Thu gọn danh mục

Khiếm thính hay nghe kém là tình trạng bệnh nhân có nghe âm thanh nhưng không được rõ ràng, to rõ. Cũng có người không nghe được những âm thanh nhỏ, trong tai hay xuất hiện tiếng ồn, tiếng gió khó chịu. Bài viết này sẽ giải đáp cho chúng ta nghe kém là gì? 7+ nguyên nhân dẫn đến nghe kém thường gặp .

NGHE KÉM LÀ GÌ?

Định nghĩa về nghe kém và yếu tố thuận lợi gây bệnh

Theo biểu đồ đo thính lực đơn âm chủ quan, khi cường độ sức nghe lớn hơn hoặc bằng 25dB thì đó là tình trạng nghe kém. Vấn đề này có thể xuất hiện ở các lứa tuổi, đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tập trung nhiều là người lớn tuổi, càng về già thì sức nghe càng hạn chế.

Ngoài ra trẻ em hoặc người làm việc thường xuyên trong môi trường có tiếng ồn lớn cũng dễ bị ảnh hưởng đến tai và khả năng nghe của họ. Người bị chấn thương, bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc có tác dụng phụ khiến tai ù, nghe kém,…

Ráy tai hoặc một số nhiễm trùng trong quá trình mang thai cũng là điều kiện thuận lợi cho việc mất hoặc suy giảm thính lực. Đặc biệt, người bị bệnh liên quan đến tai – mũi – họng biến chứng lên tai dễ dàng trở thành đối tượng nghe kém.

Nghe kém là gì

Các mức độ nghe kém

Dựa vào biểu hiện và khả năng nghe âm thanh của người bệnh mà các bác sĩ phân thành 4 mức độ nghe kém như sau:

+ Lãng tai nhẹ: Vẫn nghe được và giao tiếp bình thường với người đối diện nhưng không nghe rõ nếu có tiếng ồn xung quanh.

+ Lãng tai trung bình: Không nghe rõ khi giao tiếp, cần người đối diện lặp lại to hơn nhiều lần, cố gắng lắng tai mới nghe được.

+ Lãng tai nặng: Cần sự trợ giúp của máy trợ thính với những âm thanh giao tiếp bình thường, trong tai như có gì cản trở.

+ Lãng tai nghiêm trọng: Hoàn toàn không nghe được âm thanh khi giao tiếp, cần đến sự hỗ trợ của máy trợ thính hay ốc tai điện tử.

7+ Nguyên nhân dẫn đến nghe kém thường gặp

Với những đặc điểm, điều kiện thuận lợi gây hiện tượng tai kém như trên thì bác sĩ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu liệt kê các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:

1/ Yếu tố di truyền

Nguyên nhân của chứng nghe kém bẩm sinh ở trẻ em chính là yếu tố di truyền. Theo báo cáo, chúng chiếm khoảng 50% các trường hợp nghe kém nói chung. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng gia đình có bố hoặc mẹ nghe kém sinh con ra có khả năng bị nghe kém so với trẻ khác.

2/ Mắc bệnh viêm nhiễm ở tai

Viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài,… là một số bệnh viêm nhiễm ở vùng tai phổ biến. Chúng là nguyên nhân khiến người bệnh bị giảm khả năng nghe kèm các triệu chứng khó chịu khác. Thậm chí bệnh nhân có thể bị điếc hoàn toàn và đối mặc với các biến chứng nguy hiểm nếu viêm nhiễm kéo dài.

3/ Rối loạn tuần hoàn máu

Có thể bạn thấy không có sự liên quan nhưng thực chất tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai. Quá trình này giúp tai nghe rõ các loại âm thanh. Nếu tuần hoàn máu bị rối loạn thì dây thần kinh thính giác không hoạt động hiệu quả, gây kém tai.

nguyên nhân Nghe kém

4/ Bệnh lý về thận

Trong kiến thức đông y, thận khai khiếu ra tai. Điều này có nghĩa là nếu sức khỏe thận có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe. Vì thế nếu bị nghe kém thì đôi khi nguyên nhân xuất phát từ bệnh liên quan về thận. Bạn nên thăm khám để kịp thời tầm soát.

5/ Bệnh xơ cứng tai

Bộ phận xương gần tai giữa có biểu hiện bất thường không thể truyền âm được do xơ cứng tai. Các xương này vốn dĩ đảm nhiệm việc đưa âm thanh từ bên ngoài vào tai. Một khi bệnh nhân bị xơ cứng tai thì họ sẽ nghe kém, không nghe được hoặc điếc hoàn toàn nếu bệnh nặng.

6/ Tiếp xúc tiếng ồn lớn liên tục

Thường xuyên sống hoặc làm việc nơi có tiếng ồn lớn sẽ khiến tai bị kém dần đi. Có thể hiểu như một sự quen đô tiếng ồn, khi bạn đã nghe nhiều âm thanh chát chúa thì những âm thanh nhỏ bình thường bạn sẽ không thể nghe được. Thời gian dài, tế bào lông bị tổn thương không thể phục hồi.

7/ Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến thính lực

Một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc là suy giảm thính lực, nhưng ít ai đề cập đến. Nó có thể gây nên những tác động nặng nề tới người bệnh. Một số loại thuốc như Aspirin, NSAID, kháng sinh, thuốc hóa trị, xạ trị,… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bất kỳ.

8/ Thai nhi bị ảnh hưởng bởi mẹ bầu

Mặc dù cha và mẹ không có ai bị lãng tai nhưng nếu không cẩn thận, mẹ sẽ gây chứng tai kém cho em bé khi còn trong bụng. Những thói quen nghe âm thanh quá lớn, ở môi trường có quá nhiều tiếng ồn, mẹ bị một số bệnh lý không điều trị khỏi hẳn, thực phẩm không tốt cho thai nhi,… đều có thể là nguyên nhân.

BỊ NGHE KÉM THÌ ĐIỀU TRỊ Ở ĐÂU?

Bất cứ là nguyên nhân gì gây nên vấn đề nghe kém thì bạn cũng không nên chủ quan. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể tự ý mua thuốc tùy tiện để điều trị theo những lời quảng cáo không xác minh được tính khoa học.

điều trị nghe kém

Đến cơ sở y tế chuyên nghiệp như Phòng khám tai mũi họng TPHCM là lựa chọn của đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành lân cận. Phòng khám sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

Bác sĩ tay nghề giỏi, bằng cấp cao, nhiệt tình, tâm huyết

Nhân viên y tế chu đáo, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ vui vẻ

Thông tin người bệnh được bảo mật hoàn toàn

Hệ thống trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng được đầu tư kỹ lưỡng

♦ Áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại, hiệu quả và an toàn

Chi phí điều trị phải chăng, được công khai minh bạch

Đặc biệt, nền tảng hỗ trợ trực tuyến của Hoàn Cầu luôn sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ bệnh nhân tiếp cận giải pháp khám chữa tốt hiện nay. Với những thông tin giải đáp nghe kém là gì, 7+ nguyên nhân dẫn đến nghe kém thường gặp nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ để được tư vấn nhanh tại khung chat dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM