Thu gọn danh mục

Xét nghiệm nước tiểu để làm gì? Quy trình thực hiện ra sao là một trong số những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để giúp bạn giải tỏa được băn khoăn liên quan đến quá trình xét nghiệm nước tiểu chúng tôi xin được lý giải kỹ càng thông qua phần chia sẻ ngay dưới đây bạn nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU ĐỂ LÀM GÌ?

Ở đây xét nghiệm nước tiểu chính là cách thức thực hiện với mục đích kiểm tra những thành phần khác nhau có bên trong nước tiểu - sản phẩm chất thải của thận. Có nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể được phát hiện dựa vào xét nghiệm nước tiểu.

Trong nhiều trường hợp xét nghiệm nước tiểu để làm gì thì nó được thực hiện chung với một số xét nghiệm khác như máu hoặc phân để chẩn đoán bệnh ly. Nhìn chung xét nghiệm nước tiểu được đánh giá chính là phương pháp đơn giản, rẻ nhưng cung cấp hàng loạt những thông tin quan trọng bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiều bệnh lý

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiều bệnh lý

→ Máu bên trong nước tiểu có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bệnh ở bàng quang.

→ Đường trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

→ Protein ở bên trong nước tiểu là dấu hiệu bệnh lý về thận hoặc có thể dùng phát hiện sớm những dấu hiệu tổn thương ở thận với những bệnh nhân bị tiểu đường suốt thời gian dài.

→ Phân tích sinh hóa nước tiểu còn hỗ trợ chẩn đoán sỏi thận, porphyria hoặc u tủy.

→ Phân tích nước tiểu dưới kính hiển vi tế bào đổ ra từ niêm mạc bàng quang được thực hiện diện trong nước tiểu sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.

→ Phân tích nước tiểu để biết rõ bệnh nhân có mắc phải các bệnh lý xã hội như lậu hay không...

→ Thường nếu xét nghiệm nước tiểu có bất cứ bất thường gì thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác với mục đích tìm ra nguồn gốc vấn đề.

Có nhiều thông số liên quan đến xét nghiệm nước tiểu

Có nhiều thông số liên quan đến xét nghiệm nước tiểu

CÂU HỎI LIÊN QUAN XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. 10 thông số cơ bản của xét nghiệm nước tiểu là gì?

1. Urobilinogen (UBG): Dấu hiệu bệnh lý ở gan hoặc ở túi mật.

2. Leukocytes (LEU ca): Thông số về tế bào bạch cầu.

3. Nitrate NIT: Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

4. Billirubin (BIL): Người bệnh mắc bệnh ở gan hoặc túi mật.

5. Protein PRO: Có bệnh ở thận, có máu ở nước tiểu hoặc nhiễm trùng.

6. pH: Thông số đánh giá độ acid nước tiểu.

7. Blood BLD: Nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận hoặc xuất huyết bàng quang, bướu thận.

8. Specific Gravity (SG): Nước tiểu loãng hoặc cô đặc.

9. Ketone: Bệnh nhân bị tiểu đường không kiểm soát, nghiện rượu, nhịn ăn suốt thời gian dài hoặc chế độ ăn ít carbohydrate.

10. Glucose (Glu): Bệnh nhân bị tiểu đường.

2. Vậy xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn?

→ Trước thực hiện xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có thể làm cho nước tiểu đổi màu như quả mâm xôi, củ cải đường, đại hoàng.

→ Không nên tập thể dục quá mức trước thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

→ Chị em đang ở chu kỳ kinh hoặc gần tới chu kỳ kinh cần thông báo cho bác sĩ để chờ lần xét nghiệm sau.

→ Có nhiều loại thuốc kể cả thực phẩm bổ sung chức năng có thể cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy người bệnh cần tạm ngưng dùng những loại thuốc này trước khi làm xét nghiệm nước tiểu.

Thường áp dụng kèm xét nghiệm nước tiểu với nhiều phương pháp khác

Thường áp dụng kèm xét nghiệm nước tiểu với nhiều phương pháp khác

3. Quy trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm

Nhân viên đưa cho bạn lọ đựng mẫu nước tiểu và bạn nên lấy vào buổi sáng sớm bởi khi đó nước tiểu cô đặc hơn. Ngoài ra lưu ý nước tiểu dễ bị ô nhiễm do tế bào, vi khuẩn cùng các chất khác vậy nên cần vệ sinh vùng sinh dục bằng nước trước thực hiện lấy mẫu. Hơn nữa để có kết quả chính xác và tránh ô nhiễm vi khuẩn bệnh nhân tốt nên lấy nước tiểu giữa dòng và thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Nên làm sạch lỗ tiểu với nữ giới cần làm sạch xung quanh niệu đạo với khăn lau đặc biệt theo theo chiều từ trước ra sau. Với nam giới chỉ cần dùng khăn lau sạch đầu dương vật.

⇒ Bước 2: Tiểu lượng nước tiểu đầu khoảng vài giây vào nhà vệ sinh.

⇒ Bước 3: Hứng nước tiểu giữa vào cốc đựng từ 30 đến 60ml thì dừng lại. Lưu ý tránh chạm tay vào cốc để không truyền vi trùng từ tay sang mẫu nước tiểu.

⇒ Bước 4: Tiểu cho đến khi hết mắc tiểu vào nhà vệ sinh.

⇒ Bước 5: Đậy chặt nắp rồi đưa mẫu cho bác sĩ, lưu ý cần đưa trong thời gian 60 phút sau lấy mẫu. Nếu điều kiện không cho phép cần giữ mẫu nước tiểu ở tủ lạnh hoặc thêm chất bảo quản theo yêu cầu của bác sĩ.

Chia sẻ thêm:

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ xét nghiệm nước tiểu không thể trả lời những câu hỏi liên quan đến sức khỏe của bạn mà chỉ cung cấp một số những manh mối định về một số bệnh lý. Vì vậy để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, tùy vào từng tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện những xét nghiệm bổ sung như chụp X-quang hoặc sinh thiết, nội soi, xét nghiệm máu…

Ngoài ra cần lưu ý rằng vì nước tiểu chính là một trong số những cách giúp chúng ta tự mình theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Do vậy mỗi lần đi vệ sinh bạn đừng vội xả nước thay vào đó nên dành vài giây quan sát nước tiểu để sớm phát hiện ra những bất thường về màu sắc, độ đục hoặc mùi bất thường.

Bên cạnh đó cần nhớ uống nhiều nước và vệ sinh vùng kín sạch sẽ vì tất cả những điều này cũng liên quan đến nước tiểu của bạn. Nếu thấy bất cứ những bất thường nào liên quan đến nước tiểu cần sớm thăm khám và điều trị.

Như vậy là từ những phân tích ở trên đây chúng tôi đã giúp bạn có thể tự mình lý giải được xét nghiệm nước tiểu để làm gì và một số vấn đề liên quan đến việc xét nghiệm nước tiểu. Những câu hỏi liên quan cần hỗ trợ tư vấn bệnh nhân vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của Hoàn Cầu sẽ được giải đáp kịp thời.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM