Tình trạng mụn bọc ở mông thường xuyên đa số là do lỗ chân lông bị bít tắc hoặc tuyến chân lông bị nhiễm trùng. Nếu thỉnh thoảng mụn mọc không đáng kể và hết ngay sau vài ngày thì bạn có thể không cần lo lắng. Tuy nhiên trường hợp chúng xuất hiện nhiều và tần suất thường xuyên hơn thì cần quan tâm, thăm khám. Các chuyên gia Phòng khám Hoàn Cầu sẽ chia sẻ đến mọi người thông tin cần nắm liên quan đến vấn đề này.
CÁC BIỂU HIỆN MỤN BỌC Ở MÔNG
Vấn đề mụn bọc ở mông có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh, người trưởng thành, người lớn tuổi cho đến phụ nữ mang thai. Một số triệu chứng thường thấy như:
+ Ban đầu, ở mông xuất hiện những nốt sần nhỏ giống trứng cá, dạng đốm đỏ hoặc có nhân trắng bên trong. Các nốt mụn tiếp xúc cọ sát với quần dễ bị nhiễm khuẩn và chuyển biến nặng hơn.
+ Thời gian sau nếu chưa khỏi, mụn nhọt sưng to hơn, tấy đỏ, có mủ viêm ở giữa. Lúc này người bị sẽ cảm thấy đau, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm mà đè lên các nốt mụn sần.
+ Mụn bọc ở mông gây ngứa ngáy, khi chúng bị vỡ ra và loét mủ thì tình trạng ngáy rát càng nặng nề, khó chịu. Giai đoạn này nếu không xử lý đúng cách thì mụn nhọt có thể xâm lấn sang các vùng da bên cạnh.
+ Nhân mụn để lâu sẽ bị cứng lại rất khó loại bỏ sau này. Qua một thời gian thì mụn nhọt mọc ở mông sẽ bị chai, cục mụn có dạng u nhọt to, rắn, màu thâm đen rất kém thẩm mỹ.
Chưa kể các trường hợp mọc bọc ở mông liên quan đến các bệnh xã hội, thì sẽ kèm theo một số triệu chứng khác. Điều này sẽ được chia sẻ ở nội dung bên dưới.
MỤN BỌC Ở MÔNG THƯỜNG XUYÊN DO NGUYÊN NHÂN GÌ?
Bạn có thể bị mụn bọc ở mông bởi một trong những nguyên nhân sau:
Mắc bệnh về da liễu
Vùng da ở mông hình thành mụn đôi khi do bệnh viêm nang lông, áp-xe da mông, dày sừng nang lông,… Đó là những vấn đề về da phổ biến. Khi gặp tình trạng bệnh lý da liễu nói chung, lỗ chân lông bị kích ứng dẫn đến sưng to, ửng đỏ, đau và ngứa ngáy.
Thường gặp là viêm nang lông, nó có thể gây mụn ở các vị trí trên cơ thể, bao gồm ở mông. Mụn bọc trên da mông chủ yếu do bệnh nhân mặc đồ quá chật làm mô hôi ứ đọng, không được thông thoáng.
Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Theo các cuộc khảo sát, phụ nữ bị tình trạng mụn bọc ở mông nhiều hơn so với nam giới. Điều này được lý giải là do việc thay đổi nội tiết tố cơ thể trong các giai đoạn như dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai,…
Trong những thời điểm này, hoạt động của nội tiết tố bị gián đoạn, rối loạn, khiến tuyến dầu vận hành mạnh mẽ làm lỗ chân lông bị bít tắc và gây nên mụn nhọt. Không chỉ ở mông mà nhiều vị trí khác cũng gặp tình trạng tương tự.
Vệ sinh vùng mông không đảm bảo
Không chỉ ở cơ quan sinh dục mà vùng mông cũng cần được vệ sinh đúng cách để không bị mụn nhọt. Đây cũng là vùng da nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tích tụ gây bệnh. Hơn nữa việc chà xát với quần áo cũng khiến lỗ chân lông bị tổn thương, bít tắc.
Tẩy lông hoặc cạo lông không đúng cách cũng làm vùng da ở mông bị thương, viêm nhiễm. Từ đó tại vùng da này sẽ hình thành nên mụn bọc, các nốt sần.
Do bệnh sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục
Sùi mào gà, giang mai và mụn rộp sinh dục là một số bệnh xã hội phổ biến, có tính lây lan mạnh trong cộng đồng và rất đáng ngại. Biểu hiện chung của những bệnh này là mọc mụn, sùi, ở một số vị trí da trên cơ thể. Đặc biệt, các nốt mụn xuất hiện nhiều ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi.
Các chuyên gia bệnh xã hội tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu cho biết, mụn bọc ở mông thường xuyên tái đi tái lại rất có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh sùi mào gà, giang mai hay mụn rộp sinh dục.
** Ngoài ra, mụn nhọt xuất hiện ở mông có thể do di truyền, tâm lý căng thẳng kéo dài hoặc áp lực tác động lên vùng mông quá nhiều. Chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng, dư tinh bột cũng khiến chức năng đào thải độc tố của gan bị suy giảm gây mọc mụn.
KHI NÀO MỤN MỌC Ở MÔNG CẦN ĐI BÁC SĨ?
Đa số mọi người cho rằng mụn nhọt mọc ở mông là tình trạng đơn giản, có thể bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên theo chuyên gia Hoàn Cầu, những ổ mụn ở vùng mông nếu ngày càng sưng to, đau nhức kéo dài, có ngòi trắng chuyển dần sang màu vàng, thì lúc này bạn nên đến bác sĩ.
Bệnh nhân không tự ý nặn mụn nhọt ở mông. Những việc này làm vi khuẩn lây nhiễm sang các vùng da lành xung quanh, khiến tình trạng mụn bọc càng thêm nghiêm trọng. Tốt , bạn nên đi khám để biết chính xác vấn đề của mình nếu 3 – 4 ngày mà mụn không thuyên giảm.
Đối với các bệnh lý xã hội như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục,… thì khi bệnh khởi phát với triệu chứng mọc mụn sùi, hãy nhanh chóng đi khám để tầm soát chúng tốt.
Thấu hiểu tâm lý ngại ngùng của bệnh nhân vì mọc mụn ở vùng nhạy cảm, các bác sĩ Phòng khám Hoàn Cầu luôn sẵn sàng lắng nghe tình trạng của bạn. Thông tin bệnh án được bảo mật hoàn toàn. Bác sĩ tay nghề cao, tâm huyết, chu đáo và đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, thân thiện.
Bạn có thể trò chuyện để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến mụn bọc ở mông thường xuyên và nhận mã khám ưu tiên để tiết kiệm thời gian, chi phí bằng cách nhấn vào khung chat ngay bên dưới.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM