đã mở nắp chai 6 tháng.

+ Không được dùng thuốc ở mắt và miệng

+ Không được dùng thuốc nhỏ quá liều trong cùng 1 ngày hoặc nhỏ quá nhiều cho 1 bên mũi.

+ Sau khi dùng thuốc xong, cần đóng nắp chai lại cẩn thận; để thuốc nơi khô ráo; tránh xa tầm tay trẻ em…

CHÚ Ý MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC ILIADIN XỊT MŨI

➤ Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc, một số trường hợp có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như: hắt xì liên tục, có biểu hiện viêm đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau dạ dày), buồn nôn hoặc nôn. Thậm chí có thể gây co giật cơ bắp.

Các tác dụng phụ của thuốc chưa được liệt kê đầy đủ, do đó, khi sử dụng thuốc và phát hiện các bất thường

Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, Iliadin có thể gây ra một vài phản ứng phụ khác không được liệt kê. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt các triệu chứng đó không biến mất, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

➤ Tương tác thuốc

Theo khuyến cáo, việc sử dụng thuốc Iliadin có thể tương tác khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc sau: Aspirin, Oxytocin, Hydrocodone, Acetaminophen, Triprolidin, Clorpheniramine, Salsalate, Terbutaline, Indomethacin….

=> Việc sử dụng chung iliadin với các loại thuốc được liệt kê có thể làm thay đổi chức năng của thuốc thậm chí mất tác dụng của thuốc. Nguy hiểm hơn chúng có khả năng làm tăng các tác dụng phụ

Do đó, để việc dùng thuốc phát huy được tác dụng điều trị tốt, khi điều trị bệnh, hãy tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo:

Thuốc nhỏ mũi iliadin có rất nhiều loại, hàm lượng đa dạng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể cũng như độ tuổi điều trị của trẻ em, trẻ sơ sinh… bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

► Do đó, cha mẹ có ý định điều trị cho con bằng thuốc iliadin, hãy đưa trẻ đến các bệnh viện phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và được tư vấn.

► Trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngưng dùng thuốc khi không được sự cho phép của bác sĩ, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM