Thu gọn danh mục

Viêm bàng quang là căn bệnh phổ biến trong nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ giới… gây nên các triệu chứng vô cùng khó chịu khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, tiểu ra máu. Cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về bệnh viêm bàng quang dưới đây do chuyên gia cung cấp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM BÀNG QUANG

Theo cảnh báo từ chuyên gia “Việc phát hiện và chữa trị bệnh chậm trễ viêm bàng quang có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe”. Tuy nhiên, đa số mọi người lại hiểu không rõ về căn bệnh này.

► Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là một nhiễm trùng cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang (thông qua niệu đạo) gây nên và các triệu chứng thường tái phát nhiều lần.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nam giới, nữ giới, trẻ em, người cao tuổi… Trong đó, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao do cấu tạo cơ quan sinh dục “mở”, đường niệu đạo ngắn, gần với hậu môn… nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Bên cạnh đó, viêm bàng quang cũng hay gặp phải ở những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém hoặc niệu đạo bị tổn thương…

 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiết niệu & làm tăng nguy cơ viêm bàng quang:

Giới tính là một yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang khi các số liệu cho thấy phụ nữ dễ mắc phải tình trạng này hơn so với đàn ông. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu nói chung ở nữ giới sẽ cao hơn nếu:

+ Có quan hệ tình dục

+ Sử dụng một số biện pháp phòng tránh thai như màng cao su

+ Đang mang thai

+ Trải qua thời kỳ mãn kinh

Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị viêm ở cả nam và nữ gồm:

+ Có sỏi trong đường tiết niệu hay phì đại tuyến tiền liệt

+ Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý (như đái tháo đường, HIV…) hay điều trị ung thư

+ Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài

Viêm bàng quang ở nam giới khỏe mạnh, không có vấn đề sức khỏe nào thuòng rất hiếm khi xảy ra.

► Nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm bàng quang

● Viêm bàng quang do nhiễm khuẩn

Đa số các trường hợp bị viêm bàng quang là do vi khuẩn gây ra. 80% các trường hợp bị viêm là do vi khuẩn E.Coli (Escherichia coli) có nguồn gốc từ đường tiêu hóa gây ra; lây nhiễm từ đại tràng, sang vùng hông chậu và hệ tiết niệu.

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác cũng gây phản ứng viêm bàng quang như: tụ cầu vàng, vi khuẩn lậu, Chlamydia, trực khuẩn mủ xanh, Mycoplasma, virus herpes, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis…

● Do đặt ống thông tiểu

Ở nhiều đối tượng bệnh nhân do đặt ống thông tiểu qua niệu đạo vào bàng quang để thu thập nước tiểu; thoát nước tiểu ra ngoài hoặc thực hiện thủ thuật trước khi làm phẫu thuật… cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng ở đường tiểu.

● Một số yếu tố không lây nhiễm khác cũng gây viêm bàng quang

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị, cyclophosphamide và ifosfamide

- Do xạ trị ở vùng khung chậu có thể làm thay đổi mô gây viêm bàng quang

- Do mẫn cảm quá mức với các hóa chất có trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, kem thuốc tiệt trùng, tắm bồn với xà phòng tạo bọt…

● Biến chứng từ các bệnh lý khác

Các bệnh lý như đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt (nam giới), sỏi thận, tổn thương tủy sống… về lâu dài cũng có thể biến chứng gây viêm bàng quang.

►Triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang

Ở mỗi bệnh lý có triệu chứng đặc thù riêng, đối với viêm bàng quang người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

- Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, mót tiểu dai dẳng và dữ dội; luôn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu…

- Căng tức bàng quang: Bàng quang luôn có cảm giác giống như bị chèn ép, đau bàng quang “mơ hồ”, trằn bụng dưới; đau hai bên lưng (thắt lưng) hoặc đau ở vùng lưng giữa.

- Đi tiểu nhiều lần: Bệnh nhân muốn đi tiểu nhiều lần và phải tiểu gấp nhưng mỗi lần lượng nước tiểu ra rất ít.

- Nước tiểu đục, vàng sậm, có mùi hôi hoặc khai nồng; đôi khi bị tiểu ra máu…

- Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, có thể sốt nhẹ. Trẻ em thì có thể bị tè dầm vào ban đêm.

⇒ Nếu người bệnh thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng khó chịu nêu trên, tốt nên đi khám để được bác sĩ xét nghiệm nước tiểu; tìm vi khuẩn gây bệnh hoặc máu/ mủ trong nước tiểu… chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm.

CẢNH BÁO: Viêm bàng quang là bệnh lý có tính chất nguy hiểm, việc chậm trễ chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, viêm ngược dòng lên thận gây tổn thương thận vĩnh viễn; tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc gây nhiễm khuẩn huyết… đe dọa tính mạng người bệnh.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH VIÊM BÀNG QUANG

► Chẩn đoán viêm bàng quang

Là bệnh lý thuộc hệ tiết niệu, bệnh lý viêm bàng quang được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm như:

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn, máu/ hoặc mủ trong nước tiểu.

- Siêu âm hoặc soi bàng quang

- Chụp X-quang, chụp CT scanner – chẩn đoán hình ảnh.

Thông qua các bước khám này, khoảng từ 15-30 phút, người bệnh sẽ có kết quả; bác sĩ đưa ra kết luận về bệnh lý, mức độ bệnh nặng/nhẹ và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

► Các phương pháp chữa trị bệnh viêm bàng quang

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, mức độ bệnh lý cũng như thể trạng cơ thể, cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.

Đối với viêm bàng quang do vi khuẩn đa số các trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc trị vi khuẩn kết hợp với kháng sinh. Các loại thuốc điều trị viêm bàng quang phổ biến như: sulfamethoxazole, trimethoprim, amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin

Liệu trình dùng thuốc thông thường

- Viêm bàng quang lần đầu: Dùng thuốc trong 3 – 7 ngày (theo chỉ định bác sĩ); các triệu chứng có thể được cải thiện sau khoảng 1 ngày dùng thuốc.

- Viêm bàng quang tái phát: Dùng thuốc điều trị theo toa bác sĩ, có thể dùng liên tục từ 15-20 ngày. Bệnh nhân không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng; ngưng thuốc đột ngột khi thấy triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

- Nếu trong trường hợp viêm mức độ nặng, các triệu chứng khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang trị liệu liệu để giảm các triệu chứng đau tức, làm lành các tổn thương niêm mạc ở niệu đạo; tăng hiệu quả thẩm thấu thuốc… giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh, rút ngắn thời gian phục hồi.

- Nếu viêm bàng quang do biến chứng từ các bệnh lý khác, bệnh nhân phải điều trị bệnh lý nền trước; uống thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng; tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

- Đối với các trường hợp viêm bàng quang điều trị kháng thuốc, diễn biến bệnh phức tạp cần phải nhập viện điều trị và có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, để giảm căng tức hoặc đau bàng quang bệnh nhân có thể được hướng dẫn dùng khăn hoặc chườm nóng vùng bụng.

► Lời khuyên sau khi hồi phục viêm bàng quang

+ Uống nhiều nước

+ Tránh đồ uống chứa caffein, vì có thể gây kích thích bàng quang

+ Đi tiểu thường xuyên khi vừa cảm thấy mắc tiểu

+ Mặc đồ lót cotton và quần áo rộng

+ Phụ nữ nên lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ phân. Ngoài ra, tắm vòi sen thay vì vòi xịt cũng có thể giúp ích. Đảm bảo rửa da nhẹ nhàng ở vùng sinh dục. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục, uống đủ nước. Cuối cùng, tránh bất kỳ sản phẩm, dung dịch vệ sinh gây kích ứng vùng kín.

► Một số biện pháp điều trị phòng ngừa đối với viêm bàng quang

Bệnh nhân phòng ngừa viêm bàng quang hoặc trong/ sau khi điều trị viêm bàng quang cũng cần thực hiện các khuyến cáo sau để ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Uống nhiều nước trong ngày (ít là 2l); tránh xa các loại nước mang tính kích thích như: cà phê, rượu, bia (trà, nước cam/ chanh); các đồ ăn cay, nóng… gây kích thích quàng bang khó chịu hơn.

- Không được nhịn tiểu; khi có nhu cầu tiểu tiện hãy đi ngay. Đồng thời, đối với phụ nữ, sau khi đi vệ sinh tránh thói quen lau từ sau ra trước.

- Không được lạm dụng các chất tẩy rửa; vệ sinh vùng kín hoặc thụt rửa vào âm đạo quá sâu…

- Lựa chọn những quần áo rộng rãi (như chất liệu cotton), dễ thấm hút mồ hôi; nên thay đồ lót mỗi ngày.

- Đối với nam giới, tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất tiệt trùng; nữ giới nên dùng băng vệ sinh thay cho tampon khi hành kinh…

- Vệ sinh cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ hằng ngày. Đặc biệt là trước hoặc sau khi quan hệ tình dục.

- Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng; đồng thời xây dựng chế độ ăn uống hợp lý… để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật

- Nếu gặp các bệnh lý ở cơ quan sinh dục (viêm tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt; bệnh lý ở âm đạo/tử cung nữ) cần điều trị tích cực để tránh các biến chứng, lây nhiễm.

Thực tế, viêm bàng quang là căn bệnh có thể chữa trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát nếu được phát hiện và chữa trị trong giai đoạn sớm. Việc chữa trị bệnh ở mức độ nhẹ thời gian hồi phục bệnh nhanh, chi phí ít tốn kém hơn.

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự đoán bệnh, tự mua thuốc về nhà uống hoặc áp dụng các “mẹo” chữa trị không có căn cứ khoa học… điều này khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng, tái phát nhiều lần, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe; gây khó khăn và tốn kém chi phí cho quá trình chữa trị về sau.

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ chuyên nam khoa – phụ khoa đã khám và điều trị thành công hàng ngàn ca bệnh tiết niệu nói chung và viêm bàng quang nói riêng. Phòng khám đã và đang cung cấp các gói khám và sàng lọc bệnh đường tiết niệu hiệu quả, giúp người bệnh tầm soát bệnh lý, bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Thông qua các máy móc hiện đại, kỹ thuật tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, Đa Khoa Hoàn Cầu đem đến kết quả chẩn đoán chính xác trong thời gian ngắn, đưa ra hướng điều trị hiệu quả khả quan, chi phí hợp lý, tiết kiệm.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm bàng quang, mọi thắc mắc cần được giải đáp cụ thể hoặc có nhu cầu đăng ký khám bệnh, hãy gọi đến Hotline 028 3923 9999 hoặc Nhấn vào khung tư vấn bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ miễn phí & nhanh .

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM