Nằm trong nhóm thuốc ức chế việc bơm proton, thuốc Lansoprazol có công hiệu giảm axit trong dạ dày. Đây là loại thuốc được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý có liên quan tới việc tiết axit dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản,… Nếu muốn dùng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn, bệnh nhân cần nắm vững những thông tin sau đây.
Bạn cần tư vấn dùng thuốc trị bệnh? Click [chat] ngay!
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ THUỐC LANSOPRAZOL
Thuốc Lansoprazol là gì?
Thuốc Lansoprazol có tên thương hiệu là Lansoprazole, Prevacid, Limpidex,… Loại thuốc này được bào chế ở dạng viên nang cứng có chứa hạt bên trong và viên nén.
Thuốc bao gồm thành phần chính là Lansoprazol, có công dụng:
- Lansoprazol thực chất là hoạt chất có công dụng chống loét dạ dày theo cơ chế ức chế tiết axit dạ dày. Nó ức chế cả loại axit cơ bản và axit kích thích, vì thế có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày khi sử dụng.
- Thành phần Lansoprazol hấp thu nhanh sau khi dùng khoảng 1 giờ và sau 1,7 giờ đạt đỉnh cao nồng độ trong huyết tương. Với liều dùng đầu tiên, Lansoprazol ức chế đến khoảng 80% hàm lượng axit dạ dày và cải thiện nhanh chóng những triệu chứng đau dạ dày.
Thuốc Lansoprazol là gì?
Lansoprazol chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Chỉ định của Lansoprazol
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp cần giảm lượng axit bài tiết trong dạ dày. Do đó, đối với một số bệnh lý sau đây sẽ được kê đơn dùng Lansoprazol:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm thực quản ăn mòn
- Zollinger – Ellison: hội chứng liên quan tới việc tiết axit trong dạ dày quá mức,
Tuy nhiên, đây là thuốc không bán theo đơn, nó thường được dùng để trị chứng ợ nóng với tần suất nhiều hơn 2 lần/ tuần. Lansoprazol không chỉ định cho trường hợp cần giảm cơn ợ nóng ngay tức thì.
Chống chỉ định của Lansoprazol
- Lansoprazol chống chỉ định với người quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
- Đối tượng là phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng Lansoprazol.
Cách dùng và định lượng thuốc
1. Về cách dùng Lansoprazol
- Thời điểm dùng Lansoprazol là trước 30 phút khi ăn.
- Bệnh nhân nuốt trọn viên thuốc, không cắn, nhai, nghiền nát trước khi uống, vì nó có thể làm tác dụng của Lansoprazol bị ảnh hưởng.
- Với thuốc dạng viên nang, bạn có thể lấy bột thuốc bên trong rắc lên táo nghiền hoặc hòa vào nước ép tốt là táo. Dùng thuốc trong vòng 15p kể từ lúc chuẩn bị và không cho thuốc vào thức ăn khác.
2. Về định lượng thuốc
Tùy vào từng bệnh lý khác nhau mà sẽ có liều lượng sử dụng Lansoprazol phù hợp. Sau đây là liều dùng cơ bản thích hợp cho tình trạng phổ biến, nó không thay thế được chỉ định từ chuyên gia:
++ Dùng cho người lớn
Trị viêm thực quản
- Liều khởi đầu là 10 mg / lần / ngày
- Liều duy trì là 15 mg / lần / ngày
- Thời gian điều trị trong 8 tuần là tối đa
Trị bệnh loét tá tràng
- Dùng 15 mg / lần / ngày
- Điều trị trong vòng 4 tuần
Trị trào ngược dạ dày thực quản
- Nên uống 15 mg / lần / này
- Dùng liên tục trong vòng 4 tuần để có kết quả tốt
Trị chứng Zollinger – Ellison
- Uống 60 mg / lần / ngày hay 90 mg trong 1 ngày – chia làm 2 lần uống.
++ Dùng cho trẻ em
Trị ngắn hạn trào ngược dạ dày thực quản (12 tuần)
- Trẻ 1 đến 11 tuổi: Nếu dưới 30 kg nên dùng 15 mg / lần / ngày, trẻ trên 30 kg dùng 30 mg / lần / ngày.
- Trẻ 12 đến 17 tuổi: Dùng 15 mg / lần / ngày và điều trị kéo dài trong vòng 8 tuần.
Điều trị ngắn hạn viêm thực quản (12 tuần)
- Trẻ 1 đến 11 tuổi: Nếu dưới 30 kg nên dùng 15 mg / lần / ngày, trẻ trên 30 kg dùng 30 mg / lần / ngày.
- Trẻ 12 đến 17 tuổi: Dùng 15 mg / lần / ngày và điều trị kéo dài trong vòng 8 tuần.
Dùng thuốc Lansoprazol theo đúng bệnh lý
Hướng dẫn bảo quản thuốc Lansoprazol
Lansoprazol bảo quản ở nhiệt độ phòng là tốt, khoảng 25 độ C và tránh nguồn ánh nắng trực tiếp. Thuốc không nên để ở nơi ẩm thấp, là phòng tắm. Đồng thời để tránh xa tầm với của trẻ nhỏ hoặc gần thú nuôi trong nhà.
Giá bán thuốc Lansoprazol tại các nhà thuốc là bao nhiêu
Thuốc Lansoprazol được bán tại các nhà thuốc với giá 144.000 đồng / 1 hộp , bao gồm 10 vỉ , mỗi 1 thuốc 10 viên . Lưu ý giá bán có thể thay đổi theo địa điểm khác nhau tuy nhiên chênh lệch không quá cao .
Trước khi sử dụng cần lưu ý những lời căn dặn của dược sĩ nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn . Sử dụng thuốc hợp lý, nếu có những biểu hiện khác thường vui lòng đến ngay cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh kịp thời.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC LANSOPRAZOL
1. Thận trọng khi dùng Lansoprazol
Thuốc Lansoprazol có thể không thích hợp dùng cho một số đối tượng. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe:
- Dị ứng với thành phần Lansoprazol hoặc bất cứ chất nào trong thuốc.
- Đang trong quá trình dùng những loại thuốc khác, gồm cả thuốc không kê đơn, kê đơn, viên uống bổ sung, thảo dược, vitamin,…
- Gặp tình trạng magie trong máu, gan thấp.
- Người đang trong thai kỳ hoặc có dự định mang thai.
- Người đang gặp hội chứng rối loạn Phenylalanyl.
- Đối tượng là người cao tuổi, từ 50 tuổi trở lên đều phải trao đổi với bác sĩ để cân nhắc mức độ an toàn nếu dùng Lansoprazol. Vì những người này rất dễ bị gãy xương cổ tay hoặc tiêu chảy nếu uống Lansoprazol trong thời gian dài.
- Chưa có thông báo chính thức về mức độ ảnh hưởng của Lansoprazol với sữa mẹ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ đang cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh những rủi ro mà thuốc mang lại.
2. Tác dụng phụ của thuốc Lansoprazol
Giống như những loại thuốc gây ức chế proton khác, thuốc Lansoprazol cũng có khả năng dẫn đến tác dụng phụ, gồm:
- Nhịp tim nhanh hoặc mạnh
- Chóng mặt, mất ý thức
- Co giật
- Tiêu chảy, xuất hiện máu trong phân
- Bồn chồn, lo lắng
- Đau bụng
- Khó tiêu
- Buồn nôn, nôn
Một số trường hợp khác còn có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp sau đây:
- Enzym gan tăng cao
- Tăng mức độ gastrin huyết thanh
- Gây bệnh Hematorit, bệnh Phenylalanyl niệu
Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên đây vẫn chưa đầy đủ. Ở nhiều đối tượng khác nhau có thể gặp phải các triệu chứng bất thường khác. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo ngay đến bác sĩ nếu thấy cơ thể có phản ứng lạ để được kiểm tra kịp thời.
3. Tương tác của thuốc Lansoprazol
Sử dụng Lansoprazol cùng với những loại thuốc khác có thể gây ra tương tác. Điều này làm thay đổi công dụng của thuốc và tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Những loại thuốc có thể tương tác với Lansoprazol gồm: Warfarin, Terfenadin, Ibuprofen, Prednisone, Clarithromycin, các loại thuốc hoặc vitamin chứa chất sắt.
Bên cạnh đó, Lansoprazol có thể tương tác cùng những loại thuốc khác không được kể đến trên đây. Bệnh nhân cần ghi lại danh sách những thuốc mình đang dùng và gửi đến bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc an toàn và hiệu quả.
Tương tác của thuốc Lansoprazol
4. Hướng dẫn xử lý khi dùng quá hoặc thiếu liều
>> Nếu quên liều
Hãy uống ngay liều đã quên khi bạn đã nhớ ra, trừ trường hợp thời điểm gần đến lúc dùng liều tiếp theo.
Việc dùng thuốc thiếu liều không có nguy cơ gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Thế nhưng nó lại là nguyên nhân khiến thuốc bị mất tác dụng và không đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, hãy uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
>> Nếu quá liều
Nếu dùng thuốc quá liều cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu càng sớm càng tốt. Đồng thời đừng quên mang theo vỏ thuốc và tất cả đơn thuốc để giúp quá trình chuẩn đoán dễ dàng hơn.
CHIA SẺ TỪ CHUYÊN GIA
Các thông tin về thuốc Lansoprazol chỉ có tính chất tham khảo, nó không thay thế được hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân: hãy thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán bệnh tình và dùng thuốc khi có chỉ định của chuyên gia để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến.
Những thông tin về thuốc Lansoprazol trên đây chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết đúng đắn về loại thuốc trị bệnh dạ dày này. Những thắc mắc khác, hãy nhấp vào ô chat ở cuối bài để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM