Panadol là loại thuốc rất phổ biến, với 2 tác tác dụng chính là hạ sốt và giảm đau. Loại thuốc này được sử dụng trong điều trị những vấn đề sức khỏe thường gặp. Mặc dù thuốc được sử dụng rộng rãi, những trước khi sử dụng, người dùng nên tìm hiểu về thuốc Panadol: Liều dùng, chỉ định và chống chỉ định qua bài viết sau, để đảm bảo dùng thuốc đúng liều, an toàn và hiệu quả.
Bạn cần tìm hiểu những thông tin chung về thuốc Panadol
>>> Click [CHAT] để được tư vấn nhanh
Những thông tin cơ bản về thuốc Panadol
♦ Tên thuốc: Panadol
♦ Tên hoạt chất: Paracetamol
♦ Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt
Giá thành của thuốc Panadol
♦ Thuốc Panadol extra: Giá từ 180.000 – 190.000 VNĐ/hộp/15 vỉ
♦ Thuốc Panadol dạng viên sủi: Giá từ 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp/12 vỉ
♦ Thuốc Panadol viên nhai: Giá từ 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp
Trên đây chỉ là giá thành của các loại Panadol thông dụng. Giá cả có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc hoặc đại lý bán lẻ.
Tác dụng của thuốc Panadol
Panadol có chứa hoạt chất paracetamol – có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Ngoài ra, một số loại thuốc Panadol còn chứa caffeine – nhằm hỗ trợ tác dụng giảm đau của hoạt chất paracetamol.
Panadol chứa hoạt chất paracetamol – có tác dụng hạ sốt và giảm đau
Chỉ định của thuốc Panadol
Thuốc Panadol thường được chỉ định – sử dụng trong những trường hợp sau:
♦ Đau đầu và đau nửa đầu
♦ Đau răng, đau bụng kinh
♦ Đau nhức sau khi nhổ răng hoặc sau khi tiến hành các thủ thuật nha khoa khác
♦ Đau cơ xương, đau do viêm khớp
♦ Sốt do cảm cúm hoặc tiêm vắc – xin
Ngoài ra, thuốc Panadol còn có một số tác dụng khác không được đề cập đến trong bài viết. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc với mục đích khác.
Chống chỉ định với Panadol
Chống chỉ định thuốc Panadol nếu người bệnh thuộc những trường hợp sau:
♦ Người bệnh mẫn cảm với thành phần paracetamol
♦ Người bệnh mẫn cảm/ dị ứng với caffeine hoặc các thành phần hoạt chất khác trong thuốc
♦ Người bệnh có tiền sử nghiện rượu
♦ Người bệnh gặp những vấn đề về gan, thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Panadol. Một số trường hợp không được sử dụng Panadol, trường hợp còn lại có thể sử dụng thuốc nhưng cần được điều chỉnh về tần suất và liều lượng.
Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc Panadol
Hiện nay, thuốc Panadol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau với hàm lượng sau:
Thuốc dạng đặt trực tràng
♦ Panadol suppositories với hàm lượng 500mg
Thuốc dạng viên nén
♦ Panadol Osteo: Hàm lượng 665mg – thích hợp với người bị loét dạ dày
♦ Panadol Tables: Hàm lượng thuốc 500mg
♦ Panadol Extra: Hàm lượng Paracetamol 500mg và Cafeine 65mg
♦ Panadol Optizorb: Hàm lượng 500mg. Loại thuốc này có khả năng hấp thụ nhanh hơn thuốc Panadol thông thường và thích hợp với người bệnh loét dạ dày.
Panadol Extra – một dạng bào chế của Panadol
Thuốc dạng viên nang
♦ Panadol Mini Caps: Hàm lượng thuốc là 500mg
Thuốc dạng viên sủi
♦ Panadol viên sủi: Hàm lượng thuốc là 500mg
Thuốc Panadol dạng viên nhai
♦ Viên nhai hương anh đào: Hàm lượng 120mg, được dùng riêng cho trẻ nhỏ
Ngoài ra, thuốc Panadol còn có những loại chuyên biệt được dùng để điều trị các triệu chứng do bệnh cảm lạnh. Người dùng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để có thể sử dụng thuốc với dạng bào chế và hàm lượng thích hợp.
Cách sử dụng – liều lượng – bảo quản thuốc
Cách sử dụng Panadol
♦ Viên nang/ viên nén: Uống trực tiếp với nước lọc, không dùng với sữa, nước ép trái cây, cà phê… Nếu người dùng gặp vấn đề về dạ dày, nên thông báo với dược sĩ để được chỉ định sử dụng loại Panadol phù hợp.
♦ Thuốc Panadol viên sủi: Cho viên sủi vào cốc nước lọc, dùng ngay sau khi thuốc tan hết.
♦ Thuốc dạng đặt trực tràng: Không sử dụng bằng đường uống mà đặt thuốc vào hậu môn. Sau khi đặt thuốc, người bệnh nên nằm yên trong khoảng 10 phút để thuốc thẩm thấu.
♦ Thuốc Panadol dạng viên nhai: Trực tiếp nhai thuốc đến khi thuốc hòa tan hết.
Lưu ý: Cần sử dụng thuốc Panadol đúng cách và phù hợp với dạng thuốc để không làm giảm tác dụng của thuốc cũng như giảm thiểu nguy cơ phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.
Liều dùng của thuốc Panadol
Liều dùng của thuốc Panadol phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình là độ tuổi và tình trạng bệnh. Người bệnh nên gặp bác sĩ/ dược sĩ để được chỉ định liều dùng và tần suất cụ thể. Thông tin được cung cấp bên dưới chỉ mang tính tham khảo đáp ứng cho những trường hợp phổ biến.
Liều dùng thuốc Panadol dành cho trẻ nhỏ
Panadol dạng viên nhai
♦ Sử dụng cho trẻ em từ 2 – 12 tuổi
♦ Sử dụng 60mg/kg/ngày và chia thành nhiều lần. Tuy nhiên không dùng quá 4 liều trong 24 giờ. Khoảng cách tối thiểu giữa các liều là 4 giờ đồng hồ.
♦ Thời gian điều trị tối đa là 3 ngày, thời gian có thể kéo dài nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Panadol đặt trực tràng – dùng cho trẻ em từ 10 tuổi
♦ Trẻ em từ 10 – 12 tuổi: 4 – 6 giờ dùng 1 viên, dùng tối đa 4 viên trong vòng 24 giờ.
♦ Trẻ em trên 12 tuổi: 4 – 6 giờ dùng 1 viên, dùng tối đa 8 viên trong vòng 24 giờ.
Panadol dạng viên nén có caffeine – trẻ em từ 12 tuổi trở lên
♦ Sử dụng 1 – 2 viên/lần, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ. Liều dùng 1 lần tương đương với 1000mg paracetamol và 130 caffeine.
♦ Liều dùng tối đa là 4000mg paracetamol, 520 caffeine
Panadol viên nén thông thường 500mg – trẻ em từ 12 tuổi
♦ Sử dụng 1 – 2 viên/lần, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ. Không sử dụng quá 8 viên trong 24 giờ.
Dùng thuốc Panadol theo đúng liều lượng và nguyên nhân gây bệnh
Liều dùng thuốc Panadol cho người lớn
♦ Panadol dạng viên nén thông thường 500mg: 4 – 6 giờ sử dụng 1 viên, tối đa 8 viên trong vòng 24 giờ.
♦ Panadol viên nén có chứa caffeine: Dùng 1 – 2 viên/lần, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ.
Mỗi liều tương đương với 1000mg paracetamol và 130 caffeine.
Liều dùng tối đa là 4000mg paracetamo, 520 caffeine
♦ Panadol dạng viên nén thông thường 500mg: 4 – 6 giờ sử dụng 1 – 2 viên, không dùng quá 8 viên trong vòng 24 giờ.
Lưu ý: Người dùng gặp những vấn đề về thận, gan cần được điều chỉnh liều dùng phù hợp. Việc sử dụng liều lượng thông thường có thể kích ứng và gây tổn thương hai cơ quan này.
Bảo quản thuốc Panadol
♦ Bảo quản thuốc Panadol ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C.
♦ Tránh để thuốc Panadol ở nơi ẩm thấp và có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
♦ Không nên dùng thuốc Panadol nếu thuốc hết hạn, biến chất, ẩm mốc hay đổi màu. Người dùng nên tham khảo hướng dẫn in trên bao bì để biết cách xử lý thuốc đã bị hư hỏng.
Những điều cần chú ý khi sử dụng Panadol điều trị bệnh
Thận trọng khi sử dụng Panadol
♦ Hiện tại vẫn chưa có thông tin về tác dụng phụ của paracetamol đối với thai phụ và những chị em đang cho con bú. Tuy nhiên người dùng thuộc nhóm đối tượng này cần trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng để ngăn ngừa phát sinh những tình huống xấu.
♦ Các loại thuốc Panadol chứa caffeine không được phép sử dụng cho đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi vì, sử dụng caffeine có thể gia tăng nguy cơ sảy thai cũng như ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
♦ Nếu sử dụng Panadol có chứa caffeine, người dùng cần hạn chế sử dụng những đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê… trong thời gian dùng thuốc.
♦ Hoạt chất Paracetamol có trong nhiều loại biệt dược, do đó người dùng cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bổ sung Panadol trong thời gian điều trị.
Cẩn thận khi dùng Panadol cho phụ nữ mang thai và cho em bé bú
Tác dụng phụ của Panadol
Người dùng thuốc Panadol có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
♦ Xuất hiện phản ứng quá mẫn, phản ứng dị ứng (phù mạch, phát ban…)
♦ Giảm tiểu cầu
♦ Xuất hiện dấu hiệu vàng da, rối loạn chức năng gan
♦ Bồn chồn, chóng mặt
♦ Sưng mặt, khó thở
♦ Co thắt phế quản – thường xuất hiện ở bệnh nhân dị ứng với aspirin và những NSAID khác.
Nếu trong thời gian dùng Panadol, người bệnh sử dụng đồ ăn/ thức uống có chứa caffeine có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
♦ Thao thức, mất ngủ, đau đầu
♦ Lo lắng, cáu kỉnh, hồi hộp
♦ Rối loạn tiêu hóa
Thông tin trên chưa phải là tất cả những tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình dùng thuốc. Người dùng nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu lạ nào.
Tương tác với các loại thuốc khác
Thuốc Panadol có thể phát sinh phản ứng tương tác với các loại thuốc sau:
♦ Axit acetylsalicylic, Busulfan, Dapsone, Imatinib, Lamotrigine
♦ Thuốc chống đông máu Warfarin
♦ Một số loại vắc-xin
Người bệnh nên chủ động phòng ngừa tương tác thuốc bằng cách thông báo với bác sĩ những loại thuốc bản thân đang sử dụng. Nếu xuất hiện tương tác, bác sĩ sẽ yêu cầu người dùng:
♦ Ngưng sử dụng một trong hai loại thuốc
♦ Giảm tần suất và liều lượng sử dụng
♦ Chỉ định người bệnh sử dụng một loại thuốc an toàn hơn
♦ Ngoài ra, thuốc Panadol còn có thể tương tác với bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Nếu có ý định sử dụng các loại thức uống trên trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ.
Cẩn thận khi dùng Panadol với các loại thuốc khác vì có thể xảy ra tương tác
Xử lý khi dùng thuốc Panadol thiếu liều/ quá liều
♦ Thiếu liều: Nếu quên liều thì hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đã quên và uống thuốc đúng với kế hoạch. Nên dùng thuốc Panadol đều đặn để đảm bảo hiệu quả điều trị.
♦ Quá liều: Dùng thuốc Panadol có thể khiến gan bị tổn thương, gây suy thận và một số tình trạng nguy hiểm khác. Do đó, nếu bất cẩn dùng thuốc quá liều, nên đến bệnh viện để được xử lý ngay.
Nếu có ý định cho trẻ nhỏ dùng Panadol, cần theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ. Bởi vì trẻ nhỏ rất dễ ngộ độc nếu dùng Panadol quá liều.
Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc Panadol?
Người dùng nên tạm ngưng sử dụng thuốc Panadol trong một số trường hợp sau:
♦ Ngưng sử dụng sau 3 ngày, do chỉ được dùng thuốc tối đa 3 ngày nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
♦ Ngưng thuốc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
♦ Sốt liên tục và bệnh không thuyên giảm sau 3 ngày dùng thuốc.
♦ Xuất hiện các triệu chứng khác lạ sau khi dùng thuốc.
Đánh giá về thuốc Panadol
Theo chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, thuốc Panadol được sử dụng đa dạng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng thuốc còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ địa, khả năng hấp thu của cơ thể, tình trạng bệnh…
Bên cạnh đó, thuốc Panadol còn có thể gây ra một số tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Bài viết trên cung cấp những thông tin về thuốc Panadol, nhưng các thông tin trên chỉ có tính tham khảo và không thể dùng để thay thế cho chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, nếu còn có thắc mắc gì khác, bạn đọc vui lòng nhấp vào bảng chat online cuối bài để được tư vấn nhanh.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM