Axit folic hay còn được gọi là Vitamin B9, Folacin hay Folat… là các dạng hòa tan của vitamin B9. Đây là dưỡng chất quan trọng và cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Vậy cụ thể công dụng của Acid folic đối với cơ thể là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về Acid folic qua nội dung bên dưới nhé.
Thông tin cơ bản về Acid folic
Acid folic tự nhiên
Axit folic hay còn được gọi là Vitamin B9, Folacin hay Folat… là các dạng hòa tan của vitamin B9. Axit folic có thể có mặt tự nhiên trong các loại thực phẩm như:
♦ Các loại rau: Rau diếp cá, rau chân vịt, măng tây, đậu bắp, bông cải xanh, đậu bắp, rau bina, cải bruxen, nấm.
♦ Các loại hạt khô: Đậu khô, đậu hà lan…
♦ Trái cây: Dưa gang, chuối, chanh, bưởi, cam.
♦ Gan và thận của bò
♦ Các loại thực phẩm được nhà sản xuất bổ sung Acid folic như: Sữa, ngũ cốc, bánh mì, bột mì, mì ống, bánh quy, bánh cookie, các loại nguyên liệu làm bánh…
Bổ sung Acid folic cho cơ thể qua các loại thực phẩm
Thuốc uống bổ sung Acid folic
Hiện nay, các loại thuốc bổ sung Acid folic được bán khá nhiều trên thị trường với các thông tin sau:
Tên biệt dược: Acid Folic 5mg, Rescuvolin, DBL Leucovorin Calcium
Thuốc biệt dược mới: Acid Folic MKP, Acid Folic 5mg, sắt Acid Folic, Prenatal, Heramama
Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc có tác dụng với máu
Thành phần chính: Acid folic
Dạng bào chế và hàm lượng
Axit folic hiện có các dạng bào chế và hàm lượng như sau:
♦ Viên nang dạng thuốc uống: 5mg, 20mg
♦ Viên nén, thuốc uống: 400mcg, 800mcg, 1mg
♦ Viên nén, thuốc uống (không chứa chất bảo quản): 400mcg, 800mcg
♦ Dung dịch, thuốc tiêm: 5 mg/ mL
Giá thành và điểm bán Acid folic
Hiện nay, Acid folic được bán tại các nhà thuốc và đại lý thuốc Tây trên toàn quốc. Tuy nhiên, do có thành phần biệt dược và được sản xuất với quy trình khác nhau, nên giá thành có sự chênh lệch. Cụ thể:
♦ Acid Folic MKP – Acid folic 5mg có giá bán 32.000 VNĐ/ 1 hộp x 10 vỉ x 10 viên
♦ Folacid – Acid folic 5mg có giá khoảng 45.000 VNĐ/ hộp
Một trong những loại thuốc bổ sung Acid folic được bán hiện nay
Tác dụng, chỉ định và chống chỉ định sử dụng Acid folic
Công dụng của Acid folic
Công dụng của Acid folic đối với phụ nữ mang thai
♦ Ngăn ngừa dị tật thai nhi: Việc bổ sung Acid folic vào thời điểm tủy sống và não của bé hình thành trong tử cung sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở tủy sống và não như: khiếm khuyết ống thần kinh (NTDs), nứt đốt sống, bé sinh ra thiếu một phần não bộ.
♦ Phòng bệnh thiếu máu: Acid folic rất quan trọng trong việc cung cấp tế bào máu cho cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới kể cả hồng cầu. Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở thai phụ và thai nhi.
Từ đó giảm thiểu nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng ở thai nhi, thai phụ dễ bị rối loạn tâm thần sau sinh, trẻ sinh ra mắc bệnh tim mạch, hở hàm ếch…
♦ Giảm thiểu nguy cơ ung thư: Acid folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết. Acid folic còn có khả năng phòng ngừa đột quỵ, bệnh tim, giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên những giả thuyết này hiện vẫn đang được tranh luận và chưa có kết luận chính xác.
♦ Phòng ngừa một số bệnh lý khác: Acid folic còn được áp dụng cho những trường hợp suy giảm – mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, xuất hiện dấu hiệu lão hóa, loãng xương, chân bồn chồn, trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, đau thần kinh, bệnh bạch biến, hội chứng Fragile–X, AIDS
Công dụng của Acid folic đối với trẻ em
♦ Cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ: Cụ thể là đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ trẻ chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ.
♦ Bảo vệ sức khỏe của bé: Acid folic còn giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương do các ống này không khép kín. Phòng ngừa dị tật ở não, tủy sống như: nứt đốt sống gây khuyết tật vĩnh viễn, bé sinh ra không có não và hộp sọ nên khó sống lâu.
Acid folic giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh
Chỉ định sử dụng Acid folic
Acid folic được chỉ định sử dụng cho những trường hợp thiếu dưỡng chất này với các dấu hiệu như:
♦ Trầm cảm, cáu kỉnh, dễ quên, khó tập trung, suy giảm trí nhớ
♦ Khó thở, da nhợt nhạt hoặc đau nhức cơ thể
♦ Sưng lưỡi, loét miệng, giảm vị giác
♦ Vấn đề về tiêu hóa như: buồn nôn – nôn, chán ăn kéo dài, đau bụng, tiêu chảy
Chống chỉ định với Acid folic
♦ Không sử dụng Acid folic cho những trường hợp mẫn cảm với dưỡng chất này.
♦ Người bị đa hồng cầu hoặc thiếu máu tán huyết cũng không nên sử dụng Acid folic
Liều lượng sử dụng Acid folic
Sử dụng Acid folic qua các loại thuốc bổ sung theo đúng chỉ định của dược sĩ/ bác sĩ. Không sử dụng vượt quá liều lượng cho phép hoặc liệu trình quy định.
Liều dùng Acid folic sẽ được điều chỉnh theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe người dùng và mục đích sử dụng.
Acid folic hỗ trợ điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
Đối với người trưởng thành
♦ Liều khởi đầu: 5mg Acid folic/ ngày, sử dụng trong 4 tháng. Nếu hấp thu kém có thể sử dụng 15mg/ ngày.
♦ Liều dùng duy trì: Cách 1 – 7 ngày sử dụng 1 lần, 5mg/ lần. Liều dùng và thời gian sử dụng có thể thay đổi theo tình trạng bệnh.
Đối với trẻ em
♦ Trẻ em dưới 1 tuổi: 500mcg/ kg thể trọng/ ngày
♦ Trẻ em trên 1 tuổi: Sử dụng với liều lượng tương tự người trưởng thành.
Bổ sung Acid folic cho thai phụ
♦ Phụ nữ trưởng thành và có thai: 200 – 400mcg/ ngày
♦ Chị em phụ nữ có tiền sử mang thai xuất hiện tình trạng thai nhi gặp bất thường về ống tủy sống, trước khi dự định mang thai các chị em nên bổ sung 4 – 5mg Acid folic/ ngày. Sử dụng tiếp tục trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bổ sung Acid folic theo liều lượng được các chuyên gia/ bác sĩ chỉ định
Bổ sung Acid folic khi thiếu hụt dưỡng chất này
Đối với người trưởng thành
♦ Sử dụng 400 – 800mcg/ ngày. Có thể bổ sung Acid folic dưới dạng tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da) hoặc dạng uống.
♦ Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, thai phụ hay các chị em đang cho con bú: 800mcg/ lần/ ngày ở dạng tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da).
Đối với trẻ em
♦ Trẻ sơ sinh: Sử dụng 0.1mg/ ngày dưới dạng uống hoặc dạng tiêm
♦ Trẻ em dưới 4 tuổi: Sử dụng 0.3mg/ lần/ ngày
♦ Trẻ em trên 4 tuổi: Sử dụng 0.4mg/ ngày
Những điều cần lưu ý khi bổ sung Acid folic
Thận trọng khi sử dụng Acid folic
Người dùng nên thận trọng và lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng Acid folic. Cụ thể là:
♦ Nên bổ sung Acid folic giữa 2 bữa ăn. Với Acid folic dạng uống, nên uống với nhiều nước.
♦ Nên uống viên sắt – Acid folic cùng với nước cam hoặc nước trái cây, vì vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Không sử dụng thuốc bổ sung Acid folic cùng với cà phê, trà, rượu
♦ Không sử dụng viên uống bổ sung Acid folic cùng với cà phê, nước trà, rượu. Vì có thể làm giảm hấp thu Acid folic.
♦ Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ vì người dùng thường bị táo bón trong thời gian bổ sung Acid folic.
♦ Sử dụng Acid folic theo đúng quy định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không sử dụng quá liều hoặc kéo dài hơn liệu trình quy định.
♦ Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả cao. Thông báo ngay với bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe không có dấu hiệu cải thiện hoặc nghiêm trọng hơn.
♦ Một số ít trường hợp có thể gặp một vài tác dụng phụ khi sử dụng Acid folic với các triệu chứng như: Nổi ban và mề đay, ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa… Báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện phản ứng phụ để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Acid folic có thể xảy ra phản ứng tương tác và ảnh hưởng đến hoạt động, công dụng của một số loại thuốc sau:
♦ Folat và Sulphasalazin: Giảm khả năng hấp thu của Folat
♦ Thuốc tránh thai, Cotrimoxazol, một số loại thuốc chống co giật…
Lời khuyên khi sử dụng Acid folic
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, chỉ sử dụng Acid folic theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh để đảm bảo hiệu quả và tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bài viết trên đã tổng hợp và cung cấp những thông tin tham khảo về Acid folic. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến các dược sĩ hoặc bác sĩ.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM