Thu gọn danh mục

Thuốc hapacol là loại thuốc giảm đau hạ sốt quen thuộc, được nhiều người mua về sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng “bừa bãi” có thể để lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về thuốc Hapacol giảm đau hạ sốt: công dụng, liều dùng, những lưu ý khi uống thuốc… thông qua bài viết dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

THÔNG TIN VỀ THUỐC HAPACOL: GIẢM ĐAU, HẠ SỐT

Hapacol là loại thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các vấn đề liên quan đến đau nhức như: đau đầu, đau cơ bắp, đau họng, đau xương khớp, cảm cúm, mọc răng…

+ Tên biệt dược: Hapacol

+ Nhóm thuốc: Giảm đau và hạ sốt

+ Tên hoạt chất trong thuốc: Paracetamol (acetaminophen)

+ Dạng bào chế: viên nang uống, viên thuốc nhai, thuốc bột sủi bọt, viên nén sủi bột, dạng si-ro, viên nén nhét hậu môn…

CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC HAPACOL

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh (độ tuổi, cơ địa, mức độ đau nhức) thuốc hapacol được bào chế dưới nhiều dạng với hàm lượng tương ứng khác nhau. Như sau:

Lưu ý: Thuốc Hapacol còn rất nhiều dạng được bào chế với hàm lượng chưa được đề cập ở trên. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng bạn cần tìm hiểu kỹ và trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ để nắm rõ và yên tâm sử dụng.

TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THUỐC HAPACOL

➤ Tác dụng

Được xếp vào nhóm giảm đau-hạ sốt, cơ chế của thuốc hapacol là tác động lên trung tâm nhiệt (vị trí dưới đồi) giúp hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt độ do giãn mạch và hỗ trợ làm tăng lượng máu đến các dây thần kinh ngoại biên, nâng ngưỡng chịu đau lên... từ đó làm giảm đau nhức, hạ nhiệt nhanh chóng ở người bị sốt.

Hoạt chất paracetamon hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa; thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận (thời gian bán thải trung bình từ 1,25-3g).

Nghiên cứu cho thấy, hapacol có tác dụng giảm đau và làm hạ sốt tương đương với aspirin nhưng ít gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ hô hấp, không gây kích ứng dạ dày và hầu như không làm thay đổi cân bằng acid - base.

➤ Chỉ định điều trị

Thuốc hapacol được chỉ định trong điều trị:

+ Hạ nhiệt khi đang bị sốt do cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết...

+ Giảm đau khi mọc răng, sau khi tiêm chủng (ở trẻ em); đau sau khi nhổ răng

+ Điều trị đau đầu/ đau nữa đầu

+ Giảm đau bụng kinh, đau họng, đau nhức cơ, gân do viêm khớp, viêm xoang…

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc chưa được đề cập, bạn cần trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ nếu muốn nắm rõ các tác dụng của thuốc.

➤ Chống chỉ định

Khuyến cáo từ chuyên gia - Hapacol chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:

➧ Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với paracetamol và bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

➧ Bệnh nhân bị thiếu máu; thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase; suy giảm chức năng gan, thận…

➧ Người có tiền sử nghiện rượu, bia, ma túy…  nhóm thuốc giảm đau hạ sốt

Để phòng ngừa các phản ứng thuốc và rủi ro có thể xảy ra, bạn nên khai báo cụ thể với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng (nếu có) và có đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác hay không? … để bác sĩ cân nhắc việc sử dụng Hapacol.

Xem thêm: Glotadol - thuốc giảm đau, hạ sốt

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC HAPACOL

Thuốc hapacol được bào chế nhiều dạng khác nhau, hàm lượng cũng khác nhau. Mỗi hộp thuốc đều có tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo, bạn nên đọc kỹ thông tin từ nhà sản xuất hoặc trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ về cách dùng, liều lượng phù hợp… nhằm đảm bảo hiệu quả hấp thu thuốc.

Nếu sử dụng sai cách, sai liều có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc và phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

➤ Hướng dẫn cách dùng thuốc

➤ Liều lượng cho phép

Tùy vào từng trường hợp cụ thể (mức độ bệnh, sức khỏe, độ tuổi, cơ địa người bệnh)... mà được chỉ định liều lượng sử dụng phù hợp. Tốt bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo đối với các trường hợp phổ biến.

➧Đối với trẻ em

➧Đối với người lớn

➤ Cách bảo quản thuốc

Thuốc hapacol có nhiều loại khác nhau nên cách bảo quản cũng khác nhau. Do đó, khi mua thuốc về sử dụng, hãy chú ý đọc kỹ tờ hướng dẫn được in/ kèm theo trên bao bì để thực hiện bảo quản đúng cách.

Thông thường thuốc nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh nơi ẩm ướt...

Trong trường hợp thuốc/ bao bì thuốc bị côn trùng cắn, thuốc đổi màu, chảy nước, biến chất… tuyệt đối không được sử dụng để tránh rủi ro có thể xảy ra, nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.  nhóm thuốc giảm đau hạ sốt

GIÁ THUỐC HAPACOL LÀ BAO NHIÊU?

Hiện nay thuốc Hapacol được bán rộng rãi trên thị trường, các nhà thuốc/ quầy thuốc toàn quốc với giá thành như sau:

Hapacol 150, 150 Flu: từ 35.000 – 50.000 nghìn đồng/hộp

Hapacol 250, 250 Flu: 45.000 – 60.000 nghìn đồng/hộp

Hapacol 325 (viên nén): 70.000 – 80.000 nghìn đồng/hộp

Hapacol Blue 500mg: 45.000 – 50.000 nghìn đồng/ hộp

Hapacol codein (sủi): 3.000 – 3.5000 nghìn đồng/viên

Hapacol Extra: 45.000 – 50.000 nghìn đồng/hộp

Đây chỉ là giá thuốc tham khảo, sở dĩ có sự chênh lệch tùy thời điểm mua thuốc, khu vực… bạn có thể đến nhà thuốc tham khảo giá trực tiếp. Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại nhà thuốc hoặc bệnh viện để biết thêm giá của các loại thuốc này.

Xem thêm: Thuốc Advil giảm đau, hạ sốt & cách sử dụng

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC HAPACOL

Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh tốt cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về tác dụng phụ, tương tác của thuốc để đề phòng những rủi ro có thể phát sinh.

➤ Tác dụng phụ của thuốc

Theo nghiên cứu, Hapacol có thể gây ra một số tác dụng phụ như: phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, dị ứng và mẫn cảm, thiếu máu, tổn thương gan, giảm bạch cầu, huyết cầu…

Do đó, khi dùng thuốc nếu gặp phải bất kì triệu chứng bất thường nào (một số tác dụng phụ chưa được đề cập) hãy thông báo ngay cho bác sĩ để nhận giải đáp cụ thể, hướng dẫn xử lý

➤ Tương tác thuốc có thể xảy ra

Thuốc Hapacol có thể tương tác với nhiều loại thuốc, do đó nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy thông báo với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp hoặc điều trị thay thế.

Một số loại thuốc Hapacol tương tác, bao gồm: Phenothiazin, Phenytoin, Barbiturat (thuốc chống co giật), thuốc kháng cholinergi, Cholestyramine, Metoclopramide, than hoạt tính… khi dùng chung có thể làm giảm hấp thu thuốc, hạ sốt nghiêm trọng, nhiễm độc gan.

⇒ Đây chỉ là một số loại thuốc tương tác thường gặp (chưa bao gồm toàn bộ các loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc Hapacol)

➤ Một số tác lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

+ Nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc

+ Phụ nữ mang thai, sau sinh đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ

+ Trong quá trình điều trị tránh dùng bia, rượu hoặc đồ uống có cồn (bởi có thể làm tăng độc tính của gan, gây ra các biến chứng nghiêm trọng)

+ Cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc, không được tự ý tăng/ giảm liều lượng thuốc

+ Người bệnh ngưng sử dụng thuốc ngay khi sử dụng thuốc sau 3-5 ngày các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, có xu hướng nặng hơn hoặc cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường...

+ Khi lỡ dùng thuốc sai liều/ quá liều (có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh) người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng, mê sảng, hạ thân nhiệt đột ngột, tụt huyết áp, da xanh-tím, thở gấp, mạch yếu… cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ rửa dạ dày trong vòng 4 tiếng sau khi bị ngộ độc thuốc.

Trên đây là những kiến thức về thuốc về thuốc hapacol giảm đau, hạ sốt. Người bệnh nên cẩn trọng khi dùng thuốc, nếu có bất kì thắc mắc nào cần được hỗ trợ hãy liên hệ với chuyên gia ngay lập tức. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

>>> Xem thêm thông tin các loại thuốc liên quan:

+ Thuốc Tây y

+ Thuốc Dân gian - Đông y

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM