Thu gọn danh mục

Thuốc Sporal là loại nằm trong nhóm thuốc kháng nấm, vi khuẩn và virus. Do đó, nó được chỉ định để điều trị, phòng ngừa nhiễm nấm bên ngoài da cũng như các cơ quan trong cơ thể. Vậy trong quá trình sử dụng Sporal cần lưu ý điều gì? Cơ thể bạn có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn nào? Hãy cùng Hoàn Cầu tìm hiểu chi tiết về loại thuốc này ngay sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ THUỐC SPORAL

Giới thiệu về thuốc Sporal

Thuốc Sporal chứa thành phần chính là Itraconazole và được bào chế dạng viên nang.

Thuốc có hàm lượng 100mg và được bán với giá từ 80.000 – 100.000 đồng cho 1 hộp. Mức giá này có thể chênh lệch tại từng nhà thuốc, đại lý khác nhau.

Thành phần chính của thuốc là Itraconazole –nhóm thuốc chống vi khuẩn và kháng virus, kháng nấm. Bên cạnh đó, Itraconazole còn có khả năng ức chế nhiều loại vi nấm phát triển như nấm Candida, Trichosporon, Dermatophytes,…

Giới thiệu về thuốc Sporal

Giới thiệu về thuốc Sporal

Chỉ định & chống chỉ định của Sporal

 Chỉ định của thuốc Sporal

- Bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida ở miệng, vùng kín, cổ họng

- Lang ben

- Nấm móng

- Nấm da

- Đề phòng nhiễm nấm trong trường hợp bị giảm bạch cầu trung tính

- Nhiễm nấm nội tạng

- Phòng ngừa nhiễm nấm do bệnh AIDS

 Chống chỉ định của Sporal

- Bị dị ứng, quá mẫn với thành phần trong Sporal

- Phụ nữ mang thai (trừ trường hợp nhiễm nấm đang đe dọa đến tính mạng)

Ngoài ra, để phòng chống tình huống rủi ro có thể xảy đến, bệnh nhân cần thông báo tới bác sĩ về những vấn đề sức khỏe hiện tại của mình để được cân nhắc dùng thuốc an toàn.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THUỐC SPORAL

Cách dùng thuốc Sporal

Thuốc được bào chế dạng viên nên cách dùng rất đơn giản, chỉ cần uống trực tiếp cùng với nước lọc. Tránh uống Sporal cùng với sữa, nước ép vì có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

Thời gian thích hợp để uống Sporal là sau khi ăn.

Liều lượng dùng thuốc Sporal

Phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, tần suất phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông tin liều lượng dưới đây sẽ đáp ứng cho trường hợp phổ biến , không có giá trị thay thế hướng dẫn từ bác sĩ/ nhân viên y tế:

>> Nhiễm nấm Candida âm đạo

- Dùng 2 viên/ lần, mỗi ngày uống 2 lần và chỉ dùng trong 1 ngày

- Bên cạnh đó, có thể sử dụng 2 viên/ lần, mỗi ngày uống 1 lần và duy trì trong 3 ngày

>> Nhiễm Candida ở miệng – cổ họng

- Liều dùng thông thường là 1 viên/ lần, mỗi ngày dùng 1 lần

- Uống thuốc Sporal liên tiếp trong 15 ngày

>> Điều trị lang ben

- Liều dùng thông thường là 2 viên/ lần, ngày 1 lần và dùng trong 7 ngày

>> Điều trị nấm da

- Liều dùng thông thường 2 viên/ lần/ ngày và duy trì trong 7 ngày

- Hoặc có thể dùng 1 viên/ lần/ ngày và kéo dài trong 15 ngày

- Với trường hợp bệnh nặng có thể gia tăng liều lên 2 viên/ lần, ngày dùng 2 lần liên tục trong 7 ngày

>> Điều trị nấm móng

- Liều dùng phổ biến là 2 viên/ lần, mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng và chiều. Sau đó duy trì trong 7 ngày

- Để đạt hiệu quả, phải dùng 2 – 3 liệu trình trên và thời gian cách nhau 3 tuần.

>> Điều trị nhiễm nấm nội tạng

- Với nấm Candida: Uống 1 – 2 viên/ lần/ ngày và duy trì trong 3 tuần – 7 tháng phụ thuộc vào mức độ bệnh

- Với nấm Aspergillus: Uống 2 viên/ lần/ ngày và duy trì trong 2 – 5 tháng

- Với nấm Histoplasma: Uống 2 viên/ lần, 1 – 2 lần/ ngày và duy trì trong khoảng 8 tháng

- Với nấm Blastomyces dermatitidis: Uống 1 viên/ lần/ ngày và duy trì trong 6 tháng

- Với nấm Sporothrix schenckii: Uống 1 viên/ lần/ ngày và dùng trong khoảng 3 tháng

- Với nấm Cryptococcus gây viêm màng não: Uống 2 viên/lần và dùng 2 lần/ ngày

>> Phòng ngừa nhiễm nấm do AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính

- Liều dùng thông thường để phòng ngừa là 2 viên/ lần/ ngày và duy trì trong vòng 15 ngày

Từng bệnh lý sẽ có liều dùng Sporal tương ứng

Từng bệnh lý sẽ có liều dùng Sporal tương ứng

** Lưu ý: Thuốc Sporal chỉ được dùng cho người trưởng thành. Hiện tại chưa có nghiên cứu về liều lượng phù hợp cho trẻ nhỏ, nếu bạn có ý định cho bé dùng thuốc thì nên trao đổi kỹ cùng bác sĩ.

Cách bảo quản thuốc Sporal

Thuốc Sporal cần được bảo quản ở nơi mát, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp hay nhiều độ ẩm. Đồng thời đặt thuốc ở xa tầm với của trẻ em.

Nếu thuốc có dấu hiệu hư hại, bị côn trùng cắn hay hết hạn thì nên xử lý đúng cách theo thông tin được in trên bao bì.

DÙNG THUỐC SPORAL CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Các vấn đề thận trọng về thuốc Sporal

- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan cần thận trọng nếu dùng Sporal. Hãy kiểm tra chức năng gan theo định kỳ trong suốt thời gian điều trị với thuốc.

- Trường hợp bị nhiễm độc gan nguyên nhân do các loại thuốc khác thì cần phải nói rõ ràng với bác sĩ trước khi dùng Sporal.

- Người đang mang thai không được khuyến khích điều trị bằng thuốc Sporal, trừ trường hợp đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Đồng thời, nếu dùng thuốc trong thời gian cho con bú thì phải ngưng việc cho trẻ bú mẹ.

Các tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc Sporal, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ. Thế nhưng không phải bất cứ trường hợp nào khi dùng Sporal cũng có thể gặp tác dụng phụ sau đây:

 Tác dụng phụ thường gặp:

- Khó tiêu

- Buồn nôn

- Nhức đầu

- Đau bụng

 Tác dụng phụ hiếm gặp:

- Giảm kali huyết

- Các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, rối loạn kinh nguyệt, tăng men gan, phù mạch

Nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện trên hay bất cứ triệu chứng lạ khác, bệnh nhân nên thông báo đến bác sĩ để được kiểm tra và có cách khắc phục sớm.

Tương tác của thuốc Sporal

Trong thuốc Sporal có chứa thành phần Itraconazole, do đó nó có khả năng tương tác cùng nhiều loại thuốc điều trị khác. Dưới đây là danh sách thuốc có khả năng tương tác cùng Sporal mà bạn nên lưu ý để phòng tránh:

- Cisapride

- Midazolam

- Triazolam

- Ritonavir

- Erythromycin

- Indinavir

- Thuốc chống đông máu theo đường uống

- Eletriptan

- Thuốc điều trị HIV

- Cyclosporine

- Thuốc điều trị ung thư

- Tacrolimus

Tuy nhiên, đây là thông tin chưa đầy đủ về những loại thuốc có thể tương tác với Sporal. Để chủ động phòng tránh, bệnh nhân nên nói với bác sĩ về những loại thuốc mình đang dùng nhằm hạn chế rủi ro gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong trường hợp có tương tác xảy ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng 1 trong 2 loại thuốc, thay thế thuốc khác phù hợp hơn hoặc điều chỉnh tần suất và liều lượng sử dụng,…

Cách xử lý các tình huống đặc biệt

++ Xử lý khi thiếu liều

Khi bỏ quên 1 liều thuốc Sporal, bệnh nhân nên bổ sung ngay ở thời điểm nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sát với liều dùng tiếp theo thì hãy tiếp tục dùng theo kế hoạch và bỏ qua luôn liều đã quên, tránh bù liều bằng cách uống gấp đôi.

++ Xử lý khi quá liều

Việc dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến rối loạn tim, gan – mật, hệ tiêu hóa và phản ứng trên da,… vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nếu nhận thấy mình uống Sporal quá liều, bạn nên đến bệnh viện ngay, tránh lơ là chủ quan vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng thuốc Sporal cần lưu ý điều gì?

Dùng thuốc Sporal cần lưu ý điều gì?

++ Khi nào ngưng dùng Sporal?

Trong các trường hợp sau đây, sẽ được khuyến cáo nên ngưng dùng thuốc:

- Phát sinh thêm các phản ứng dị ứng

- Hết thời gian điều trị được chỉ định

- Dùng thuốc quá liều

- Bệnh nghiêm trọng hơn

Đối với thuốc Sporal, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu có nhận xét: Đây là loại thuốc có khả năng gây nguy hiểm nghiêm trọng nếu không được dùng đúng cách, đúng bệnh. Vì vậy, bạn cần phải thăm khám và tham khảo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời cần sử dụng đều đặn trong thời gian định mới có thể phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây về thuốc Sporal đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho người bệnh. Nhưng lưu ý nó chỉ có giá trị để tham khảo và không thay thế cho chỉ định từ chuyên gia. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ đến bác sĩ để được giải đáp một cách chính xác.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM