Thu gọn danh mục

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp trị đau nhức ở xương khớp. Việc lựa chọn loại thuốc để phù hợp với cơ địa người bệnh là vô cùng cần thiết. Các loại thuốc chữa đau xương khớp hiện nay sẽ giúp người bệnh có kiến thức tổng quan và lựa chọn thấu đáo hơn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tổng hợp các loại thuốc điều trị xương khớp 

Tùy vào tình trạng bệnh, các kết quả chụp hình và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ chẩn đoán và trao đổi về liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường, sẽ chia thành 2 nhóm thuốc dựa vào mức độ nhẹ và nặng của người bệnh.

Giai đoạn vừa mới có triệu chứng đau

Thuốc giảm đau Paracetamol

+ Thuốc có tên gọi bắt nguồn từ hai hoạt chất Para-acetylaminophenol và Ara-acetylaminophenol.

+ Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng thông dụng. Thuốc được WHO liệt kê vào danh sách các loại thuốc thiết yếu từ năm 1977. Thuốc ít có tác dụng phụ, không gây nghiện, giảm nhanh các cơn đau đầu, đau xương khớp,…

+ Thuốc có thành phần Paracetamol (hay Acetaminophen) hiện được bào chế cả dạng uống và dạng gel bôi. Tùy vào mức độ thuận tiện, mà người bệnh lựa chọn dạng phù hợp, hoặc có thể kết hợp cả hai. Cần trao đổi với bác sĩ để phối hợp hai dạng hiệu quả.

Các loại thuốc chữa đau xương khớp hiện nay

Chú ý:

+ Không dùng chung với các thuốc chống giật như: Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin,...

+ Thận trọng khi dùng thuốc này cho trẻ nhỏ.

+ Theo FDA Hoa Kì, lạm dụng thuốc có thể tác hại đến chức năng thải độc của gan, gây tổn thương.

Thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid (NSAID)

+ Trường hợp đối tượng dùng Paracetamol không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng NSAID với liều thấp.

+ Steroid có cấu tạo hữu cơ có 4 vòng Cyclo- Alkane nối với nhau, điển hình là ở Cholesterol, Testosterone,…

+ NSAID không chứa cấu trúc Steroid giúp giảm viêm, hạ sốt, giảm đau nhức xương khớp.

+ Thuốc được chia thành 2 loại là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Chú ý:

+ Thuốc có tiềm ẩn tác dụng phụ nhiều hơn so với Paracetamol, cụ thể: tăng khả năng đau tim, đau dạ dày, tổn thương thận,…

+ Thuốc NSAID được chỉ định dùng điều trị với liều lượng thấp trong giới hạn thời gian ngắn. Tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Thuốc ức chế COX-2

+ Thuốc có tên gọi khác là Cyclooxygenase-2. Đây là một dạng biệt dược của thuốc chống viêm không steroid.

+ Thuốc có ưu điểm so với các loại NSAID thông thường là giảm biến chứng, hạn chế tác động hệ tiêu hóa.

Chú ý:

+ Mặc dù thuốc ít tác dụng phụ ở dạ dày nhưng vẫn tác dụng phụ ở tim mạch nhiều. Vì vậy, chỉ nên dùng với liều lượng thấp theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn có triệu chứng đau dữ dội

Thuốc giảm đau mạnh nhóm Opioid

+ Opioid là hoạt chất chiết xuất từ các loại cây thuốc phiện (có tên tiếng Anh là Opiat).

+ Nhóm thuốc này giúp giảm giảm cơn đau dữ dội, cải thiện giấc ngủ và chống tiêu chảy.

+ Các loại thuốc Opioid thường được chỉ định hiện nay là Vicodin Hydrocodone, Darvon Propoxyphen, Percocet Oxycodone.

Chú ý:

+ Nhóm thuốc này dùng quá liều, lạm dụng sẽ gây nghiện vì có nguồn gốc từ thuốc phiện.

+ Tác dụng phụ từ thuốc: gây buồn ngủ, không tỉnh táo, gây cảm giác hưng phấn.

+ Không dùng thuốc khi công việc cần sự tập trung cao độ.

Thuốc tiêm Corticoid

Các loại thuốc tiêm trị đau nhức xương khớp

+ Thuốc Corticoid (hay Corticosteroid) là thuốc chống viêm có cấu trúc Steroid.

+ Theo cấu trúc phân tử, phân loại thành các nhóm A, B, C, D, D1 và D2.

+ Tác dụng giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng, kháng viêm hiệu quả, trị lupus, bệnh addison,...

Chú ý:

+ Thuốc có tác dụng phụ gây dị ứng da, ửng đỏ trầm trọng.

Thuốc tiêm Acid Hyaluronic

+ A. Hyaluronic là một Polysacharid, chiếm 5 đến 8 mg trong 2 ml dịch khớp. Chất này có công dụng làm chậm quá trình khớp thoái hóa theo tuổi tác. Cụ thể, acid này giúp bôi trơn cơ sụn hiệu quả, giảm sốc và bảo vệ khớp.

+ Theo Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kì thì việc tiêm Acid Hyaluronic giúp giảm sưng khớp, đau khớp tại chỗ vô cùng công hiệu.

Chú ý:

+ Thuốc có tác dụng phụ gây sưng đau thời gian ngắn tại vị trí tiêm.

+ Không lạm dụng để tránh khớp không còn tự sản sinh acid này một cách tự nhiên.

+ Hết sức thận trọng về liều dùng, cần trao đổi với bác sĩ điều trị.

Phương pháp ngoại khoa

Các loại thuốc trên chỉ là phương pháp điều trị nội khoa. Tùy vào tình trạng nếu trở nặng của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật luôn cần được các bác sĩ xem xét và tư vấn, như:

+ Viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan gần đó.

+ Dây chằng bị đứt.

+ Sụn chêm khớp bị rách, cần may lại...

Các biện pháp giúp cải thiện đau nhức hiệu quả

Những biện pháp y khoa nhằm can thiệp giúp giảm bớt các cơn đau. Đây chỉ là giải pháp tạm thời, người bệnh mong muốn chấm dứt hẳn, cần có sức khỏe dẻo dai, cụ thể:

Các biện pháp cải thiện đau nhức hiệu quả

+ Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp.

+ Có kế hoạch hoạt động thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.

+ Khi bị đau, cần hoạt động tránh gây đau, quá sức chịu đựng của cơ xương khớp.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng, bổ sung cân bằng các chất cần thiết, đặc biệt là canxi cho xương chắc khỏe.

Lời khuyên

Các chuyên gia xương khớp tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã thu thập thông tin liên quan về Các loại thuốc chữa đau xương khớp hiện nay. Đây là các nhóm thuốc điều trị, tùy vào tình trạng và cơ địa cụ thể của bệnh nhân, các kết quả cận lâm sàng và lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình chi tiết.

+ Khi bệnh nhân có triệu chứng đau nhức nhẹ, dùng thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả thì cần đến các cơ sở y tế uy tín về xương khớp để khám kịp thời.

+ Nếu có bất kì điều gì chưa rõ về các loại thuốc trên, hay liên quan đến sức khỏe bản thân. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí nhá!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM