Thu gọn danh mục

Viêm tai giữa là một trong những bệnh về viêm đường hô hấp. Bệnh thường do màng nhĩ bị viêm, nhiễm trùng, tích tụ dịch nhầy, có thể ảnh hưởng đến thính lực của người mắc bệnh. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan cần phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng gây nguy hiểm. Chuyên gia tai mũi họng sẽ cung cấp những nguyên nhân viêm tai giữa trong bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh này

BỆNH VIÊM TAI GIỮA LÀ GÌ?

Tai của con người được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai trong và tai giữa. Trong đó, tai giữa là phần rất quan trọng nó nằm ở phía sau màng nhĩ có chức năng truyền tải âm thanh, vì vậy khi tai giữa bị tổn thương sẽ gây tình trạng khiếm thính rất nguy hiểm.

Do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hoặc do vi khuẩn phát triển và sinh sôi bên trong khiến tai giữa bị viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ)

Viêm tai giữa cấp tính

Là tai giữa bị viêm và nhiễm trùng, thường gặp nhiều ở trẻ em nhiễm khuẩn đường hô hấp, những người hay mắc các bệnh bạch cầu, sởi, ho gà, cúm,…thời gian bệnh kéo dài diễn ra dưới 3 tháng. Nếu không có biện pháp xử lí đúng cách có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa dịch tiết

Là một bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng của tai giữa, có nhiều yếu tố gây viêm tai giữa dịch tiết như nhiễm trùng hô hấp, rối loạn chức năng vòi nhĩ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm chức năng nghe.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM TAI GIỮA THƯỜNG GẶP

Viêm tai giữa là bệnh lý mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Đối với những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu càng dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công. Có một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:

♦ Nguyên nhân viêm nhiễm ở mũi họng:

Đây là nhóm nguyên nhân viêm tai giữa thường gặp .Vi khuẩn từ vòm mũi họng theo vòi nhĩ khiến vòi nhĩ bị bị tắc, dịch viêm ở tai giữa không thoát ra được, làm tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn.

♦ Nguyên nhân vòi nhĩ và lỗ vòi bị tắc:

Vòi nhĩ và lỗ vòi bị tắc làm mất thằng bằng áp lực trong tai giữa so với môi trường khiến tai giữa viêm và chảy dịch.

♦ Nguyên nhân do chấn thương:

+ Do dùng vật sắc nhọn vệ sinh tai thô bạo làm rách màng nhĩ. Hoặc dụng cụ vệ sinh không sạch sẽ gây viêm tai giữa

+ Do tiếng động quá lớn như : bom, đạn, tiếng nổ lớn gây rách màn nhĩ

♦ Nguyên nhân thay đổi áp lực đột ngột:

+ Phi công hoặc hành khách bị viêm mũi xoang, viêm họng khi đi máy bay dễ bị viêm tai giữa

+ Người thợ lặn hay người làm việc trong buồng khí nén

♦ Nguyên nhân viêm tai giữa mạn tính:

Do viêm tai giữa cấp tính không được điều trị , các triệu chứng thoái lui khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi và ngưng điều trị

♦ Nguyên nhân do cấu trúc tai chưa hoàn thiện:

Trẻ em là đối tượng mắc bệnh chủ yếu, cụ thể là ống thích giác của bé tương đối ngắn, chất thải dễ tắc ngẵn. Đặc biệt, trẻ em có hệ miễn dịch kém chúng dễ bị cảm lạnh từ đó mắc bệnh lý viêm tai giữa

♦ Một số nguyên nhân khác:

Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết.

DẤU HIỆU BỆNH VIÊM TAI GIỮA ĐIỂN HÌNH

Các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

+ Đau tai, cơn đau sẽ nặng hơn khi trẻ nằm

+ Thường xuyên lấy tay dui vào tai hoặc tự kéo mạnh tai

+ Quấy, khóc nhiều hơn

+ Khó ngủ

+ Không tương tác hay quay đầu về phía có âm thanh

+ Rất dễ mất thăng bằng dễ ngã

+ Bỏ bú, kén ăn, nôn trớ

+ Co giật

+ Trẻ sốt, thường 39 đến 40 độ

+ Tai thường chảy dịch và mủ

+ Rối loạn tiêu hóa

Các dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn

+ Đau tai

+ Chảy mủ và dịch tai

+ Nghe không rõ, ù tai

+ Biếng ăn kèm theo sốt

+ Có thể xuất hiện triệu chứng hiếm gặp như chóng mặt, méo mặt

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dùng để điều trị viêm tai giữa mang lại kết quả cao, có áp dụng các mẹo dân gian, tây y, đông y. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa theo độ tuổi, thể trạng và cấp độ của mỗi người mà đưa ra phác đồ điều trị khác nhau:

► Sử dụng thuốc tây y:

+ Có một số loại thuốc được khuyến cáo sử dụng như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, NSAIDs, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc nhỏ tai…

+ Lưu ý không sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, một số loại thuốc dễ gây kích ứng, phản ứng ngược vì vậy, nên kham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

► Mẹo bài thuốc dân gian:

+ Thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Cụ thể như: rau diếp cá, rau kinh giới, cây sống đời, sáp mật ong, phèn chua và ngũ bội tử

+ Lưu ý bài thuốc thường có hiệu quả tương đối chậm. Do đó, người dùng phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài

► Chữa bằng liệu pháp đông - tây y kết hợp:

+ Bài thuốc đông y thường được bào chế trên nguyên tắc âm dương giúp điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe từ sâu bên trong

+ Kết hợp các liệu pháp massage tai, châm cứu bấm huyệt ngoài tai làm tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực, giảm đau nhức

+ Ưu điểm là không có tác dụng phụ, khá lành tính, chi phí thấp

+ Hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đa số khỏi sau 1 liệu trình điều trị, hiệu quả dài lâu và ngăn ngừa tái phát

Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị bệnh viêm tai giữa bạn cũng nên lựa chọn một cơ sở uy tín, có đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm như Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc gì về nguyên nhân viêm tai giữa cần hỗ trợ vui lòng gọi đến Hotline 028 3923 9999 hoặc Nhấn vào Khung chat để được tư vấn miễn phí

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM