Thu gọn danh mục

B Complex C hiện được sử dụng khá phổ biến để bổ sung vitamin C khi cần. Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn, thông tin về B Complex C – công dụng, cách dùng và lưu ý sẽ được tổng hợp đồng thời chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Thông tin về thuốc B Complex C

Thông tin chung

B Complex C chủ yếu được sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh do thiếu vitamin C. Dưới đây là một số thông tin cơ bản cần biết về thuốc B Complex C:

Nhà sản xuất – Quốc gia: Vidiphar – Việt Nam

Loại thuốc: Khoáng chất và vitamin

Dạng bào chế - hàm lượng: Viên nang uống hàm lượng 180mg

Quy cách đóng hộp: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang uống

Giá thành: B Complex C được bán với giá khoảng 700 VNĐ/ viên, khoảng 68.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên. Mức giá này chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào thời điểm bạn mua thuốc và địa điểm bán thuốc.

Điểm bán: B Complex C được bán tại hầu hết các nhà thuốc và đại lý thuốc tây, nhưng người dùng nên mua thuốc ở những điểm bán uy tín để đảm bảo mua thuốc chất lượng tốt.

Thành phần của B Complex C

Dược chất chính: Vitamin C 100mg, vitamin PP 50mg, vitamin B1 15mg, vitamin B2 10mg, vitamin B6 5mg.

 Thành phần tá dược vừa đủ 1 viên nang uống.

Công dụng – chỉ định của B Complex C

B Complex C thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp dưới đây:

 Phòng ngừa và điều trị bệnh hay các vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin C.

 Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng khả năng đào thải chất sắt trong điều trị bệnh thalassemia.

 Hỗ trợ điều trị Methemoglobin huyết vô căn không có sẵn xanh methylen.

 Những chỉ định khác như: Nghiện rượu, nhiễm khuẩn cấp hay sau phẫu thuật.

B Complex C giúp phòng ngừa và điều trị bệnh do thiếu vitamin C

Chống chỉ định sử dụng B Complex C

 Không sử dụng B Complex C với những trường hợp dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

 Người bị thiếu hụt G6PD, có nguy cơ thiếu máu huyết tán, người bệnh có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalate, người bệnh thalassemia…

 Người mắc bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, hạ huyết áp nặng, xuất huyết động mạch.

Liều dùng, cách sử dụng và hướng dẫn bảo quản B Complex C

Cách dùng B Complex C

 B Complex C dùng đường uống trực tiếp với nước lọc, không nên uống thuốc với các loại thức uống khác như: nước trà, cà phê, rượu, nước ép…

 Nếu không thể uống thuốc hay nghi kém hấp thụ, và trong trường hợp đặc biệt mới dùng đường tiêm. Khi tiêm tốt hơn hết là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại vị trí tiêm.

Liều dùng của B Complex C

Nên sử dụng B Complex C theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, hoặc theo những khuyến cáo về liều lượng được in trên bao bì của thuốc.

Sau đây là một số liều lượng tham khảo khi sử dụng B Complex C:

Thiếu hụt vitamin C đối với người lớn và trẻ em

 Liều dự phòng: 25mg – 75mg/ ngày

 Liều dùng điều trị dành cho người lớn: 250mg – 500mg/ ngày chia thành nhiều liều nhỏ, sử dụng tối thiểu trong 2 tuần.

 Liều dùng điều trị dành cho trẻ em: 100mg – 300mg/ ngày chia thành nhiều liều nhỏ, sử dụng tối thiểu trong 2 tuần.

Kết hợp với desferrioxamin để tăng đào thải sắt: Sử dụng 100mg – 200mg/ ngày

Điều trị Methemoglobin vô căn: Sử dụng 300mg – 600mg/ ngày chia thành liều nhỏ.

Sử dụng B Complex C theo liều lượng và cách dùng bác sĩ chỉ định

Xử trí nếu dùng B Complex C quá liều/ thiếu liều

Quá liều: Nếu người dùng bị hôn nhân hoặc không thở được thì hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu hoặc trạm y tế gần để được cấp cứu.

Thiếu liều: Có thể bổ sung ngay khi nhớ ra, nhưng nếu thời gian giãn cách với liều dùng kế tiếp quá ngắn thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc như kế hoạch; không dùng liều gấp đôi để bù vào liều dùng đã quên.

Bảo quản B Complex C

 Nên B Complex C ở nhiệt độ dưới 30 độ C, nơi khô ráo hoặc tránh ánh sáng.

 Không nên sử dụng khi thuốc bị hư hỏng hoặc đã quá hạn sử dụng.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng B Complex C

Tác dụng phụ của B Complex C

Sử dụng B Complex C bình thường ít gây ra tác dụng phụ, tác dụng phụ của thuốc thường xảy ra khi dùng với liều cao:

 Vitamin C liều cao có thể gây buồn nôn – nôn, ợ nóng, mệt mỏi, co cứng cơ bụng, đỏ bừng, nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ.

 Thành phần vitamin PP có trong B Complex C nếu sử dụng với liều cao có thể gây ra tình trạng: đỏ bừng mặt và cổ, buồn nôn, ngứa, cảm thấy rát bỏng, cảm thấy buốt hoặc đau nhói ở da.

 Ngoài ra có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ ít gặp như: Nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, tiêu chảy, khô da, loét dạ dày tiến triển, tăng sắc tố, vàng da, tăng tiết bã nhờn, suy gan, lo lắng, hốt hoảng, choáng phản vệ…

Bạn có thể bị buồn nôn-nôn và nhức đầu khi dùng thuốc liều cao

Thận trọng khi dùng B Complex C

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người dùng B Complex C cần thận trọng một số điều dưới đây:

 Sử dụng vitamin C liều cao và kéo dài có thể gây nhờn thuốc và khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Dùng vitamin C liều cao còn có thể làm tăng oxalat niệu; vitamin C còn có thể gây acid hóa nước tiểu đôi khi dẫn đến sỏi oxalat, kết tủa urat hoặc cystin.

 Sử dụng vitamin C dạng tiêm không an toàn và hợp lý có thể dẫn đến ngất xỉu thời, chóng mặt và có thể gây ngừng tim.

 Người bị thiếu hụt G6PD dùng vitamin C liều cao dạng uống hoặc dạng tiêm có thể mắc chứng tan máu hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Phụ nữ mang thai: Vitamin C có thể đi qua nhau thai, chưa có nghiên cứu trên động vật và người mang thai, đồng thời nếu dùng vitamin C nhu cầu bình thường thì chưa nhận thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng lớn vitamin C khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu vitamin C của cơ thể và gây scorbut ở trẻ sơ sinh.

Bà mẹ cho con bú: Vitamin C có thể phân bố trong sữa mẹ, nhưng bà mẹ cho con bú sử dụng vitamin với liều lượng bình thường vẫn chưa có vấn đề gì xảy ra với trẻ sơ sinh.

Tương tác thuốc

B Complex C có khả năng xảy ra phản ứng tương tác với một số thuốc khi dùng cùng lúc, bao gồm:

 Thuốc có chứa sắt: Dùng đồng thời trên 200mg vitamin C với 30mg sắt nguyên tố có thể làm tăng hấp thu sắt qua dạ dày – ruột, nhưng người dùng có khả năng hấp thu đầy đủ sắt dạng uống mà không cần sử dụng cùng với vitamin C.

 Aspirin: Có thể làm tăng bài tiết vitamin C và giảm khả năng bài tiết Aspirin trong nước tiểu.

B Complex C có thể tương tác với các thuốc khác và thức ăn

 Fluphenazin: Dùng cùng lúc với vitamin C làm giảm nồng độ fluphenazin trong huyết tương; sự acid hóa nước tiểu sau khi uống vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của thuốc khác.

 Vitamin B12: Vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12 nên tránh uống vitamin C liều cao trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi sử dụng vitamin B12.

 Một số đồ ăn, thức uống: Một số vitamin C có chứa natri và không nên sử dụng nếu người dùng đang ăn kiêng hoặc ăn chế độ ăn hạn chế muối. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin C.

 Ngoài ra, vitamin C là chất khử mạnh nên có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa khử. Sự có mặt của vitamin C trong nước tiểu có thể làm tăng giả lượng glucose nếu định lượng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat, làm giảm giả lượng glucose nếu định lượng bằng phương pháp glucose oxydase.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về thuốc bổ sung vitamin B Complex C, hi vọng sẽ giúp ích cho người dùng. Bên cạnh đó, B Complex C mặc dù là dạng thuốc bổ sung vitamin nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ/ dược sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định để đảm bảo tính an toàn và đạt được hiệu quả tối đa.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM