Thu gọn danh mục

Bạn được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Bostacet? Nhưng bạn vẫn chưa hiểu Bostacet là loại thuốc gì và lưu ý khi dùng như thế nào? Vậy thì nội dung về thuốc Bostacet dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng thuốc này.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

GIỚI THIỆU THUỐC BOSTACET

Bostacet được chiết xuất bởi thành phần gồm có 325mg Paracetamol 325mg cùng với 37.5mg Tramadol. Ngoài ra còn có thành phần tá dược bao gồm natri starch glycolat, magnesi stearat, Avicel, pregelatinized starch, oxyd sắt vàng, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd. Sản phẩm thuộc về nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt. Nhà sản xuất thuốc là Boston của Việt Nam. Cụ thể thuốc Bostacet như sau:

1. Công dụng thuốc Bostacet

Thuốc Bostacet được chỉ định điều trị những cơn đau từ trung bình cho đến nặng.

2. Liều sử dụng và cách dùng Bostacet

→ Viên nén Bostacet được sử dụng bằng đường uống và thuốc Bostacet sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

→ Với đối tượng người lớn cùng trẻ em trên 16 tuổi dùng từ 1 đến 2 viên và lưu ý không dùng quá 8 viên mỗi ngày.

→ Với trẻ em dưới 16 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu về độ an toàn cùng hiệu quả của Bostacet. Đối tượng người già hơn 65 tuổi thì không có sự khác biệt nào về độ an toàn cùng tính chất dược động học so với người dùng ít tuổi hơn.

Sản phẩm thuộc về nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt

Sản phẩm thuộc về nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt

3. Chống chỉ định Bostacet

Không dùng thuốc với những đối tượng quá mẫn cảm với tramadol, paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hay những loại thuốc opioid. Nếu đối tượng bị ngộ độc cấp tính do thuốc ngủ, rượu, các chất ma túy, thuốc giảm đau TW, thuốc hướng thần và thuốc opioid cũng không nên dùng.

Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng Bostacet. Đối tượng người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng, đối tượng suy gan, suy hô hấp nặng, đối tượng phụ nữ đang cho con bú, đối tượng động kinh chưa kiểm soát bằng điều trị hoặc nghiện opioid cũng không nên dùng Bostacet.

LƯU Ý GÌ KHI DÙNG THUỐC BOSTACET

1. Lưu ý trong quá trình sử dụng Bostacet

Trong quá trình điều trị lâu dài nếu như ngừng thuốc đột ngột thì có thể gây ra hội chứng cai thuốc. Khi đó người dùng sẽ bị ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hốt hoảng, buồn nôn, ỉa chảy, run, dựng lông… Do vậy khi dùng thuốc không nên dùng thường xuyên, dài ngày cũng như không nên dùng thuốc đột ngột mà cần giảm liều một cách từ từ.

♦ Nguy cơ sẽ gây co giật nếu dùng Bostacet đồng thời cũng những thuốc như SSRI, TCA, IMAO, opioid, thuốc an thần, thuốc làm giảm ngưỡng co giật, bệnh nhân tiền sử co giật hoặc đối tượng có nguy cơ co giật.

♦ Gây nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhân nguy cơ bị suy hô hấp, thận trọng khi dùng với rượu, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ cùng với thuốc an thần.

♦ Lưu ý khi dùng cho bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hoặc bị chấn thương đầu, đối tượng bị nghiện thuốc phiện vì có thể dẫn đến tái nghiện, bệnh nhân nghiện rượu mãn tính và gây nguy cơ độc tính ở gan.

♦ Đối tượng bệnh nhân độ thanh thải creatinin nếu dưới 30ml mỗi phút thì không dùng quá 2 viên mỗi 12 giờ.

♦ Đối tượng tiền sử sốc phản vệ cùng codein và những opioid khác khi dùng tramadol dễ dẫn đến sốc gây phản vệ.

♦ Ngoài ra cần cẩn trọng nếu dùng tramadol bởi thuốc sẽ gây nghiện kiểu morphin, người tìm kiếm thuốc, người bệnh thèm thuốc hoặc tăng liều do lờn thuốc. Tránh trường hợp dùng thuốc kéo dài và đặc biệt là đối tượng bị tiền sử nghiện opioid.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc

2. Tác dụng phụ của Bostacet

Dùng thuốc Bostacet xảy ra thường gặp đó là buồn nôn, buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt. Tác dụng phụ ít gặp đó là mệt mỏi, suy nhược, xúc động mạnh, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, nôn mửa, nhầm lẫn, mất ngủ, kích thích, phát ban, ngứa và tăng tiết mồ hôi.

Tác dụng phụ hiếm gặp của Bostacet đó là đau ngực, ngất, rét run, hội chứng cai thuốc, co giật, mất thăng bằng, đau nửa đầu, dị cảm, co cơ không tự chủ, chóng mặt, phù lưỡi, mạch nhanh, đánh trống ngực, giảm huyết áp, khó thở, thiếu máu, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu và tiểu ít.

Ngoài ra những trường hợp báo cáo khi dùng Bostacet đó là tăng huyết áp thế đứng, rối loạn chức năng nhận thức, phản ứng dị ứng, muốn tự sát, bị viêm gan,…

3. Tương tác cùng thuốc khác

Dùng Bostacet với những thuốc ức chế MAO hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể gây tăng nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ như là chứng co giật hoặc hội chứng serotonin.

► Dùng chung Bostacet với carbamazepin dẫn đến tăng sự chuyển hóa tramadol hoặc là gây giảm tác dụng giảm đau tramadol.

► Nếu dùng Bostacet với quinidin thì thuốc sẽ bị chuyển hóa thành M1, nếu dùng chung với tramadol sẽ gây tăng hàm lượng tramadol.

► Nếu dùng Bostacet cùng chất thuộc nhóm warfarin cần định kỳ đánh giá thời gian đông máu ngoại lai bởi ghi nhận INR tăng đối với một số bệnh nhân.

► Nếu dùng Bostacet cùng một số chất ức chế CYP2D6 sẽ làm hạn chế quá trình chuyển hóa tramadol.

Cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về việc dùng thuốc

Cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về việc dùng thuốc

4. Xử lý khi dùng Bostacet quá liều

Nếu dùng Bostacet quá liều bạn sẽ thấy suy hô hấp, co giật, ngừng tim, tử vong hoặc gây chán ăn, buồn nôn, kích thích đường tiêu hóa, khó chịu, toát mồ hôi, nhợt nhạt… Những triệu chứng nhiễm độc gan có thể sẽ xuất hiện sau khoảng 48 đến 72 giờ sau khi uống Bostacet.

Vì dùng thuốc Bostacet quá liều có thể gây chết người. Việc lọc máu chỉ thải trừ dưới 7% lượng thuốc uống trong thời gian 4 giờ lọc. Nên việc điều trị Bostacet quá liều cần đảm bảo thoáng khí và có thể gây nôn bằng cơ học hoặc dùng siro ipeca nếu như bệnh nhân bị nguy kịch. Có thể uống 1g/kg than hoạt tính nếu đã làm sạch dạ dày.

Liều đầu tiên có thể uống thêm với 1 liều thuốc tẩy nhẹ và nếu dùng liều nhắc lại nên có sự xen kẽ cùng thuốc tẩy nhẹ. Ngoài ra cần xử lý yếu tố gây co mạch cùng những biện pháp hỗ trợ. Nên đặt ống thông nội khí quản trước khi rửa dạ dày với bệnh nhân bất tỉnh. Khi cần thiết cần thực hiện trợ hô hấp.

Đối với bệnh nhân người lớn cùng trẻ em nếu như đã dùng 1 lượng không biết paracetamol hay nghi ngờ hoặc không chắc chắn thời gian dùng thuốc cần xác định paracetamol trong huyết tương cũng như xử lý cùng acetylcystein. Nếu như không thể định lượng hàm lượng paracetamol này thì nên uống N-acetylcystein và thực hiện kết hợp cùng với những phương án xử lý khác.

5. Mức giá cùng địa chỉ mua Bostacet

Bạn có thể mua thuốc Bostacet ở bất cứ địa chỉ nhà thuốc đạt chuẩn GPP nào trên toàn quốc với mức giá khoảng 42.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

Thông tin thuốc Bostacet được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn về Bostacet cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM