Thuốc Silkron (kem 7 màu) là dạng kem bôi ngoài da để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, nấm da, chàm, nhiễm trùng thứ phát,… Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu Silkron là thuốc gì và có phải trường hợp nào cũng dùng được loại thuốc này hay không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy tham khảo bài viết bên dưới đây để rõ nhé.
GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ KEM BÔI DA SILKRON
Silkron là thuốc gì?
Như đã đề cập ở trên, Silkron là thuốc điều trị những bệnh lý ngoài da được điều chế từ các thành phần là: Betamethasone dipropionate topical 0.64mg, Gentamicin sulfate và Gentamicin sulfate.
Giới thiệu chi tiết về kem bôi da Silkron
Silkron có công dụng gì?
Silkron bôi ngoài da là thuốc dùng điều trị tại chỗ các vấn đề viêm nhiễm, ngứa do các bệnh ngoài da gây ra như viêm da, vết trầy, hăm, lang ben, nấm da, eczema, viêm da đáp ứng corticoid có biến chứng nhiễm trùng thứ phát.
Bên cạnh đó, kem Silkron cũng được chỉ định cho nhiều mục đích không được liệt kê ở trên. Để biết rõ hơn, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Chống chỉ định của Silkron
Silkron chống chỉ định với trường hợp bị dị ứng với các thành phần của kem, đặc biệt là betamethasone và clotrimazole. Ngoài ra, những trường hợp được kể đến dưới đây cũng không nên dùng thuốc:
- Silkron không được khuyến cáo dùng điều trị hăm tã, không được bôi vào khu vực tã
- Bệnh eczema tai ngoài bị thủng màng nhĩ
- Người dưới 17 tuổi không nên sử dụng
- Một số trường hợp cần thận trọng như bệnh gan, tiểu đường, nhiễm trùng da, người đang cho con bú, người mang thai hoặc đang có dự định mang thai,… cần báo với bác sĩ trước khi dùng.
Hướng dẫn sử dụng kem
Bệnh nhân nên đọc hướng dẫn in trên sản phẩm hoặc dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cơ bản như sau:
- Dùng kem trên da, không được uống
- Không bôi kem lên các vùng quanh mũi, miệng, mắt và âm đạo
- Trước khi thoa kem cần làm sạch nơi cần điều trị và chỉ bôi lớp kem mỏng, nhẹ nhàng tán đều
- Sau khi bôi kem cần phải rửa tay sạch.
- Không băng kín vùng thoa thuốc trừ khi được bác sĩ yêu cầu
- Trường hợp dùng Silkron ở vùng kín, chỉ nên dùng lượng nhỏ và mặc trang phục rộng rãi
- Tránh dùng các loại kem khác đè lên vùng da điều trị với Silkron trừ khi bác sĩ chỉ định.
Liều lượng dùng Silkron
Tùy vào mỗi bệnh lý sẽ có liều lượng sử dụng thuốc Silkron tương ứng. Sau đây là các bệnh phổ biến hay gặp
Bệnh nấm da, viêm da:
- Nên thoa một lớp mỏng kem Silkron lên vùng bị nấm, viêm ngày 2 lần, kéo dài 1 tuần.
- Tránh dùng hơn 45 gram mỗi tuần và không dùng với băng vết thương.
- Trường hợp bệnh nhân không thấy cải thiện sau khi điều trị 1 tuần thì nên cân nhắc lại.
- Không sử dụng kem Silkron kéo dài hơn 2 tuần.
Bệnh vẩy nến mảng bám:
- Lấy lượng kem Silkron vừa đủ xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị vẩy nến 2 ngày 1 lần, dùng trong 2 tuần.
- Tránh dùng hơn 45 gram mỗi tuần và không dùng với băng vết thương.
- Trường hợp bệnh nhân không thấy cải thiện sau khi điều trị 2 tuần thì nên báo với bác sĩ điều trị.
- Không sử dụng thuốc kem Silkron dài hơn 4 tuần.
Thoa một lớp Silkron mỏng lên da
Hướng dẫn bảo quản thuốc Silkron
Thuốc Silkron cần được cất ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng và tránh ẩm. Bên cạnh đó, nên giữ thuốc tại nơi an toàn và tránh xa tầm tay trẻ em, thú nuôi.
Thuốc đã hết hạn không được bỏ xuống cống hoặc nhà vệ sinh trừ trường hợp được bác sĩ yêu cầu.
DÙNG SILKRON CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Khuyến cáo cho bệnh nhân
Khi sử dụng kem bôi Silkron nhưng không thấy dấu hiệu cải thiện tốt hơn thì nên ngưng dùng và báo với bác sĩ.
Trước khi dùng thuốc cần cung cấp cho bác sĩ về danh sách những loại thuốc bạn đang dùng như thuốc theo đơn, không theo đơn, vitamin, thảo dược,…
Tìm hiểu về các tác dụng phụ
Đây là loại thuốc bôi ngoài da nên sẽ ít xảy ra tác dụng phụ hơn so với thuốc uống. Tuy nhiên, vẫn có một số người gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, đôi khi còn gây tử vọng. Do đó, hãy chú ý quan sát và báo ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện sau đây:
- Phản ứng dị ứng như ngứa, mề đay, phát ban, sưng, đỏ da, bong tróc, phồng rộp, đau thắt ở ngực, khò khè, khó thở, khàn giọng,…
- Lượng đường trong máu tăng như đi tiểu thường xuyên, buồn ngủ, thở nhanh, đỏ bừng.
- Tuyến thượng thận yếu với các biểu hiện như chóng mặt, đau dạ dày, yếu cơ, nôn mửa, mệt mỏi và giảm cân.
- Một số tác dụng phụ khác như mỏng da, thay đổi màu da, thay đổi thị lực,….
Tương tác của thuốc Silkron
Nếu sử dụng Silkron với những loại thuốc sau đây, sẽ có thể dẫn đến tương tác:
- Amphotericin B
- Nystatin
- Flucytosine
Tương tác của thuốc Silkron
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THUỐC SILKRON
► Câu 1: Mang thai sử dụng Silkron có an toàn không?
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của kem bôi da Silkron đối với người mang thai. Nhưng nếu cần thiết sử dụng thuốc Silkron trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên trao đổi cùng bác sĩ.
► Câu 2: Kem Silkron có sử dụng được khi cho con bú?
Trường hợp bạn đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị để tránh những rủi ro có thể ảnh hưởng đến em bé do thành phần trong thuốc truyền qua sữa mẹ.
► Câu 3: Có được lái xe, vận hành máy móc khi dùng Silkron?
Tác dụng của Silkron có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp, đau đầu, buồn ngủ. Vì vậy, bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hay uống rượu trong thời gian dùng thuốc để tránh nguy hiểm.
► Câu 4: Khi nào ngưng dùng Silkron?
Có một số loại thuốc không nên dừng ngay lập tức mà phải giảm dần liệu trình. Do đó, nếu muốn ngưng dùng thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.
Thông tin trên đây về kem bôi da Silkron chỉ có thể tham khảo và không thay thế được chỉ định chi tiết từ bác sĩ. Do đó, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân nên thăm khám và chẩn đoán bệnh, điều trị theo toa thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.
Với những chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã nắm được những điều cần thiết về thuốc bôi ngoài da Silkron. Nếu bạn có thắc mắc khác, vui lòng hỏi ý kiến nhân viên y tế, bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM