Thu gọn danh mục

Nhiều người có thói quen dùng nước muối sinh lý để làm sạch ráy tai vì cho rằng cách này tránh làm tổn thương đến màng nhĩ thay vì ngoáy. Tuy nhiên thật sự có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý hay không? Và các rửa tai chuẩn, đảm bảo vệ sinh mà an toàn là như thế nào? Các chuyên gia Tai – Mũi – Họng sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề này.

CÓ NÊN RỬA TAI BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ KHÔNG?

Dùng nước muối sinh lý để rửa tay được xem là cách làm đơn giản mà không ảnh hưởng nhiều đến tai. Tuy nhiên liệu đây có phải phương án an toàn?

Tìm hiểu về ráy tai

Ráy tai được hình thành từ các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở thành ống tai ngoài. Khi chúng ta chuyển động hàm qua hành động nhai hoặc nói, thì những tuyến bã nhờn, mồ hôi sẽ đi qua ống tai, đến lỗ tai. Lâu dần, các chất này kết hợp với bụi bẩn và tạp chất khác tạo ra ráy tai.

Rửa tai với nước muối sinh lý có cần thiết không?

Theo các chuyên gia, tai người có cơ thế tự làm sạch đặc biệt. Ở bên ngoài ống tai tồn tại một lớp lông mao và tuyến nhờn. Chất nhờn tiết ra từ đây có nhiệm vụ tạo độ ẩm tự nhiên cho tai và ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn. Đồng thời nó cũng bảo vệ cho màng nhĩ.

Vậy nên, về cơ bản thì việc rửa tai bằng nước muối sinh lý là không cần thiết. Mặc khác, Ống tai có hình dáng gần giống như S. Khi nước muối sinh lý chảy vào sâu bên trong tai thì dễ bị đọng lại theo đoạn cong ở gần màng nhĩ. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công, gây các bệnh lý liên quan đến tai.

Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên dùng nước muối để rửa tai nếu gặp phải những trường hợp như:

+ Tai bị đau và có cảm giác bị đầy, bị bịt kín

+ Ù tai, khó nghe, mất một phần thính giác

+ Ngứa, chảy mủ tai, tai có mùi hôi khó chịu

Những lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ để biết tình trạng của tai, chẩn đoán bệnh lý và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến những tai hại khó lường.

CÁCH RỬA TAI VỚI NƯỚC MUỐI SINH LÝ

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai như thế nào cho đúng mà không ảnh hưởng đến màng nhĩ? Dưới đây là hướng dẫn từ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu.

Các bước rửa  tai bằng nước muối sinh lý

Để yên tâm về việc rửa tai, bạn thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Nhúng một miếng bông gòn vào muối sinh lý, nhỏ vào tai.

+ Bước : Dùng tay day day ở tai để nuối muối thấm đều, để yên trong vài phút.

+ Bước 3: Nghiêng đầu hướng ngược lại để nước muối chảy hết ra khỏi tai.

+ Bước 4: Dùng tăm bông thấm nhẹ vào dung dịch còn thừa và lấy ráy tai bong ra.

+ Bước 5: Lặp lại tương tự cho bên tai còn lại, bạn có thể thay bông gòn bằng ống tiêm nhỏ.

Lưu ý là mọi thao tác đều phải thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để đảm bảo không tác động mạnh đến tai. Bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành.

Những rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

Như đã nói, một số trường hợp chúng ta không được dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai, khi có triệu chứng bất thường và chưa được sự hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu không, bạn sẽ trải qua những tình trạng tồi tệ hơn. Một số rủi ro có thể kể như:

+ Thủng màng nhĩ: Khi áp lực của nước muối sinh lý ép ráy tai bị nén quá chặt, sẽ khiến ráy tai khó bị lấy ra ngoài và đồng thời gây sức nặng lên màng nhĩ, dẫn đến thủng màng nhĩ.

+ Nhiễm trùng tai: Nhóm bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai gồm nhiều vấn đề khác nhau, trong đó phổ biến là viêm tai ngoài. Viêm có thể do nhiễm trùng với các triệu chứng điển hình là đau tai, chảy mủ,…

+ Chóng mặt: Một số tình trạng biểu hiện bất thường đôi khi xảy ra sau lúc chúng ta rửa tai bằng nước muối. Chẳng hạn như chóng mặt, ù tai, hoa mắt, thậm chí ảnh hưởng đến cổ họng.

+ Điếc tai: Đây là vấn đề nghiêm trọng gây ra bởi tổn thương nặng. Tình trạng mất âm thanh có thể diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi có dấu hiệu suy giảm thính lực, bạn cần đi bác sĩ kiểm tra.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI RỬA TAI BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ

Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý chỉ nên thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn lưu ý một số nội dung như sau:

+ Nước muối sinh lý cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ cơ thể.

+ Không lạm dụng nước muối sinh lý để rửa tai hằng ngày vì môi trường ẩm ướt bên trong tai sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.

+ Dùng nước muối sinh lý có nguồn gốc rõ ràng, không tự ý pha nước muối, không đặt đầu ống nước muối vào sâu bên trong làm tổn thương tai.

Khi có dấu hiệu tai bị tổn thương hoặc triệu chứng viêm, suy giảm thính lực, chúng ta phải gặp bác sĩ để được tư vấn, khám và điều trị. Nước muối sinh lý không phải là giải pháp cho mọi tình huống như nhiều người vẫn đang nhầm lẫn. Nếu lạm dụng, nó có thể phản tác dụng, mang đến các rắc rối, bệnh lý về tai.

Trường hợp bạn được chỉ định rửa tai bằng nước muối sinh lý tại nhà thì phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ. Nếu gặp phải những tình huống cần đi khám tai, tầm soát bệnh về tai, thì bạn nên lựa chọn Phòng khám Hoàn Cầu. Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng tại đây đã tiếp nhận và giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân trong hàng chục năm qua.

Nhấn vào khung chat bên dưới hoặc gọi đến số 028 3923 9999 để được hỗ trợ thông tin, hướng dẫn đăng ký khám ưu tiên ngay nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM