Betamethason là loại biệt dược được bào chế và sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nén, dung dịch và kem bôi ngoài da, dung dịch tiêm… Trong đó, Betamethason gel 30g là dạng thuốc bôi ngoài da, điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp và dị ứng da.
Do thuốc khá đa dạng nên người bệnh cần tìm hiểu kỹ công dụng và liều dùng của thuốc Betamethason qua bài viết sau để đảm bảo dùng thuốc an toàn và đúng cách.
Bạn đang tìm hiểu về các phương pháp trị bệnh xương khớp
>>> Click [CHAT] ngay để được chia sẻ nhiều thông tin bổ ích
Công dụng – chỉ định của thuốc Betamethason
Betamethason là loại biệt dược được bào chế và sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nén, dung dịch và kem bôi ngoài da, dung dịch tiêm… Trong đó, Betamethason gel 30g là dạng thuốc bôi ngoài da, điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp và dị ứng da.
♦ Tên hoạt chất: Corticosteroid
♦ Tên biệt dược: Belastone, Cortdermal, Benthasone, Dexlacyl
♦ Phân nhóm: Nhóm thuốc nội tiết tố - hormone
Công dụng của thuốc Betamethason
Thành phần chính của thuốc Betamethason là Betamethason Dipropionate – một dạng Corticosteroid tổng hợp; do đó thuốc có công dụng: chống viêm, chống dị ứng và thấp khớp hiệu quả. Ở liều cao, thuốc Betamethason còn có thể ức chế miễn dịch.
Sử dụng Betamethason đúng cách, thuốc sẽ phát huy công dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp, da và mắt như:
♦ Viêm da dị ứng
♦ Viêm loét giác mạc
♦ Viêm khớp dạng thấp
Thuốc Betamethason dạng gel 30g là thuốc bôi ngoài da
Chỉ định của thuốc Betamethason
Thuốc Betamethason thường được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm và xương khớp như:
♦ Rối loạn cơ xương: Thuốc Betamethason dạng gel 30g đôi khi được sử dụng để điều trị bổ sung ngắn hạn đối với các bệnh như: viêm khớp dạng thấp, viêm dính khớp sống, thấp khớp do vẩy nến, viêm màng hoạt dịch, thống phong…
♦ Bệnh lý về da: Hội chứng Stevens – Johnsons, chàm, mề đay, viêm da tróc vẩy, viêm da mụn nước, bệnh vẩy nến thể nặng.
♦ Dị ứng da: Thuốc Betamethason cũng được dùng trong những trường hợp dị ứng thể mãn tính như: polyp mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn, viêm da cơ địa, dị ứng khi dùng các loại thuốc khác.
♦ Bệnh về mắt: Có thể sử dụng thuốc Betamethason để điều trị các vấn đề về mắt liên quan đến cấu trúc của mắt như: viêm giác mạc, viêm kết mạc dị ứng, zona ở mắt, loét mép giác mạc, viêm võng mạc trung tâm, viêm mống mắt thể mi, viêm dây thần kinh sau nhãn cầu…
♦ Bệnh đường hô hấp: Thuốc Betamethason còn có thể làm giảm triệu chứng của các vấn đề như: Ngộ độc Berylium, hội chứng Loeffler, tràn khí màng phổi, lao phổi cấp, xơ hóa phổi.
Liều lượng sử dụng và cách bảo quản thuốc Betamethason
Liều lượng thuốc Betamethason
Tương tự như nhiều loại biệt dược khác, Betamethason gel 30g có nhiều liều dùng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Dưới đây là một số liều dùng tham khảo của thuốc Betamethason:
♦ Liều khởi đầu: 0.25g – 8g/ ngày tùy theo bệnh lý đang điều trị. Trường hợp bệnh nhẹ, nên dùng duy trì liều khởi đầu với liều lượng thấp đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
♦ Liều dùng cho trẻ nhỏ: Với trẻ từ 6 – 12 tuổi chỉ nên dùng thuốc Betamethason trong khoảng 17.5g – 20g tùy vào cân nặng của trẻ. Khi dùng Betamethason cho trẻ cần kiểm soát thật chặt chẽ để tránh gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.
Betamethason có thể dùng cho người lớn và trẻ từ 6 – 12 tuổi
♦ Liều dùng cho trường hợp tổn thương ở khớp: Liều khởi đầu từ 1g – 2.5g/ ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Nếu sau hơn 1 tuần vẫn không nhận thấy hiệu quả của thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được xem xét và chỉ định dùng loại thuốc khác.
♦ Liều dùng cho người bị hen suyễn: Trong 2 tuần đầu dùng 3.5g – 4.5g/ ngày, sau đó giảm xuống dùng liều duy trì từ 0.25g – 0.5g/ ngày.
♦ Liều dùng khi bị dị ứng phấn hoa: Ngày thứ 1, dùng 1.5g – 2.5g và chia thành nhiều lần; sau đó giảm dần liều dùng xuống còn 0.5g mỗi ngày.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, không dùng quá 45g gel/ ngày.
Bảo quản thuốc Betamethason
♦ Bảo quản Betamethason gel 30g ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C trong bao bì.
♦ Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Không bảo quản thuốc ở nơi ẩm ướt hay nhiệt độ thấp vì có thể gây ảnh hưởng đến thành phần và công dụng của thuốc.
Thuốc Betamethason có phát sinh tương tác hay tác dụng phụ không?
>>> Click [CHAT] ngay để được hỗ trợ
Những điều cần thận trọng và tác dụng phụ khi dùng Betamethason gel 30g
Thuốc Betamethason là biệt dược dạng bôi có hoạt tính khá mạnh. Vì thế, người dùng cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc để điều trị bệnh.
Thận trọng khi dùng thuốc Betamethason
► Cần điều chỉnh liều lượng theo cơ địa và mức độ tổn thương. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, vừa bị thương hay vừa trải qua các đợt phẫu thuật lớn, trong suốt 1 năm sau điều trị người bệnh cần nhận được sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
► Một vài dấu hiệu nhiễm trùng có thể bị che lấp bởi hợp chất Corticosteroid. Chính vì thế, khi sử dụng thuốc Betamethason trong thời gian dài có thể gây nhầm lẫn cho việc xem xét mức độ hồi phục.
► Lưu ý, sử dụng thuốc Betamethason trong một thời gian định có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, mắc bệnh tăng nhãn áp ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh ở mắt. Đồng thời còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và virus thứ phát ở nhãn cầu.
Dùng Betamethason trong thời gian định có thể bị đục thủy tinh thể
► Nếu dùng ở liều trung bình hoặc liều cao, Betamethason có thể sẽ làm tăng huyết áp và tăng bài tiết Kali. Vì vậy, trường hợp người bệnh phải dùng liều duy trì thì nên áp dụng chế độ ăn giảm muối và tăng kali để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
► Khi điều trị bằng thuốc Betamethason, nên bắt đầu ở liều thấp rồi tăng dần lên. Có thể giảm liều dùng, nhưng không nên giảm mạnh một cách đột ngột vì có thể dẫn đến suy thượng thận thứ phát. Đặc biệt, suy thượng thận có thể sẽ kéo dài nhiều tháng sau khi đã ngưng dùng thuốc.
► Không tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khi đang sử dụng thuốc Betamethason.
► Hết sức lưu ý khi chỉ định sử dụng Corticosteroid cho những người nhiễm Herpes, phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú.
Tác dụng phụ của thuốc Betamethason
Tác dụng phụ của Betamethason khá tương đồng với một số thuốc chứa hoạt chất Corticosteroid khác. Thông thường, tác dụng phụ sẽ giảm đáng kể khi người bệnh giảm liều dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Betamethason:
► Rối loạn quá trình hấp thụ nước và các chất điện giải
► Viêm loét thực quản, loét dạ dày
► Suy yếu cơ xương
► Chóng mặt, nhức đầu, co giật
► Viêm da, rối loạn kinh nguyệt
► Kéo dài thời gian làm lành các vết thương trên da
► Suy giảm tâm lý nghiêm trọng
Đánh giá về thuốc Betamethason
Theo ý kiến từ các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, thuốc Betamethason là một loại biệt dược nên cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Đa Khoa Hoàn Cầu – địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Bên cạnh đó, với những trường hợp mắc bệnh xương khớp việc dùng thuốc bôi chỉ hỗ trợ điều trị bên ngoài, làm giảm các triệu chứng của bệnh mà không thể điều trị căn nguyên gây bệnh. Để điều trị hiệu quả bệnh xương khớp, bệnh nhân có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.
Đến đây, người bệnh sẽ được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao với nhiều ưu điểm như: Quy tụ tập thể bác sĩ – chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang bị nhiều máy móc và thiết bị tối tân, điều trị bệnh bằng phương pháp hiện đại, chi phí hợp lý và rõ ràng…
Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Betamethason, hi vọng sẽ giúp ích cho người bệnh trong thời gian dùng thuốc. Nếu còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề điều trị bệnh xương khớp, bệnh nhân vui lòng click vào bảng chat bên dưới để được giải đáp cụ thể hơn.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM