Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng cần phải có thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc Lincomycin được chỉ định dùng trong trường hợp này. Nhưng cách dùng như thế nào mới đem lại hiệu quả cao và cần lưu ý gì? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để nắm rõ cách sử dụng thuốc nhé!
Bạn đang muốn biết thuốc Lincomycin có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn
nặng như thế nào? Click {chat} ngay!
Một số thông tin về thuốc Lincomycin
Thuốc Lincomycin là gì?
Lincomycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm lincosamid. Thuốc có tác dụng cản trở giai đoạn đầu trong việc tổng hợp protein vi khuẩn. Thuốc hoạt động với cơ chế kìm khuẩn, tuy nhiên ở nồng độ cao có thể diệt khuẩn đối với các chủng nhạy cảm.
Thuốc kìm vi khuẩn ưa khí gram dương và đối với vi khuẩn kỵ khí thì có phổ kháng khuẩn rộng. Ở liều lượng cao thuốc còn có tác dụng với vi khuẩn kỵ khí gram âm.
Tuy nhiên, Lincomycin kháng thuốc với phần lớn vi khuẩn ưa khí gram âm và một số chủng nhạy cảm khác.Thuốc được bào chế ở 3 dạng với hàm lượng cụ thể như sau:
- Dạng bột: Lọ 250 mg và 500 mg (kèm ống dung môi pha tiêm).
- Thuốc tiêm: 300 mg/2 ml và 600 mg/2 ml.
- Viên nén: 250 mg và 500 mg.
Thuốc Lincomycin
Chỉ định của thuốc
Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có chỉ định cụ thể. Vì vậy, khi sử dụng Lincomycin, bệnh nhân cần tuân thủ áp dụng cho những trường hợp sau:
Điều trị nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Các vi khuẩn đó bao gồm Streptococcus, Staphylococcus, Pneumococcus ở bệnh nhân dị ứng với penicilin dẫn đến áp xe gan, nhiễm khuẩn xương, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm màng bụng tự phát, nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, mụn nhọt và loét do nhiễm khuẩn kỵ khí.
Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kháng penicilin gây ra.
Điều trị nhiễm khuẩn ở những vị trí khó thấm thuốc trong trường hợp viêm cốt tủy cấp tính và mãn tính.
Sử dụng thuốc Lincomycin với liều lượng như thế nào?
Liều lượng của thuốc được chia cụ thể dựa theo độ tuổi của người dùng:
Đối với người lớn:
- Nếu dùng ở dạng viên nén qua đường uống, người bệnh dùng với liều 500mg/ngày, chia làm 3-4 lần uống.
- Thuốc dùng qua đường tiêm vào cơ bắp được dùng với liều 600mg/ngày, có thể chia làm 1-2 lần dùng. Nhưng nếu tiêm vào tình mạch, người bệnh dùng khoảng 0,6 – 1,0g/ngày, chia làm 2-3 lần.
- Với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần tiêm liều cao hơn vào tĩnh mạch thì có thể dùng liều tối đa 8g/ngày.
Đối với trẻ em, đặc biệt trẻ từ một tháng tuổi trở lên:
- Dạng viên uống: Trẻ nên dùng khoảng 30 – 60 mg/kg/ngày và được chia làm nhiều lần.
- Dạng tiêm: Trẻ được dùng khoảng 10 – 20 mg/kg/ngày tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch, chia làm nhiều lần.
Thuốc có thể tiêm dưới kết mạc của trẻ với liều 75 mg.
Lưu ý, đối với người suy thận nặng cần giảm liều thuốc Lincomycin. Trường hợp này tốt là dùng với liều bằng 25 – 30% so với liều bình thường.
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc tiêm
Cách dùng Lincomycin ra sao để mang lại hiệu quả cao
Thuốc được bào chế dưới dạng uống và tiêm. Vì vậy khi uống nên uống xa bữa ăn, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn nhưng phải đảm bảo cách bữa ăn 1-2 giờ.
Thuốc sử dụng bằng đường tiêm vào bắp, hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Thao tác này phải được những người có chuyên môn y tế thực hiện. Và lưu ý không được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Để đảm bảo an toàn khi điều trị bằng thuốc cần chú chú ý một số vấn đề sau
Chống chỉ định của thuốc
Bên cạnh việc hiểu rõ các trường hợp được chỉ định dùng thuốc thì người bệnh cũng cần quan tâm đến những đối tượng chống chỉ định:
- Đối tượng mẫn cảm với các thành phần của Lincomycin.
- Bệnh nhân đặt catheter ở tĩnh mạch trung ương.
Thận trọng khi sử dụng
Những trường hợp nào cần thận trọng khi sử dụng? Nếu sử dụng sẽ có nguy hiểm gì không? Đúng vậy, cần cân nhắc sử dụng thuốc với những trường hợp đặc biệt dưới đây để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:
Đối tượng có bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử mắc bệnh viêm đại tràng. Người bệnh có thể bị tiêu chảy nặng, hoặc viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng thuốc, là phụ nữ và người cao tuổi.
Đối tượng bị dị ứng, suy thận và suy gan cần được điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
Đặc biệt chú ý khi sử dụng cùng với thuốc có tác dụng ức chế thần kinh-cơ, vì dễ xảy ra tương tác thuốc bởi lincomycin cũng có công dụng này.
Thuốc có tác dụng phụ không?
Khi sử dụng Lincomycin có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, mức độ và biểu hiện của mỗi trường hợp sẽ không giống nhau, do còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Đa số bệnh nhân thường gặp những tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Cũng có một số người gặp những trường hợp nghiêm trọng hơn, tuy nhiên rất ít và hiếm gặp như:
Phát ban, nổi mề đay
Viêm tĩnh mạch huyết khối
Phản ứng phản vệ toàn thân
Giảm bạch cầu trung tính
Viêm trực quản, viêm đại tràng màng giả
Tăng enzym ở gan.
Thuốc gây ra tác dụng phụ
Khi gặp phải tác dụng ngoài ý muốn, người bệnh cần thông báo với các y bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý những tác dụng có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu nhận định, thuốc Lincomycin có thể gây ra tương tác với các loại thuốc Aminoglycosid, Kaolin, Erythromycin, thức ăn và natri cyclamat nếu sử dụng cùng lúc.
Vì vậy, người bệnh cần tránh sử dụng những loại thuốc này khi điều trị bằng kháng sinh Lincomycin để hạn chế tác dụng phụ.
Khi tham khảo những thông tin này, chắc rằng bạn đọc cũng đã hiểu rõ về cách dùng cũng như liều lượng của Lincomycin. Nhưng nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM