Thu gọn danh mục

Thuốc Lorastad có công dụng làm giảm triệu chứng của dị ứng như nổi mề đay và viêm mũi. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần phải lưu ý một số điều để đạt hiệu quả.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn đang muốn biết khi dùng thuốc Lorastad cần lưu ý gì?

Click {chat} ngay!

Tìm hiểu về thuốc Lorastad

Thuốc Lorastad là gì?

Lorastad là loại thuốc OTC được dùng điều trị các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay mãn tính, viêm mũi. Thuốc có tên biệt dược là Lorastad.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài có màu vàng. Trên viên thuốc,một mặt có khắc chữ STADA, mặt còn lại là mặt trơn.

Thuốc có 3 quy cách đóng gói:

- Hộp 3 vỉ x 10 viên

- Hộp 10 vỉ x 10 viên

- Chai 500 viên

Thuốc Lorastad

Thuốc Lorastad

Thành phần bào chế thuốc

Mỗi viên nén Lorastad có chứa thành phần chính là Loratadin 10 mg. Và các tá dược vừa đủ một viên gồm Povidon K30, Lactose monohydrat, Talc, Magnesi Stearat, tinh bột ngô.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều lượng

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc được sử dụng theo đường uống dành cho đối tượng người lớn và trẻ em với liều lượng cụ thể như:

- Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên/lần/ngày.

- Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi liều dùng được chia dựa theo cân nặng cảu trẻ. Đối với trẻ có cân nặng trên 30kg dùng 1 viên/lần/ngày. Đối với trẻ có cân nặng dưới 30kg chỉ dùng ½ viên/lần/ngày.

Hướng dẫn cách bảo quản

Thuốc được khuyến cáo bảo quản ở nơi khô với nhiệt độ không quá 30°C và bảo quản trong bao bì kín. Tuyệt đối không để thuốc Lorastad tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt.

Thận trọng khi dùng thuốc

 Thuốc có chống chỉ định khi dùng:

Thuốc có chống chỉ định với những đối tượng quá mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Đặc biệt, thuốc không chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, nếu muốn dùng thuốc cần phải tham khảo ý kiến của y bác sĩ.

Viên nén tan rã có chứa phenylalanine nên những đối tượng bị bệnh niệu phenylketon cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Đối với người bị bệnh thận, gan và phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc này khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia.

Thận trọng sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận.

Thận trọng sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận.

 Thuốc có tác dụng phụ:

Khi sử dụng Lorastad có thể xảy ra các tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau dạ dạ,mệt mỏi, viêm họng và khô miệng.

Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như co giật, vàng da, sốt, cúm, nhịp tim đập nhanh, hoặc không đều. Tuy nhiên, những tác dụng này có xảy ra nhưng rất hiếm khi.

Dù vậy, bệnh nhân cũng không nên quá chủ quan với sức khỏe của bản thân, hãy thông báo với các y bác sĩ khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào để được can thiệp xử lý điều trị kịp thời.

 Thuốc có tương tác với các loại khác:

Thuốc có tương tác với một số loại thuốc khác khi kết hợp cùng lúc,gồm các loại thuốc Histoplasmin, Erythromycin, Histamine phosphate, Hyaluronidase, Candida albicans extract, Ketoconazole, Sodium iodide-i-131, Tuberculin purified protein derivative…

Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc khác điều trị cùng lúc với Lorastad mà không có sử chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân nên thông báo co y bác sĩ các loại thảo dược và thuốc đang sử dụng để tránh tương tác.

Khuyến cáo khi dùng thuốc

Thuốc thường gây ra triệu chứng buồn ngủ khi dùng ở liều lượng khuyến cáo. Thế nhưng nếu bạn vận hành máy móc, lái xe, hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tỉnh táo thì hãy cân nhắc khi sử dụng Lorastad.

Những đối tượng có bệnh lý đòi hỏi phải kiêng đường và aspartame như bị phenylketon niệu, tiểu đường thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Vì trong thành phần của thuốc có thể chứa đường, aspartame.

Nên thành thật thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh của bản thân, là bệnh gan, thận.

Đồng thời liệt kê cho bác sĩ các loại thuốc và thảo dược mà bệnh nhân đang sử dụng.

Trong thời kỳ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết. phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vì con có thể hấp thụ thuốc qua sữa mẹ.

Bệnh nhân không được tùy ý điều chỉnh liều lượng, đặc biệt tránh dùng quá liều hoặc thiều liều. Nếu quên liều hãy uống ngay lập tức nhưng nếu gần liều kế tiếp thì hãy bỏ qua chứ không nên uống 2 liều cùng một lúc.

Nếu trường hợp dùng thuốc quá liều, người bệnh nhanh chóng đến cơ sở uy tín để điều trị và xử lý kịp thời.

Thông tin về dược động học của thuốc Lorastad

Theo nhận định của chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu, sau khi uống thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ cao trong huyết tương sẽ đạt được trong khoảng 1 giờ. Khi dùng chung Lorastad với thức ăn, thuốc bị chuyển hóa nhiều dẫn đến thời gian đạt nồng độ tuyệt đối trong huyết thanh chậm và sinh khả dụng tăng. Chất gây chuyển hóa là desloratadin.

Thuốc có tác dụng giảm viêm mũi

Thuốc có tác dụng giảm viêm mũi

Thời gian bán thải của Loratadin và desloratadin là 8,4 và 28 giờ. Hoạt chất Loratadin gắn kết với huyết tương khoảng 98%, còn desloratadin thì gắn kết ít hơn.

Thuốc và chất chuyển hóa này được phát hiện trong sữa mẹ nhưng với lượng đáng kể thì sẽ không vượt qua được hàng rào máu não. Phần lớn thuốc được bài tiết qua phân và nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa.

Hiểu được cơ chế hoạt động của thuốc Lorastad giúp bạn sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy nhấp vào bảng chat phía dưới để được tư vấn cụ thể!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM