Thu gọn danh mục

Các em bé khi còn nhỏ thì hệ xương khớp chưa được hoàn thiện, dễ tổn thương, thường xảy ra các hiện tượng đáng lo ngại. Một trong những vấn đề bố mẹ cần quan tâm là xương khớp của bé kêu răng rắc, lục cục. Liệu đó có phải là tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể con, và bố mẹ phải làm sao để giúp bé khắc phục đây nhỉ?

TRIỆU CHỨNG XƯƠNG KHỚP BÉ KÊU RĂNG RẮC VÀ NGUYÊN NHÂN

Nhiều trẻ khi ngủ trở mình hoặc lúc vận động, vui chơi có những tiếng kêu răng rắc, lục cục xuất hiện ở các khớp xương khiến phụ huynh lo lắng. Thực chất bạn không cần quá hoang mang thì đó là tình trạng bình thường gần như không hề gây ra tác hại gì cho bé cả.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là bởi bé còn nhỏ, xương khớp chưa phát triển hết, còn lỏng lẻo nên khi cử động thì phát ra âm thanh như vậy. Đặc biệt, nếu mọi người để ý thì các khớp ở gối và lưng của trẻ là những vị trí thường phát ra tiếng răng rắc nhiều . Nếu bé vẫn lớn lên bình thường, ăn ngủ khỏe, không có triệu chứng gì đáng nói, thì chúng ta cứ yên tâm.

Mặc dù không phải bệnh lý gì nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ cũng nên chú ý vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nếu bé thường xuyên có tiếng kêu từ khớp xương. Hãy bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi, sắt để trẻ phát triển hoàn thiện về hệ thống xương khớp. Những dấu hiệu sau chứng tỏ bé đang bị thiếu hụt các dưỡng chất này:

+ Trẻ ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh, khó thở, nghiến răng khi ngủ

+ Ra nhiều mô hôi trộm ở trán, gáy, tay chân, kể cả khi trời lạnh

+ Thường xuyên bị nấc cụt, cơn co thắt thanh quản làm bé khó thở

+ Chậm mọc răng, sâu răng, răng yếu hoặc các vấn đề khác về răng

Ngoài canxi và vitamin D3 thì các mẹ hãy lưu ý, cần bổ sung thêm chất xơ, đạm vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ thì chị em nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để con hấp thu tốt vào cơ thể.

HƯỚNG DẪN MASSAGE KHẮC PHỤC TIẾNG KÊU RĂNG RẮC Ở XƯƠNG KHỚP BÉ

Nhiều nghiên cứu khoa học và thí nghiệm thực tiễn chứng minh được hiệu quả của việc massage đối với quá trình khắc phục tình trạng xương khớp của các bé phát ra tiếng kêu răng rắc. Trước khi bắt tay vào thực hiện, hãy cho bé mặc quần áp thoải mái để tiện massage và để bé nằm ở tư thế dễ chịu . Cách thực hiện như sau:

Massage đùi

+ Để bé nằm im một chỗ trong khi bạn xoa bóp vùng đùi cho bé

+ Dùng 2 tay nhẹ nhàng xoa bóp từ trên xuống dưới, từ phải sang trái

+ Thực hiện bước này trong vòng khoảng 2 – 3 phút, mỗi bên lặp lại 2 lần

Massage đùi trước

+ Cho bé ngồi xuống sàn hoặc trên giường ở tư thế 2 chân dạng ra thoải mái

+ Dùng 2 tay xoa bóp nhẹ mặt đùi trước, theo chiều ngang và chiều dọc đầy đủ

+ Massage dần vòng xuống tới đầu gối, xoa bóp cả 2 đầu gối theo chiều vòng tròn

+ Thực hiện mỗi bên 3 lần, trong khoảng 3 phút là lý tưởng

Massage má đùi

+ Bạn cho trẻ nằm ngửa hoặc ngồi sao cho thuận tiện cho cả hai người

+ Dùng 2 tay xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng má đùi bên ngoài, từ hông xuống

+ Massage xuống đầu gối, thực hiện tương tự với bên chân kia, mỗi bên 5 lần

+ Xoa bóp cho má đùi trong tương tự như má đùi ngoài, cũng số lần như vậy

Massage đầu gối

+ Cho bé ngồi ở tư thế duỗi 2 chân hoặc thõng chân xuống khi ngồi trên giường

+ Dùng 2 tay massage vùng đầu gối theo chiều vòng tròn, tập trung khu vực này

+ Tiếp đến, bạn lấy ngón tay ấn nhẹ những vùng da quanh 2 đầu gối của em bé

+ Thực hiện luân phiên từ bên này đổi qua gối bên kia, mỗi bên khoảng 2 – 3 lần

Massage cẳng chân và bàn chân

+ Tương tự như massage đùi và đầu gối, bạn dùng tay xoa bóp và ấn nhẹ từ đầu gối xuống chân bé

+ Dùng 2 tay nắm lấy bàn chân bé, nhẹ nhàng massage theo khớp cổ chân nhằm giúp thư giãn bộ phận này

+ Xóa bóp và ấn nhẹ vào gan bàn chân bằng ngón tay cái hoặc bàn tay

+ Dùng một lực nhẹ hoặc trung bình để thực hiện khi bé hợp tác, tránh làm đau chân bé.

KHI NÀO THÌ NÊN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Đa phần các trường hợp xương khớp của bé kêu răng rắc, lục cụ là hiện tượng bình thường không đáng phải quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số tình huống, chuyên gia xương khớp Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyên các bố mẹ nên chủ động cho bé đi bác sĩ để kiểm tra nếu:

+ Bé vặn mình, uốn người cả đêm không ngủ được, khóc nhăn vì đau đớn

+ Xương khớp bé kêu răng rắc cùng với các triệu chứng như đỏ, sưng tấy,…

+ Bé có sốt cao, xương khớp kêu nhiều lần với âm thanh to và bất thường

Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện khó chịu khiến bé đau nhức nhiều và bỏ ăn, không ngủ, khóc mệt trong nhiều ngày liên tiếp. Những lúc này rõ ràng nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có phương án cải thiện hiệu quả cho tình trạng sức khỏe của bé.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM