Thu gọn danh mục

Hiện nay, trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa viêm tai giữa khác nhau, trong đó lá hẹ được áp dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính an toàn, tác dụng tốt. Dưới đây là 3 mẹo đơn giản chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả tại nhà, mời bạn cùng tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích góp phần đẩy lùi căn bệnh này.

VÌ SAO DÂN GIAN DÙNG LÁ HẸ CHỮA VIÊM TAI GIỮA?

Trong kho tàng Y học dân tộc, từ lâu bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ đã được áp dụng, nhưng thực ra vẫn có ít người biết đến công dụng cũng như cách dùng đúng cách.

Theo Đông Y, lá hẹ tươi vốn lành tính, hơi chua, vị cay, mang tính nhiệt nhưng khi nấu chín có tính ôn, tác dụng trong hành khí, tán độc. Do đó, lá hẹ được dùng rất nhiều trong trị chứng ra hồ môi trộm, chữa ho, ăn khó tiêu…

Đối với việc dùng lá hẹ để chữa viêm tai giữa tại nhà, các công dụng được kể đến như sau:

● Tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng đau nhức tai

● Dùng lá hẹ thường xuyên, cải thiện tình trạng viêm đáng kể

● Các hoạt chất có trong lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng

● Ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn vào ống tai giữa, kiểm soát bệnh hiệu quả.

● Hơn nữa, lá hẹ có hàm lượng Odorin cao – đây là chất kháng sinh tự nhiên mạnh, giúp chống nhiễm trùng, đỏ rát, ngứa ngáy trong tai khi viêm.

3 MẸO ĐƠN GIẢN CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Mặc dù lá hẹ khá quen thuộc với nhiều gia đình để chế biến các món ăn ngon miệng và giàu hương vị. Tuy nhiên cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ như thế nào thì ít ai biết đến. Nếu bạn đang cùng chung thắc mắc? hãy cùng tham khảo và thực hiện theo các cách được chia sẻ dưới đây:

1. Dùng lá hẹ tươi chữa viêm tai giữa

Dùng lá hẹ tươi để chữa viêm tai giữa là cách đơn giản, được áp dụng phù hợp với đa dạng đối tượng bị mắc bệnh. Cách thực hiện và sử dụng như sau:

● Chuẩn bị khoảng 50g lá hẹ tươi (lựa bỏ lá vàng úa), đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rửa lại và vớt ra để ráo

● Cho lá hẹ vào trong máy xay sinh tố xay nhuyễn (hoặc giã nhuyễn), ray lọc hoặc vắt lấy phần nước cốt

● Đựng nước cốt vào trong cái lọ thủy tinh sạch, đậy nắp kín. Tốt nên chọn những lọ có ống nhỏ.

● Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 3 giọt nước cốt lá hẹ trực tiếp vào tai bị viêm. Áp dụng liên tục khoảng 5-7 ngày và theo dõi các triệu chứng có thuyên giảm hay không.

2. Kết hợp lá hẹ hấp phèn chua trị viêm tai giữa

Phèn chua được biết đến có tính kháng khuẩn, giảm viêm, sát trùng khá cao. Do đó, bài thuốc dùng lá hẹ hấp phèn chua trong trị viêm tai giữa được nhiều người áp dụng để tăng hiệu quả chữa trị.

Cách thực hiện và sử dụng bài thuốc này, như sau:

● Chuẩn bị 50gram lá hẹ tươi và 50gram phèn chua. Đem lá hẹ đi rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng, vớt ra để ráo.

● Lấy một miếng sắt dẹt, cho phèn chua và lá hẹ lên bếp và đun nóng (không được dùng nồi nhôm hoặc chảo gang để nấu phèn chua). Đun trên lửa nhỏ, cho đến khi thấy phèn chua chảy ra thì tắt bếp

● Mang hỗn hợp lá hẹ, phèn chua đã đun đi tán thành bột và cất vào lọ thủy tinh đậy nắp kín, để dành dùng trong ngày.

● Khi sử dụng, chỉ cần lấy khoảng ½ thìa cà phê bột lá hẹ phèn chua. Lấy một tờ giấy sạch cuộn tròn thành hình cái phễu (một đầu cái phễu vừa với lỗ tai) và tiến hành thổi bột vào trong tai bị viêm.

● Nên thực hiện cách ngày 2 lần/ngày và làm thường xuyên cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.

3. Chế biến món ăn từ lá hẹ hỗ trợ chữa viêm tai giữa

Như đã phân tích, lá hẹ có tính mát, thanh nhiệt và giải độc. Do đó, việc sử dụng các món ăn được chế biến từ lá hẹ cũng là cách vừa cải thiện được sức khỏe vừa hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng của viêm tai giữa:

✛ Trứng rán lá hẹ: Cách chế biến đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá hẹ tươi, vớt ráo và thái nhỏ. Cho 2 – 3 quả trứng vào đánh đều, sau đó cho lá lẹ đã tháo vào đánh đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó cho lên chảo rán như rán trứng bình thường là được. Mỗi tuần có thể ăn trứng rán lá hẹ từ 2-3 lần/tuần

✛ Nấu canh lá hẹ: Lấy 200gr thịt lợn xay (hoặc băm) ướp gia vị vừa ăn, cho vào nồi xào và đổ nước vào đun với 1,5l nước. Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc bằng lóng tay. Khi nước sôi, thịt gần chín thì cho lá hẹ vào, chờ nước sôi lại một chút thì tắt bếp.

CẦN LƯU Ý GÌ KHI CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ?

Khi áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau đây:

• Giữ vệ sinh tai đúng cách, không dùng vật nhọn/cứng ngoáy vào tai. Vệ sinh tai một cách nhẹ nhàng.

• Trước khi sử dụng lá hẹ, cần ngâm rửa lá hẹ sạch sẽ để tránh bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại, khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng

• Lựa chọn lá hẹ trồng tại nhà, chăm sóc tốt; tránh mua lá hẹ được phun quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

• Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của bạn có thể dùng lá hẹ để điều trị hay không. Nếu áp dụng cần thực hiện kiên trì và đúng quy trình.

• Nếu sau vài ngày nhỏ thuốc hay dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa nhưng không thấy hiệu quả hoặc gặp triệu chứng bất thường. Cần đến gặp bác sĩ để xử lý hoặc tư vấn điều trị chuyên sâu hơn.

CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Khi có ý định dùng lá hẹ để chữa viêm tai giữa, nhiều người còn lo lắng và tỏ ra thắc mắc “Liệu chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ có hiệu quả không?” giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho biết:

Cách chữa lá hẹ từ dân gian, thành phần thiên nhiên nên sẽ không mang lại hiệu quả nhanh chóng, mà tác dụng từ từ. Hơn nữa, cách chữa này chỉ phù hợp với tình trạng viêm nhẹ, mới khởi phát, chưa có dấu hiệu ngứa ngáy hay chảy dịch lỗ tai nhiều. Và nó cũng chỉ giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu, chứ không thể chữa bệnh, cần đi khám và can thiệp điều trị bằng phương pháp phù hợp, hiệu quả.

 Với các triệu chứng viêm tai giữa nặng nề, dùng lá hẹ để chữa trị hầu như không đem lại hiệu quả. Mà khiến bệnh phát triển nặng nề hơn, gây khó khăn hoặc cản trở cho quá trình chữa trị về sau.

⇒ Một điều đáng chú ý là, hiện nay các cách chữa trị viêm tai giữa từ dân gian, trong đó có lá hẹ hoàn toàn chưa chứng minh về tính hiệu quả và độ an toàn. Bởi thế trước bạn nên tham vấn y khoa để tránh các tác dụng không mong muốn.

⇒ Khuyến Cáo: Việc sử dụng bài thuốc lá hẹ tác động trực tiếp vào tai như nhỏ tai, hay thổi lỗ tai… nếu thực hiện không đúng cách có thể gây tắc nghẽn lỗ tai hoặc khiến triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.

⇒ Tóm lại với trường hợp bị viêm tai giữa, dù là nhẹ hay nặng thì người bệnh cũng không được chủ quan và tìm cách cách chữa tại nhà, điều này luôn “tiềm ẩn” những biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên từ chuyên gia

Cách tốt là chị em nên đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng TPHCM uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm; máy móc tối tân và đầy đủ; cùng quá trình thăm khám khoa học để được kiểm tra, điều trị bằng phương pháp phù hợp với giai đoạn bệnh, cơ địa bản thân… đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Liên hệ ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - địa chỉ khám chữa tai mũi họng uy tín tại TPHCM.

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Thông qua những thông tin liên quan đến 3 mẹo đơn giản chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả tại nhà, hi vọng bệnh nhân sẽ sáng suốt và nâng cao ý thức trước khi có ý định áp dụng. Nếu có bất cứ băn khoăn về bệnh lý, chi phí khám, cách chữa trị, lấy mã khám ưu tiên… hãy Nhấn vào Khung Chat bên dưới để được chuyên gia tai mũi họng hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu  

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM