Viêm tai giữa xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi gặp tình trạng này, người bệnh luôn lo lắng bị viêm tai giữa nên nằm nghiêng bên nào để giảm bớt triệu chứng đau tai? Cùng tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất!
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng ở khu vực phía sau màng nhĩ bị nhiễm trùng và viêm sưng. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đau, sưng, sốt và có thể có dịch chảy ra khỏi tai. Mặc dù người mắc viêm tai giữa có thể ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch yếu.
Dữ liệu thống kê cho thấy hơn 80% trẻ em ít nhất một lần trải qua viêm tai giữa trước khi đạt tuổi 3. Mặc dù phổ biến ở trẻ em, nhưng viêm tai giữa cũng có thể xảy ra ở người lớn.
Viêm tai giữa được phân loại thành ba loại:
Viêm tai giữa cấp tính: Thường xảy ra như một biến chứng của các bệnh về đường hô hấp trên, do nhiễm trùng virus.
Viêm tai giữa mãn tính: Đây là tình trạng viêm tai giữa kéo dài, thường có dịch mủ chảy qua lỗ thủng trong màng nhĩ, thường kéo dài hơn 12 tuần.
Viêm tai giữa ứ dịch: Là trường hợp niêm mạc tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà tạo thành sự ứ đọng phía sau màng nhĩ, có dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc dạng keo dính.
Dấu hiệu bị viêm tai giữa
Theo các chuyên gia, biểu hiện của viêm tai giữa thường phát triển nhanh chóng và có sự khác biệt đáng kể giữa người lớn và trẻ em. Cụ thể như sau:
Ở người lớn
Đau tai thường bắt đầu ở phần giữa tai, có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày và đôi khi cảm thấy như đau nhói, nhói rát lan ra phần đầu.
Ù tai và khả năng nghe giảm là dấu hiệu của viêm tai giữa, người bệnh thường cảm thấy có cảm giác nước bên trong tai.
Dịch mủ có thể chảy ra từ tai bị viêm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Ở trẻ nhỏ
Trẻ có thể có sốt cao (từ 39 đến 40 độ C), ăn kém, dễ quấy khóc hoặc thậm chí là có biểu hiện nghiêm trọng như co giật.
Trẻ nhỏ thường lắc đầu và liên tục đặt tay vào tai, còn trẻ lớn hơn có thể tự nhận biết đau tai.
Rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng và sốt có thể xuất hiện đồng thời.
Trẻ có thể khó ngủ và cảm thấy bứt rứt khi nằm xuống.
Sự mất thăng bằng và việc nghiêng đầu sang một bên cũng là một biểu hiện tiềm ẩn của viêm tai giữa.
Nguyên nhân viêm tai giữa
Vi khuẩn và virus thường là các tác nhân phổ biến gây viêm tai giữa, thường xâm nhập vào tai thông qua vòi nhĩ ở phía sau họng. Ngoài ra, còn một số tác nhân khác có thể góp phần vào sự phát triển của viêm tai giữa, bao gồm:
Hệ thống miễn dịch yếu hoặc viêm tại vùng hầu họng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào tai.
Biến chứng của các bệnh viêm amidan, viêm VA, viêm họng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác cũng gây ra viêm tai giữa.
Môi trường sống ô nhiễm và thay đổi thời tiết cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển.
Tai không được vệ sinh sạch sẽ khi bị tổn thương hoặc nước lọt vào tai khi tắm gội mà không được làm khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây viêm.
Bị viêm tai giữa nên nằm nghiêng bên nào?
Khi mắc viêm tai giữa, tai của thường bị sưng đau một bên, dẫn đến việc tự nguyện nằm nghiêng về phía không đau khi ngủ, nhằm giảm áp lực lên tai. Vì vậy, việc nằm nghiêng một bên có thể giúp giảm áp lực và cảm giác không thoải mái trong tai.
Điều quan trọng là nghiêng về phía bên khác so với tai bị viêm. Ví dụ, nếu tai trái của bạn bị viêm, bạn có thể nghiêng người về phía bên phải khi nằm. Điều này giúp làm giảm áp lực lên tai bị viêm và giảm cảm giác đau đớn khi nằm.
Tuy nhiên, điều này không phải là phương pháp điều trị hiệu quả viêm tai giữa mà chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm bớt triệu chứng đau tai. Nên khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm tai giữa
Thay vì phải thắc mắc bị bị viêm tai giữa nên nằm nghiêng bên nào thì việc điều trị kịp thời mới là giải pháp hữu hiệu. Để điều trị viêm tai giữa hiệu quả, việc thăm khám kỹ lưỡng và chẩn đoán đúng mức độ của bệnh là rất quan trọng. Dựa trên đánh giá này, các chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc thường được áp dụng đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Chuyên gia y tế sẽ lựa chọn các loại thuốc phù hợp nhằm giảm sưng viêm, làm thông tắc vòi nhĩ, loại bỏ dịch mủ và tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà vẫn đảm bảo không gây thủng màng nhĩ. Điều này giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn sự lan rộng của viêm tai giữa.
Cộng hưởng âm thanh
Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu tự nhiên với việc sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Đồng thời, sử dụng sóng âm để kích thích các tế bào cảm âm, làm thức tỉnh tiềm thức âm thanh và khôi phục chức năng thính lực.
Châm cứu và bấm huyệt
Sử dụng thuốc đông y kết hợp với bấm huyệt, châm cứu ngoài tai giúp giúp tai thư giãn, kích thích lưu thông máu và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng trong thời gian ngắn. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng và tăng cường sức khỏe của tai.
Chiếu viba và hồng quang
Sử dụng sóng viba để chiếu sâu và xác định vị trí chính xác của vùng bị viêm, loại bỏ vùng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi tổn thương và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Để mang lại hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân có thể tìm đến Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu, nơi cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại cho viêm tai giữa với mức giá phải chăng. Đây là địa chỉ được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn suốt nhiều năm qua, với những điểm mạnh sau:
Có đội ngũ chuyên gia giỏi, có chuyên môn cao, với hơn 15 năm kinh nghiệm, đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị an toàn, hiệu quả.
Phòng khám có không gian sạch sẽ, thoáng đãng, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
Sở hữu thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, giúp mang lại kết quả điều trị tối ưu.
Chi phí điều trị hợp lý, rõ ràng, được niêm yết và tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân.
Qua những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng giúp bạn hiểu rõ và đúng đắn hơn về vấn đề bị viêm tai giữa nên nằm nghiêng bên nào. Nếu có nhu cầu đặt trước lịch hẹn, bạn hãy bấm vào bảng chat cuối bài nhé!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM