Tình trạng bệnh lý viêm da cơ địa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Đặc biệt nếu không được chữa trị thì nó sẽ biến thành mãn tính cực kỳ khó chữa và còn có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Do vậy để kịp thời phát hiện, kiểm soát cũng như chữa bệnh lý viêm da cơ địa ở tay bạn hãy tìm hiểu bài viết sau: Viêm da cơ địa ở tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị Hiệu Quả.
>>> Click [chat] chuyên gia da liễu sẵn sàng giải đáp cùng bạn ngay!
VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TAY LÀ BỆNH LÝ GÌ?
Bệnh lý viêm da cơ địa ở tay còn được gọi là chàm thể tạng tay hoặc là liken đơn dạng mạn tính hoặc eczema tay. Bệnh này xảy ra phổ biến là ở thời thơ ấu. Viêm da cơ địa xảy ra ở tay có thể xuất hiện và biến mất trong một thời gian ngắn. Nhưng vẫn có một số đối tượng nó có thể kéo dài trong thời gian nhiều năm liền và gây tổn thương nặng ở da. Chính điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, khả năng làm việc cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Các bác sĩ da liễu của chỉ ra rằng viêm da cơ địa không hình thành do virus hay vi khuẩn. Vậy nên bệnh lý cũng sẽ không lây nhiễm từ cơ thể người này sang người khác qua tiếp xúc. Vậy nên bạn an tâm về việc lây lan.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm da cơ địa
TRIỆU CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TAY
Tương tự như nhiều những triệu chứng viêm da khác với viêm da cơ địa ở tay nó cũng gây ra những triệu chứng như đau, bong tróc da, khô ráp, có vảy và còn gây ngứa.
Đặc biệt ở giai đoạn cấp tính thì da tay còn bị đỏ với ranh giới không rõ. Xuất hiện những đám sẩn và mụn nước nhưng lại không có vẩy da. Tiếp đến da đóng vảy tiết và chảy dịch, nếu gãi còn gây xước da và bội nhiễm vi khuẩn.
Ở giai đoạn bán cấp thì viêm da cơ địa ở tay triệu chứng sẽ có mức độ nhẹ và không tiết dịch cũng không phù nề.
Nhưng bước vào giai đoạn mãn tính thì da sẽ trở nên dày thâm, liken hóa và cũng sẽ hình thành nên những vết nứt. Với trẻ nhỏ khi bị sẽ quấy khóc, ít ăn ngủ và gãi ngứa làm cho da tay bị tổn thương nặng nề.
Viêm da cơ địa vô cùng khó chịu
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TAY
Khoa học thực tế vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây tình trạng viêm da cơ địa ở tay. Nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh do di truyền và các rối loạn hệ miễn dịch sẽ liên quan đến căn bệnh. Cụ thể:
♦ Di truyền: Nghiên cứu chỉ ra gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao gặp phải bệnh lý này. Cụ thể 60% bệnh viêm da cơ địa xảy ra với trẻ và nếu như bố mẹ đều bị bệnh thì khả năng con bị bệnh lên đến 80%.
♦ Suy giảm hệ miễn dịch: Rối loạn ở hệ thống miễn dịch làm cho lớp da bảo vệ yếu kém từ đó sẽ dễ bị tấn công từ yếu tố môi trường gây viêm nhiễm.
♦ Hóa chất: Con người sống hoặc làm việc ở nơi nhiều hóa chất, làm công việc tay tiếp xúc hóa chất cũng sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh viêm da cơ địa cao.
♦ Thiếu hụt dinh dưỡng: Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt vitamin và dưỡng chất cũng làm cho da bị yếu và dễ mắc bệnh hơn.
CÁCH CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TAY
Bởi vì viêm da cơ địa chính là bệnh lý mãn tính dai dẳng do đó đòi hỏi cần được điều trị lâu dài đúng cách. Khi chữa thì không nên nóng vội hoặc tìm đến những phương pháp chưa được kiểm chứng vì có thể sẽ gây nặng nề hơn. Và dưới đây là một số cách được chỉ ra sẽ giúp chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả.
1. Mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều các để chữa viêm da cơ địa với nguyên liệu tự nhiên như là:
Có thể dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa ở tay
♦ Lá trầu không: Dùng lá trầu không đem rửa cho sạch sau đó đun sôi cùng nước và cho vào thêm 1 chút muối biển. Khi nước nguội bớt hãy ngâm rửa vùng tay bị bệnh viêm da.
♦ Lá lốt: Đem lá lốt rửa thật sạch sau đó để ráo nước và giã cho nhuyễn. Sau khi rửa sạch tay thì lấy chà xát lá lốt lên trên vùng da bị bệnh.
♦ Tỏi: Chọn cho mình vài nhánh tỏi tươi sau đó bóc vỏ và giã nát. Tiếp đến dùng bông gòn thấm nước cốt tỏi để bôi lên da tay bị bệnh.
2. Chữa bằng Tây y
Y học hiện tại vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị để chữa trị viêm da cơ địa. Việc điều trị thay vào đó chủ yếu giúp giảm triệu chứng bệnh, làm lành tổn thương. Thường ở đây bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng những loại thuốc như là:
♦ Kem làm mềm và dưỡng ẩm da: Sẽ cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da và giúp ngăn ngừa ngứa ngáy. Nhưng để đạt được hiệu quả như mong đợi người bệnh cần áp dụng chất dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày hoặc khi nào thấy da tay bị khô thì dùng.
♦ Thuốc mỡ cùng kem có chứa steroid: Những thành phần này sẽ giúp làm dịu da cũng như hỗ trợ làm dịu các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nhưng lưu ý mỗi ngày chỉ nên dùng 2 lần và chỉ dùng với vùng da mỏng vẫn chưa bị sừng hóa. Khi tình trạng thuyên giảm thì nên ngưng dùng. Tuyệt đối không được dùng quá liều vì nó sẽ gây bào mòn dẫn đến teo da. Tốt hãy sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.
♦ Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này công dụng chính đó là ức chế hình thành histamin và làm giảm ngứa. Nhưng bạn lưu ý rằng không phải lúc nào thuốc cũng giúp hỗ trợ điều trị mọi trường hợp. Loại thuốc này cũng gây tác dụng phụ an thần nên cảm giác thấy buồn ngủ. Do đó với người cần sự tập trung cao hoặc đang tham gia lái xe thì không nên sử dụng.
♦ Thuốc uống steroid: Đây là thuốc được đánh giá cao về hiệu quả khi bệnh nặng. Nó cũng được đánh giá thích hợp sử dụng khi viêm da cơ địa cấp tính trong đợt bùng phát ngắn. Nhưng lưu ý với steroid dạng uống sẽ không được khuyến khích sử dụng lâu dài hoặc dùng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi chúng dễ gây đục thủy tinh thể và còn làm loãng xương, tăng đường huyết.
♦ Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân: Phương pháp này được chuyên gia chỉ định trong việc điều trị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Với Pimecrolimus và tacrolimus thì nó đều là những chất miễn dịch với dạng bôi sẽ giúp ức chế sự giải phóng cytokine gây viêm. Hơn nữa với việc điều trị viêm da cơ địa mãn tính ở tay từ nhẹ đến trung bình thì pimecrolimus được đánh giá rằng hiệu quả hơn so với việc dùng tacrolimus. Nhưng cần lưu ý 2 loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ là gây ngứa tại chỗ vì vậy không nên tự ý sử dụng.
♦ Liệu pháp ánh sáng: Chính là phương pháp chữa trị bệnh khi bị viêm da nặng. Bức xạ cực tím sẽ làm ức chế miễn dịch tại chỗ và gây giảm viêm. Nhưng trước khi thực hiện liệu pháp này bệnh nhân cũng phải cân nhắc vì tia cực tím có thể gây hại đến da và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Trẻ nhỏ hay bị mắc viêm da cơ địa tay
3. Chữa bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền thì với viêm da cơ địa cũng có thể chữa trị thông qua thuốc Đông y. Điển hình ở đây chính là Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ Thanh bì giúp sát khuẩn, chống viêm cũng như dưỡng da. Đồng thời có thêm các vị thuốc khác để tạo thành 3 chế phẩm khác nhau như sau:
♦ ♦ ♦ Thuốc ngâm rửa:
Thành phần: Khổ sâm, Hoàng liên, Đơn đỏ, Ô liên rô, Mò trắng, Trầu không…
Công dụng: Hỗ trợ sát khuẩn da chống tình trạng nhiễm trùng và khoanh vùng tổn thương da.
♦ ♦ ♦ Thuốc bôi:
Thành phần: Xà sằng tử, hồng hoa, Đương quy, Kim ngân hoa, Mật ong…
Công dụng: Chống tình trạng viêm và giảm ngứa, chữa lành các tổn thương, tái tạo và phục hồi da từ sâu trong lớp biểu bì.
♦ ♦ ♦ Thuốc uống:
Thành phần: Đan sâm, Thổ phục linh, Huyết đằng, Bạch linh, Sa sâm, Bồ công anh, Dạ dao đằng, Kim ngân hoa, Phòng phong, Ké đầu ngựa…
Công dụng: Điều trị sâu bên trong cơ thể và tiêu viêm, giải độc, tăng cường thể trạng, sức đề kháng.
3 chế phẩm này kết hợp sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da cơ địa ở tay hiệu quả hơn.
NÊN KIÊNG ĂN GÌ KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TAY
Ngoài việc tìm hiểu về cách chữa thì theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Bởi chính chế độ ăn uống không đúng sẽ làm gia tăng thêm triệu chứng gây dị ứng. Vậy nên bạn có thể lưu ý một số vấn đề như sau:
♦ Kiêng ăn đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, quả hạch, trứng và sản phẩm từ sữa.
♦ Kiêng dùng thực phẩm có chứa chất bảo quản đặc biệt những thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa như là bơ thực vật hay thực phẩm chế biến nhanh.
♦ Ngoài ra thì thức ăn chứa nhiều đường nó cũng có thể kích thích làm cho bệnh viêm da cơ địa phát triển một cách mạnh mẽ. Đó là vì đường làm cho insulin bên trong máu tăng đột ngột gây viêm, do vậy bệnh nhân cần tránh: bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, sinh tố…
Cần tự đề phòng khi bị viêm da cơ địa
PHÒNG BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA TAY
Bệnh nhân lưu ý rằng nguyên tắc vàng giúp phòng bệnh hiệu quả đó là cần phải tránh xa các tác nhân gây bệnh. Tốt ở đây người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với xà phòng, nước nóng cùng chất tẩy rửa có hóa chất độc hại.
Cần dùng găng tay bảo hộ nếu bạn làm việc nhà hoặc làm những công việc bắt buộc phải tiếp xúc hóa chất. Nhưng cũng nên lưu ý rằng găng tay phải sạch, khô và không bị hư hỏng. Hoặc nếu không đeo găng tay thì người bệnh cần thoa kem chống rạn da. Sau khi ngưng tiếp xúc thì rửa tay với xà phòng và bôi kem dưỡng ẩm.
LỜI KHUYÊN:
Bệnh lý viêm da cơ địa nếu như không được chữa sớm thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả vấn đề thẩm mỹ. Vì vậy bệnh nhân cần sớm thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng không nên áp dụng tự ý các phương pháp chữa trị dân gian chưa được kiểm chứng. Vì nó sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên vậy là chúng tôi đã phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm da cơ địa ở tay. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn mọi vấn đề vui lòng click vào bảng tư vấn online cuối bài sẽ được các chuyên gia của Hoàn Cầu lý giải nhanh chóng !
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM