Thu gọn danh mục

Camoas là thuốc có tác dụng làm giảm các cơn co thắt ở đường tiết niệu – sinh dục. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về thuốc Camoas: Cách dùng, liều lượng và thận trọng qua nội dung bài viết dưới đây. Mọi người có thể tham khảo bài viết để tích lũy thêm nhiều kiến thức về thuốc để tránh được những rủi ro, tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng loại thuốc này.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Thông tin về thuốc Camoas

Tên thuốc: Thuốc Camoas

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói: Thuốc Camoas được đóng gói vào hộp 3 vỉ x 10 viên

Điểm bán – giá bán: Hiện nay, thuốc Camoas được bán tại nhiều nhà thuốc – đại lý thuốc trên toàn quốc với mức giá khác nhau. Giá có thể dao động ở mức trên dưới 220.000 VNĐ/ hộp, tuy nhiên mức giá này chỉ mang tính tham khảo.

Thành phần của thuốc Camoas

Thành phần chính: Flavoxat hydrochlorid 200mg

 Thành phần tá dược: Natri croscarmellose, Natri starch glycolat, Lactose monohydrat, Magnesi stearat, Cellulose vi tinh thể 101, HPMC 615, PEG 6000, bột talc, Titan dioxyd

Dược lực học

 Thuốc Camoas có thành phần chính là hoạt chất Flavoxat hydrochlorid – là chất chống co thắt có tác dụng đối kháng trực tiếp với sự co thắt cơ trơn của bàng quang và đường tiết niệu – sinh dục.

 Flavoxat là chất giãn cơ trơn tương tự như papaverin, nhưng có khả năng chống co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn. Cơ chế tác động của Flavoxat là kết hợp giữa khả năng kháng calcium, tác động hướng cơ và tác động gây tê tại chỗ.

 Hoạt chất Flavoxat trực tiếp làm giảm cơ trơn có thể là do tác động kháng calcium và ức chế men phosphodiesterase.

Dược động học

 Sau khi uống thuốc Camoas khoảng 20 phút, Flavoxat sẽ đạt nồng độ đỉnh trong máu. Họa chất phân bố thấp ở mô não nhưng cao ở gan, thận, bàng quang.

 Sau 12 giờ uống thuốc, khoảng 55% thuốc được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa MFCA và/ hoặc chất chuyển hóa dưới dạng kết hợp trong nước tiểu, hoạt chất Flavoxat không tích tụ trong cơ thể.

Thuốc Camoas giúp làm giảm các cơn co thắt ở đường tiết niệu – sinh dục

Chỉ định – chống chỉ định sử dụng thuốc Camoas

Chỉ định sử dụng thuốc Camoas

Thuốc Camoas được chỉ định sử dụng cho những trường hợp dưới đây:

 Làm giảm các triệu chứng như: Tiểu gấp, tiểu khó, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng… trong bệnh lý về bàng quang và tuyến tiền liệt (đau hoặc viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo – bàng quang, viêm niệu đạo – tam giác bàng quang)

 Hỗ trợ điều trị chống co thắt do mắc các bệnh lý như: sỏi thận, sỏi niệu quản, rối loạn co thắt đường tiết niệu do đặt ống thông tiểu và soi bàng quang, di chứng phẫu thuật đường tiểu dưới.

 Giảm co thắt đường sinh dục nữ như: Đau bụng kinh, đau vùng chậu, tăng trương lực và rối loạn vận động tử cung.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Camoas

Không nên sử dụng thuốc Camoas cho những đối tượng sau:

 Đối tượng từng có tiền sử dị ứng thuốc

 Các tình trạng tắc nghẽn như: ruột không giãn, tắc hồi tràng, tắc tá tràng, những sang thương gây tắc ruột hoặc liệt ruột, tắc nghẽn đường tiểu dưới, xuất huyết tiêu hóa.

 Không sử dụng thuốc cho nhũ nhi và trẻ em dưới 2 tuổi do vẫn chưa thể xác định hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc đối với nhóm đối tượng này.

Liều dùng, cách sử dụng và bảo quản thuốc Camoas

Cách dùng – liều dùng thuốc Camoas

Sử dụng thuốc Camoas bằng cách uống thuốc trực tiếp với nước lọc.

Liều dùng cụ thể sẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều dùng tham khảo của thuốc trong những trường hợp thông thường là

 Uống 1 viên thuốc Camoas/ lần, sử dụng thuốc 3 – 4 lần/ ngày

 Hoạt chất Flavoxat được hấp thu nhanh chóng, đáp ứng lâm sàng sẽ thay đổi tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Thông thường, hiệu quả điều trị trên hệ bàng quang sẽ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 giờ.

 Với những người bệnh bị nhiễm trùng, việc điều trị bằng Camoas thường kéo dài song song với các loại thuốc chống nhiễm trùng (khoảng 1 tuần hoặc hơn).

 Người bệnh có triệu chứng mãn tính ở bàng quang cần duy trì việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tối ưu, nếu triệu chứng được cải thiện bác sĩ có thể chỉ định giảm liều.

Dùng thuốc Camoas đúng liều và đúng cách được bác sĩ chỉ dẫn

Xử lý khi dùng quá liều thuốc Camoas

 Hiện vẫn chưa có trường hợp quá liều thuốc Camoas nào được báo cáo, tuy nhiên các triệu chứng được báo cáo nếu dùng thuốc quá liều có thể tương tự như thuốc kháng cholinergic khác.

 Triệu chứng phổ biến là: Buồn nôn, nôn, mặt đỏ bừng, giãn đồng tử, miệng và lưỡi khô, da khô nóng, sốt, cao huyết áp, rung giật nhãn cầu, buồn ngủ, kích động, mê sảng, ảo thị.

 Triệu chứng không phổ biến là: co giật cơ, co giật, bí tiểu, liệt ruột, hôn mê, rối loạn nhịp và dẫn truyền tim, trụy tim mạch.

Xử trí: Điều trị hỗ trợ và theo dõi trong vòng 6 giờ sau khi uống, có thể xem xét sử dụng than hoạt nếu người bệnh đã uống một lượng thuốc đáng kể trong vòng 1 giờ. Chỉ nên thực hiện rửa dạ dày ở người lớn dùng thuốc quá liều trong 1 giờ và có khả năng đe dọa tính mạng.

Tốt hơn hết nên đến ngay trung tâm cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần để được xử trí quá liều bằng biện pháp thích hợp.

Bảo quản thuốc Camoas

 Bảo quản thuốc Camoas ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ không quá 30 độ C.

 Hạn sử dụng là 36 tháng tính từ ngày sản xuất, không dùng thuốc đã quá hạn hay hư hỏng.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Camoas

Thận trọng

Người bệnh cần chú ý một số điều sau nếu đang điều trị bằng thuốc Camoas, bao gồm:

 Nếu cùng lúc bị viêm đường tiết niệu – sinh dục thì nên dùng thuốc Camoas kết hợp với kháng sinh phù hợp.

 Cẩn trọng khi dùng thuốc Camoas cho bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là tăng nhãn áp góc hẹp.

 Cần báo trước những tác dụng phụ có thể xảy ra như: mờ mắt, chóng mặt, ngầy ngật với người điều khiển phương tiện giao thông và máy móc.

 Chưa nhận thấy thuốc gây ra tác dụng phụ nào đối với phôi thai, tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu.

 Thận trọng khi dùng thuốc cho bà mẹ cho con bú vì chưa biết thuốc Camoas có tiết qua sữa mẹ hay không.

Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khô miệng khi dùng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Camoas

Người bệnh sử dụng thuốc Camoas cũng có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

 Buồn nôn, nôn ói (không xảy ra khi uống thuốc lúc no), khô miệng, chóng mặt, nhức đầu

 Ngầy ngật, tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết mắt, cảm xúc bất ổn định, nổi mề đay, lú lẫn

 Rối loạn tiểu tiện, sốt, nhịp tim nhanh, tăng bạch cầu ái toan, táo bón khi dùng liều cao…

Lưu ý: Thông báo với bác sĩ nếu gặp phải một trong những tác dụng phụ trên hoặc những triệu chứng khác lạ khác khi dùng thuốc Camoas để được xử lý nhanh.

Tương tác thuốc

Hoạt chất Flavoxat trong thuốc Camoas có tác dụng giãn cơ và kháng muscarinic, nên tương tác của Camoas tương tự như các chất kháng muscarinin. Cụ thể tác dụng của các loại thuốc này sẽ tăng lên khi sử dụng cùng lúc với các thuốc như:

 Amantadin, Phenothiazin, thuốc kháng histamine

 Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế MAO.

Trên đây chưa phải là tất cả các loại thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Camoas, do đó bệnh nhân nên liệt kê chi tiết các loại thuốc từ Tây y đến Đông y hay thực phẩm chức năng bản thân đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc trước khi chỉ định dùng thuốc nhằm giảm nguy cơ tương tác thuốc.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Camoas, không có giá trị thay thế cho những chỉ định và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thăm khám và chỉ được dùng thuốc khi có hướng dẫn cũng như chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM