Thuốc Modom S là thuốc gì? Thuốc Modom S được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý dạ dày thông thường như: biếng ăn, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cấp và mạn tính… Cùng tìm hiểu về thành phần, cách dùng và liều dùng của thuốc Modom S để có thể sử dụng thuốc đúng cách, an toàn và hiệu quả.
Có thể mua thuốc Modom S ở đâu?
>>> Click [CHAT] để nhận được thông tin tư vấn
Thông tin về thuốc Modom S
Thông tin cơ bản
Thuốc Modom S được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý dạ dày, sản phẩm được Công ty Cổ phần dược Hậu Giang sản xuất và phân phối chính thức.
♦ Tên thuốc: Modom S
♦ Nhóm thuốc: Thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa
♦ Dạng bào chế: Bào chế dưới dạng viên nén bao phim
♦ Giá thành: Modom S hộp 10 viên hiện có giá bán là 40.000 VNĐ/ hộp. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch giữa các nhà thuốc, đại lý thuốc tây.
Thành phần của thuốc Modom s
♦ Thành phần chính của thuốc Modom S là Domperidone – hoạt chất có tác dụng làm tăng chuyển động hoặc khả năng co bóp của dạ dày.
♦ Domperidone có thể kích thích nhu động của ống tiêu hóa nhưng không làm tăng sự co thắt tâm vị và gây ảnh hưởng đến sự bài tiết của dạ dày.
♦ Domperidone được dùng trong việc điều trị tình trạng buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu.
Thuốc Modom S là sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần dược Hậu Giang
Chỉ định của thuốc Modom S
Thuốc Modom S được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp sau:
♦ Buồn nôn và nôn ói
♦ Ợ nóng, ợ hơi, biếng ăn, đầy bụng, khó tiêu
♦ Sa dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cấp và mạn tính
♦ Hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng sau khi tiến hành phẫu thuật dạ dày
♦ Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em
♦ Có thể vẫn còn một số chỉ định khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Do đó, nếu bệnh nhân có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc sử dụng thuốc với mục đích khác, thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chống chỉ định của thuốc Modom S
Thuốc Modom S chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng:
♦ Quá mẫn cảm với các thành phần hoạt chất của thuốc
♦ Người bệnh bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, tắc ruột cơ học
♦ Người bệnh bị u tuyến yên tiết Prolactin
Cách dùng, liều dùng, cách bảo quản thuốc Modom s
Cách dùng thuốc Modom s
► Khi uống thuốc Modom S, nên uống cả viên với nước lọc; không nhai, cắn hay nghiền nát thuốc khi uống. Vì điều này có thể phá hủy kết cấu của thuốc, làm thay đổi hiệu quả của thuốc.
► Chỉ nên sử dụng nước lọc, không uống thuốc Modom S với bia rượu, nước có gas, nước ép, sữa tươi… Dùng thuốc Modom S trước bữa ăn từ 15 – 30 phút. Nếu cần thiết có thể uống thuốc trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, và nên dùng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Những thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định của nhân viên y tế.
Liều dùng của thuốc Modom s
Sử dụng thuốc Modom S theo đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý thêm liều hoặc bỏ liều. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc Modom S:
Uống thuốc Modom S theo đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định
Điều trị buồn nôn/ nôn ói do bất cứ nguyên nhân nào
♦ Người trưởng thành: 10 – 20 mg, uống thuốc sau mỗi 4 – 8 giờ
♦ Trẻ em: 0.2 – 0.4 mg, uống thuốc sau mỗi 4 – 8 giờ
Điều trị các triệu chứng khó tiêu ở người trưởng thành
♦ Liều dùng: 10 – 20 mg/ lần, uống 3 lần/ ngày và uống trước khi ăn.
♦ Thời gian điều trị bằng thuốc Modom S: Không vượt quá 12 tuần
♦ Không khuyến khích sử dụng thuốc Modom S sau khi làm phẫu thuật
Cách bảo quản thuốc Modom S
♦ Bảo quản thuốc Modom S trong bao bì, ở nhiệt độ 20 – 25 độ C và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Đồng thời không nên bảo quản thuốc Modom S ở những nơi có độ ẩm cao như phòng tắm.
♦ Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ em và vị trí thú nuôi trong nhà.
♦ Khi thuốc biến chất, đổi màu hay hết hạn sử dụng, người bệnh nên vứt thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên vứt thuốc vào bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc vứt bừa bãi ra môi trường.
♦ Không nên đưa thuốc cho người khác ngay cả khi người bệnh nhận thấy họ có những triệu chứng bệnh tương tự mình.
Nên làm gì khi dùng thuốc Modom S quá liều/ thiếu liều?
>>> Click [CHAT] để được chuyên gia tư vấn cách xử lý
Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Modom s
Thận trọng
Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc Modom S và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi:
♦ Dị ứng với hoạt chất Domperidone hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
♦ Có khối u tuyến yên hoặc mắc các bệnh lý về gan
♦ Người lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai, người mẹ đang cho con bú
♦ Đã từng có tiền sử tắc nghẽn ruột
Tác dụng phụ của thuốc Modom s
Người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ khi sử dụng Modom S. Sau một vài ngày, những tác dụng phụ này có thể biến mất. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ không biến mất hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ.
Hiếm khi thuốc Modom S gây ra các tác dụng phụ, nhưng nếu xảy ra thường bao gồm những triệu chứng sau:
Tác dụng phụ của thuốc Modom S là có thể gây căng thẳng, đau tức ngực
♦ Khô miệng, nóng trong người
♦ Đau đầu, mệt mỏi
♦ Ngứa da, phát ban
♦ Căng thẳng, đau tức ngực
Tùy vào cơ địa mà người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác nhau. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện khác lạ nào (không bao gồm những dấu hiệu trên) người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể khiến tính chất, tác dụng và hiệu quả của thuốc bị thay đổi. Do đó, người bệnh hãy chủ động thông báo với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng. Bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, viên uống thảo dược, thực phẩm chức năng…
Thuốc Modom S có thể tương tác với một số thuốc và hoạt chất sau:
♦ Thuốc kích thích co bóp dạ dày
♦ Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus
♦ Thuốc an thần, thuốc trợ tim
♦ Thuốc điều trị nhược cơ và teo cơ
Modom S có thể tương tác với một vài loại thuốc khác khi dùng cùng lúc
Cách xử lý khi dùng thuốc Modom s thiếu liều hay quá liều
♦ Quên liều (thiếu liều): Dùng thiếu liều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh; nhưng có thể khiến thuốc thay đổi hoặc mất đi tác dụng. Vì vậy, người bệnh hãy cố gắng ghi nhớ, uống thuốc đúng liều và thời gian quy định.
Nếu người bệnh quên một liều thì hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với lần uống thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo đúng kế hoạch. Không uống gấp đôi liều quy định để bù vào liều đã quên.
♦ Quá liều: Uống quá 1 liều thuốc thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, nếu uống thuốc quá liều và xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, mất ý thức… thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Lưu ý, mang theo cả toa thuốc và bao bì thuốc người bệnh đã sử dụng để bác sĩ xem xét và có hướng xử lý thích hợp.
Lời khuyên từ các chuyên gia
Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc Modom S. Bên cạnh đó khi mắc bệnh, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình khám chữa bệnh.
Bài viết trên tổng hợp những thông tin tham khảo về thuốc Modom S, hi vọng sẽ giúp ích cho những ai đang tìm kiếm thông tin về loại thuốc này. Nếu còn có vấn đề gì khác, hãy nhanh tay nhấp vào bảng chat online cuối bài để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp tận tình.
Xem thêm thông tin:
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM