Lưỡi bị lở là tình trạng xuất hiện khá phổ biến hiện nay, đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Việc điều trị cần phải dựa vào nguyên nhân gây ra mới có thể mang lại hiệu quả. Nếu đang thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy tham khảo qua bài viết sau của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu nhé.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG LƯỠI BỊ LỞ
Lở lưỡi là tình trạng thường gặp và rất dễ tái phát ở chúng ta. Khi lưỡi xuất hiện một vết lở loét, rất có thể do một số nguyên nhân dưới đây.
Do nhiệt miệng gây ra
Đây là một loại loét Aphthous ở vùng miệng, bệnh nhân không còn cảm thấy xa lạ đối với bệnh này. Triệu chứng điển hình là xuất hiện vết loét ở lưỡi, miệng, má, mặt trong của môi, ở giữa có màu vàng hoặc trắng, viền xung quanh màu đỏ.
Lưỡi bị lở có thể do nhiệt miệng gây ra
Nhiệt miệng là một bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây đau rất khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các bữa ăn. Kích thước của vết loét do nhiệt miệng chỉ dưới 1cm, thường không chảy máu hay có mùi khó chịu. Bệnh sẽ khỏi từ 1 - 2 tuần, tái phát nhiều lần ở các vị trí khác nhau.
Một số nguyên nhân có thể gây ra nhiệt miệng bao gồm:
♦ Do căng thẳng, stress kéo dài, hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện do virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
♦ Dị ứng với một số thực phẩm như cà phê, sôcôla, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi (dứa).
♦ Thay đổi nội tiết tố khiến hệ miễn dịch ở răng miệng bị giảm, lưỡi trở nên nhạy cảm hơn.
♦ Tổn thương miệng do cắn vào lưỡi, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây lưỡi bị lở.
♦ Chế độ dinh dưỡng kém, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, C.
♦ Thói quen hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ra lở lưỡi.
Nguyên nhân do ung thư lưỡi
Đây là một bệnh lý ác tính mà bệnh nhân không được chủ quan. Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một vết loét ở lưỡi rất giống với nhiệt miệng. Sau một thời gian, các tế bào ung thư sẽ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan
Hình dáng của vết loét còn có khi là một u sùi ở lưỡi, tổn thương có lẫn màu trắng và vàng, đôi khi màu đen do hoại tử. Có thể chảy máu, đau hoặc không đau, đặc biệt là có mùi hôi rất khó chịu. Thời gian của tổn thương có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, thường tái phát lại cùng một vị trí. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện là sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, cơ thể mệt mỏi,...
MỘT SỐ CÁCH ĐIỀU TRỊ LƯỠI BỊ LỞ
Điều trị bệnh nhiệt miệng
Cách điều trị cũng rất đơn giản, chỉ cần biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, không cần sử dụng đến thuốc điều trị. Ngoài ra cũng có một số trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, bổ sung một số vitamin quan trọng, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong vòng 2 tuần bệnh có thể khỏi hẳn mà không hề để lại bất kỳ biến chứng nào.
Điều trị ung thư lưỡi
Hầu hết bệnh ung thư lưỡi thường rất khó điều trị do bệnh thường được phát hiện muộn. Nguyên nhân là do người bệnh rất dễ nhầm lẫn đối với nhiệt miệng. Khi phát hiện ra thì bệnh đã ở tình trạng nặng, sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, kết hợp với phẫu thuật, hóa trị và xạ trị thì bệnh nhân vẫn có cơ hội sống sót.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA LƯỠI BỊ LỞ
Một số cách phòng ngừa lưỡi bị lở đúng cách
Qua một số thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên, ta có thể thấy tình trạng lưỡi bị lở ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là trong trường hợp ung thư lưỡi, một số lưu ý phòng ngừa chung về các bệnh ở khoang miệng, trong đó có lưỡi như sau:
♦ Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ. Dùng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay bàn chải răng định kỳ 3 tháng.
♦ Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu, tốt không nên sử dụng, đặc biệt là chất kích thích. Duy trì được thói quen này sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh trong khoang miệng nói chung và bệnh về lưỡi nói riêng.
♦ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh mọi bệnh tật.
♦ Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau củ quả, trái cây. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, thức ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn.
⇒ Trong trường hợp lưỡi bị lở kéo dài 1 - 2 tuần nhưng không có dấu hiệu khỏi bệnh, lúc này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân.
⇒ Bệnh nhân có thể đến chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra lở lưỡi. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, đảm bảo sẽ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng tình trạng lưỡi bị lở. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, quý khách hãy bấm vào bảng chat bên dưới và để lại câu hỏi, chuyên gia sẽ giải đáp.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM