Thu gọn danh mục

Nổi mụn nước ở môi khiến người bệnh đau rát, khó chịu, ăn không ngon và gặp khó khăn khi giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân mọc mụn nước ở môi và cách điều trị như thế nào? Cùng đi tìm hiểu những vấn đề như: nguyên nhân, bệnh lý gây nổi mụn nước ở môi và biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn qua bài viết bên dưới nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Mụn rộp môi (Herpes) là bệnh gì?

Mụn rộp ở môi là bệnh gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV) mà cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital). Mụn rộp là nốt loét trông giống như một nốt phồng rộp hoặc một đám mụn nước trên nền đỏ. Cuối cùng, chúng sẽ khô đi, có màu vàng nhạt và bong vảy.

Nguyên nhân mọc mụn nước ở môi

Mụn nước trên môi thường xuất hiện với  kích thước và hình dạng đa dạng, đôi khi còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.

Nguyên nhân gây mụn nước ở môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do dị ứng, mắc bệnh lý da liễu hoặc các bệnh xã hội nguy hiểm. Cụ thể là các bệnh sau:

Mọc mụn nước ở môi do dị ứng hoặc mắc bệnh lý về da

Mụn nước ở môi do phản ứng dị ứng

Mụn nước ở môi có thể kèm theo sưng môi, viêm môi… có thể là do một số tình trạng dị ứng, kích ứng như:

Các loại hóa chất, kem dưỡng da có chất kích ứng; sản phẩm son môi – son dưỡng môi có chứa hóa chất mạnh hoặc titan.

 Dị ứng lông động vật, vảy da hoặc với các thực phẩm (hải sản, thịt bò, các loại đậu…)

Mụn nước ở môi do bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng chủ yếu là do nấm Candida gây ra và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Thông thường, nấm Candida tồn tại trên cơ thể và ở miệng với lượng vừa phải, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ phát triển và gây bệnh nấm miệng

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm miệng gồm:

 Nổi mụn nước ở môi, thường là mụn li ti và có màu đỏ; nứt ở khóe miệng

 Những mảng trắng đục xuất hiện ở cổ họng, lưỡi, mặt trong của 2 bên má

 Cảm thấy khó chịu trong miệng, đau khi nuốt hoặc ăn, mất vị giác.

Mụn nước ở môi do viêm da cơ địa

 Hiện y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa, nhưng bệnh có thể là do: sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng chứa Fluoride.

nguyên nhân gây mụn nước ở môi

Mụn nước ở môi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau

 Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở mặt và môi với các triệu chứng điển hình như: nổi mụn nước ở môi hoặc mặt tương tự như mụn trứng cá, nổi sẩn đỏ, da sần sùi và ngứa ngáy khó chịu.

Mụn nước ở môi do bị lở miệng

 Lở miệng thường là do chấn thương ở miệng, dùng các loại thực phẩm như đậu phộng, chocolate, cà phê, dâu tây, ăn nhiều thực phẩm cay nóng…

 Bệnh thường có triệu chứng đặc trưng như: Xuất hiện vết loét nhỏ hoặc mụn nước ở môi, miệng, nướu răng hoặc mặt trong 2 bên má; bên trong vết loét thường chứa dịch loãng hoặc dịch mủ; đau rát khó chịu ở miệng nhưng không lây nhiễm.

 Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thường dễ tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc môi – miệng đúng cách.

Mụn nước ở môi do hạt bã nhờn

 Hạt bã nhờn thường xuất hiện tập trung ở những mô ẩm như: môi, trong miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục… Một số trường hợp tuyến bã nhờn có thể lan rộng lên môi và vùng da lân cận.

 Mọc mụn ở môi do hạt bã nhờn có những đặc điểm sau: Quanh môi xuất hiện các nốt mụn kích thước nhỏ, mọc thành cụm, mụn có màu trắng hoặc vàng bên trong có dịch lỏng, không gây đau và không có nguy cơ lây nhiễm.

 Hạt bã nhờn thường không gây ảnh cho sức khỏe, dù không cần điều trị cũng có thể tự cải thiện sau một khoảng thời gian.

Mụn nước ở môi do u nang nhầy

 U nang nhầy ở môi là tình trạng các mụn nước chứa dịch lỏng xuất hiện dưới môi, niêm mạc bên trong miệng, nướu răng. Tình trạng này hình thành chủ yếu là do tắc tuyến nước bọt hoặc sau khi bị chấn thương ở môi.

 U nhầy có thể gây đau rát nhưng lành tính, ít gây hại đến sức khỏe. Mụn nước ở môi do u nang nhầy thường tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Mụn nước ở môi do mụn trứng cá

 Mụn thường nổi ở môi và đường viền môi. Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu là do: rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da kém, lạm dụng mỹ phẩm…

nguyên nhân gây mụn nước ở môi

Mụn nước ở môi do bị mụn trứng cá

 Mụn trên môi do bị mụn trứng cá thường có những đặc điểm như: Mụn đỏ, trong nốt mụn có thể chứa dịch mủ hoặc không, dễ vỡ ra khi bị tác động, đau nhức gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

 Mụn trứng cá nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, để lại sẹo thâm. Không những thế khi mụn phát triển nghiêm trọng có thể ăn sâu vào tế bào gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch.

Mụn nước ở môi do mắc bệnh hạt kê

 Bệnh hạt kê là hệ quả của tình trạng bít tắc tuyến bã nhờn và tồn đọng tế bào chết trên da với các đặc điểm như: Mọc mụn ở môi, mụn là các khối nang màu trắng có kích thước nhỏ, có thể chứa dịch hoặc không. Mụn không chỉ xuất hiện quanh đường viền môi mà còn tập trung nhiều ở vùng má, mũi và cằm.

 Bệnh thường không gây đau nhức, những khối nang vẫn có thể tự biến mất sau vài tháng dù không tiến hành điều trị.

Mọc mụn nước ở môi do mắc bệnh xã hội hoặc ung thư

Mụn nước ở môi do mắc bệnh giang mai

 Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, nổi mụn trên môi do mắc bệnh giang mai có thể do quan hệ tình dục bằng đường miệng hay còn gọi là giang mai ở miệng.

 Khi vừa khởi phát giang mai ở miệng, các vết săng giang mai sẽ nổi ở miệng và môi, sau đó là sự xuất hiện của các nốt đào ban, không có cảm giác đau rát…

 Giang mai nói chung và giang mai ở miệng những triệu chứng ban đầu thường khá nhẹ nên khó nhận biết và điều trị, cũng như dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Mụn nước ở môi do mắc bệnh sùi mào gà

 Mụn nước ở môi thường là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sùi mào gà ở miệng, đặc biệt là khi có quan hệ tình dục qua đường miệng với người mắc bệnh.

 Triệu chứng: Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy những mảng trắng xuất hiện ở họng và lưỡi kèm theo cảm giác đau rát khó chịu, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng.

 Ở phần lưỡi, môi hoặc nướu răng hình thành nhiều nốt mụn li ti, dần dần phát triển với kích thước lớn và mọc thành cụm có hình dạng tương tự như mào gà. Sùi mào gà ở miệng có thể gây đau khi ăn hay nuốt nước bọt, khiến người bệnh ăn không ngon miệng và suy giảm sức khỏe.

Mụn nước ở môi do nhiễm virus Herpes ở miệng

 Nhiễm virus Herpes Simplex ở miệng là nguyên nhân rất phổ biến gây nên tình trạng mụn nước ở môi. Mụn nước ở môi do nhiễm Herpes ở miệng có các đặc điểm như: mụn nước có kích thước nhỏ và chứa dịch tiết.

 Khi các mụn nước vỡ ra có thể tiết dịch gây lở loét môi và vùng miệng gây đau rát khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời có thể lây lan sang nhiều khu vực khác trên cơ thể.

nguyên nhân gây mụn nước ở môi

Mụn nước ở môi do nhiễm virus Herpes ở miệng

Mọc mụn nước ở môi do ung thư

 Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng hiện tượng mọc mụn ở môi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vùng miệng, xảy ra khi khối u xuất hiện và phát triển ở niêm mạc miệng hoặc môi.

 Những tác nhân có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng bao gồm: Hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng bia rượu, tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời…

 Khi vừa khởi phát, ung thư miệng sẽ có các triệu chứng như: nổi mụn nước hoặc các vết loét nhỏ trên môi, vết loét có thể phát triển và lan rộng sang miệng, lưỡi, hàm, nướu răng… Một số trường hợp mụn nước chuyển thành màu đỏ.

Nổi mụn nước ở môi do các nguyên nhân khác

Ngoài ra, mụn nước ở môi còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:

 Do stress, căng thẳng hay thiếu nước khiến môi khô ráp và nổi mụn.

 Không vệ sinh sạch sẽ vùng môi và miệng sau khi ăn.

 Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ khiến bã nhờn bị tích tụ và hình thành mụn.

 Mụn nước ở môi do rối loạn nội tiết tố.

 Ăn nhiều món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…

Biện pháp phòng ngừa mụn nước ở môi

Mụn nước ở môi không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, do đó cần có biện pháp phòng tránh thật hiệu quả tình trạng này:

 Không quan hệ tình dục qua đường miệng với bất kỳ ai, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao.

 Vệ sinh da mặt sạch sẽ và đúng cách, tẩy da chết 1 – 2 lần/ tuần để tránh gây bít tắc tuyến bã nhờn hoặc lỗ chân lông, làm giảm nguy cơ hình thành mụn.

 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây mụn trên môi.

 Không nên lạm dụng mỹ phẩm hay sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hạn chế sử dụng các loại son dưỡng môi có thành phần gây kích ứng môi.

 Vệ sinh răng miệng và môi sạch sẽ sau khi ăn.

 Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả tươi.

♦ Không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh như bàn chải đánh răng, dao cạo dâu, khăn mặt hay bất kì đồ vật nào của người bị nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ bị nhiễm.

♦ Không tiếp xúc thân mật như ôm hôn người bị mụn nước ở môi.

Biện pháp điều trị mụn nước ở môi

Phương pháp điều trị mụn nước ở môi chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây mụn và mức độ bệnh lý. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị mụn nước ở môi do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Điều trị mụn nước ở môi tại nhà

Với mụn nước ở môi thể nhẹ và không phải do bệnh lý thì người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, cụ thể:

Điều trị mụn nước ở môi tại nhà bằng nha đam

Điều trị mụn nước ở môi tại nhà bằng nha đam

Hỗ trợ điều trị mụn nước ở môi bằng nguyên liệu thiên nhiên

 Điều trị mụn nước ở môi bằng gel nha đam: Nha đam có công dụng làm trắng da, thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu viêm hiệu quả, làm dịu môi, làm lành vết thương… nhờ đó được sử dụng nhiều trong việc dưỡng da và điều trị mụn.

 Điều trị mụn nước ở môi bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bên cạnh đó mật ong còn làm mềm môi và giúp môi căng bóng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da bị mụn sau đó thoa mật ong lên, khoảng 20 phút sau thì rửa lại với nước sạch.

 Điều trị mụn nước ở môi bằng dưa leo: Dưa leo có thể làm dịu và ổn định vùng da bị mụn. Cách làm như sau: Dưa leo rửa sạch và thái lát mỏng, vệ sinh vùng da bị mụn sau đó đắp dưa leo thái lát lên, để khoảng 20 phút thì rửa lại mặt thật sạch với nước.

 Điều trị mụn nước ở môi bằng sữa chua: Sữa chua không chỉ giúp dưỡng da trắng mịn mà còn có thể tiêu diệt một phần các vi khuẩn gây mụn ở môi, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Biện pháp này tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da nổi mụn sau đó thoa sữa chua lên, để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Biện pháp này có thể kết hợp với việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trị mụn hoặc dưỡng da sau khi điều trị tại các cơ sở y tế, giúp da nhanh chóng hồi phục như ban đầu. Bao gồm các biện pháp như:

 Vệ sinh răng miệng và môi cẩn thận khi nổi mụn trên môi. Hàng ngày nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau khi ăn, đánh răng 3 lần/ ngày, sử dụng sản phẩm súc miệng phù hợp để tránh gây kích ứng khiến mụn trên môi ngày càng nghiêm trọng hơn.

 Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, để tránh vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng hơn

 Không dùng son môi hay mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.

 Tránh làm kích ứng hay tổn thương môi, đồng thời tránh đụng chạm, chà xát hay gãi lên vùng da nổi mụn vì như vậy có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

 Chườm mát để làm giảm tình trạng đau rát, sưng viêm do mụn nước ở môi.

 Vệ sinh môi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng.

 Che chắn và dùng loại kem chống nắng phù hợp khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

 Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở môi.

Điều trị mụn nước ở môi tại cơ sở y tế

Với những trường hợp mụn nước ở môi nghiêm trọng và xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, cụ thể:

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi

Mụn nước ở môi do lở miệng, viêm da, dị ứng

 Chủ yếu sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau nhức, thuốc kháng sinh dạng uống hoặc kết hợp cả dạng bôi ngoài da, thuốc kháng Histamin…

 Bên cạnh đó còn kết hợp với thuốc mỡ, kem bôi và dung dịch vệ sinh răng miệng…

 Việc chỉ định loại thuốc nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Người bệnh chỉ dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh khiến bệnh thêm nặng nề hơn.

Mụn nước ở môi do ung thư

 Sau khi thăm khám và xét nghiệm, nếu được chẩn đoán là ung thư miệng thì cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…

Điều trị mụn nước ở môi do sùi mào gà

 Dùng thuốc: Sử dụng thuốc bôi hoặc dung dịch chấm sùi mào gà, thường được áp dụng cho trường hợp sùi mào gà ở miệng thể nhẹ. Cách dùng và liều dùng cụ thể phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 Vật lý trị liệu: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh bằng ni tơ lỏng… Những biện pháp này được áp dụng khi sùi mào gà phát triển tương đối lớn nhưng chưa phát sinh biến chứng nghiêm trọng.

 Phương pháp ALA-PDT: Được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả sùi mào gà kể cả khi bệnh chuyển nặng. Phương pháp này có thể đưa các ion oxy đến từng tế bào để tiêu diệt virus gây bệnh, đồng thời giúp tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn.

Ưu điểm của phương pháp ALA-PDT: An toàn, hiệu quả, thời gian điều trị nhanh, ít đau, hạn chế biến chứng, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.

Điều trị mụn nước ở môi do mụn rộp ở môi

Điều trị mụn nước ở môi do mụn rộp bằng công nghệ miễn dịch INT

Điều trị mụn nước ở môi do mụn rộp bằng công nghệ miễn dịch INT

 Dùng thuốc: Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc đặc trị như Valacyclovir, Acyclover, Famiciclovir… để điều trị mụn rộp sinh dục và mụn rộp ở miệng. Cơ chế tác động của các loại thuốc này là giảm đau và mức độ tổn thương, hạn chế khả năng nhân lên của virus. Liều dùng và cách sử dụng thuốc phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

 Công nghệ miễn dịch INT: Có khả năng phá hủy cấu trúc của virus ẩn nấp sâu trong tế bào, đồng thời có thể loại bỏ tế bào mang bệnh và kích thích sự hình thành tế bào khỏe mạnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, ít đau, hạn chế biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp.

Điều trị mụn nước ở môi do giang mai

 Dùng thuốc: Áp dụng khi giang mai ở miệng còn ở giai đoạn 1, vết loét chưa lan rộng. Thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt một phần xoắn khuẩn giang mai.

 Phương pháp miễn dịch cân bằng: Phương pháp hoạt động trên cơ chế tiêu diệt chính xác xoắn khuẩn giang mai, đồng thời kết hợp với gen sinh vật giúp điều tiết chức năng miễn dịch giúp phục hồi tổn thương và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

♦ Để điều trị hiệu quả các bệnh lý gây ra tình trạng mụn nước ở môi, người bệnh cần tìm cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Nếu đang sống trên địa bàn TPHCM, người bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.

♦ Phòng khám có chuyên khoa bệnh xã hội, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị tiên tiến, điều trị bệnh bằng phương pháp hiện đại (công nghệ miễn dịch INT, phương pháp miễn dịch cân bằng, phương pháp ALA-PDT…), chi phí hợp lý… có thể mang đến môi trường y tế chất lượng cao cho bệnh nhân.

Bài viết trên chúng tôi đã nêu ra những nguyên nhân gây mụn nước ở môi và cách điều trị tùy theo từng loại bệnh. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến mụn nước ở môi thì có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia tư vấn chi tiết thêm về bệnh nhé. 

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

 

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM