Thu gọn danh mục

Trong các căn bệnh ở vòm họng, viêm amidan hốc mủ là căn bệnh thường gặp, được các chuyên gia y tế khuyến cáo có mức độ nguy hiểm cao, cần được điều trị đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy bệnh viêm amidan hốc mủ là gì? có nên cắt không? sẽ được các chuyên gia giải đáp ngay dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

BỆNH VIÊM AMIDAN HỐC MỦ LÀ GÌ?

Amidan có chức năng sản sinh ra các kháng thể và được xem như là “hàng chắn” chống lại sự nhập của mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, hệ tiêu hóa gây bệnh. Do cấu trúc của amidan có nhiều hốc, ngăn nhỏ nên dễ bị thức ăn đọng lại cộng với vi khuẩn “ẩn nấp” trong thời gian dài gây nên các khối mủ, vón cục, viêm và đau amidan. Hiện tượng này được gọi là viêm amidan hốc mủ.

Một số loại vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ phổ biến, thường gặp bao gồm các xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu…

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm amidan hốc mủ bao gồm:

+ Trong các hốc của amidan có các chấm mủ màu trắng hoặc vàng nhạt, xanh lấm tấm

+ Niêm mạc amidan đỏ, phình to và có nhiều dịch nhầy màu trắng phủ trên bề mặt

+ Cổ họng ngứa, đau rát là khi ăn, uống; cảm thấy nuốt vướng như có dị vật ở họng

hình ảnh tình trạng viêm amidan hốc mủ

+ Có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm; đờm bị vướng trong cổ rất khó khạc hoặc nuốt

+ Khi ho hoặc hắt hơi có thể khạc ra những hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng xanh, rất hôi

+ Miệng khô khan, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi… do mủ tích tụ lâu ngày

+ Biểu hiện toàn thân: Người mệt mỏi, đau nhức, chán ăn; có thể kèm theo sốt hoặc không sốt…

+ Nếu amidan hốc mủ sưng to gây chèn ép các tổ chức ở vòm họng sẽ gây khàn giọng, khi ngủ ngáy to...

VIÊM AMIDAN HỐC MỦ CÓ GÂY NGUY HIỂM KHÔNG?

Các triệu chứng viêm amidan hốc mủ luôn gây mệt mỏi, khó chịu và khiến tâm lý người bệnh hoang mang, lo lắng. Và vấn đề viêm amidan hốc mủ có gây nguy hiểm không? được nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết “Viêm amidan hốc mủ thực chất không phải là căn bệnh nan y khó trị. Tuy nhiên, do cấu trúc amidan phức tạp, việc các vi khuẩn, virus gây hại cư trú và phát triển mạnh mẽ sẽ gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, giao tiếp cũng như các sinh hoạt hằng ngày”.

Cụ thể, một số tác hại nguy hiểm do viêm amidan hốc mủ gây ra, bao gồm:

➤ Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan hốc ngủ lâu ngày cộng với việc cọ xát thức ăn rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm, ổ viêm lan rộng; hình thành áp-xe amidan, áp-xe thành bên họng… gây khó khăn cho các hoạt động miệng (ăn uống, giao tiếp)

➤ Gây hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khi khối amidan quá to cộng với đờm nhầy dính vướng họng khó nuốt… gây hội chứng ngưng thở khi ngủ (thường gặp ở trẻ nhỏ); chèn ép lên phổi gây áp lực khó nuốt, khó thở, khó phát âm...

➤ Biến chứng lân cận: Các cơ quan tai, mũi, họng là một thể thống , thông nhau. Do đó, vi khuẩn, virus tại khu vực amidan có thể tấn công sang cơ quan lân cận gây bệnh: viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm lợi, sâu răng, gây hôi miệng nặng khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

➤ Biến chứng toàn thân: Nhiều trường hợp, viêm amidan hốc mủ gây sưng phù tay, chân, mặt; nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm thận, suy tim...

➦Để đảm bảo sức khỏe tốt cho vùng họng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan hốc mủ gây ra, các chuyên gia khuyên bệnh nhân khi có dấu hiệu bệnh lý cần đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt theo đúng phác đồ của bác sĩ.

VIÊM AMIDAN HỐC MỦ CÓ NÊN CẮT KHÔNG?

Với tính chất nguy hiểm, dai dẳng và dễ tái phát; gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày nhiều bệnh nhân băn khoăn có nên thực hiện cắt amidan để giải quyết bệnh lý hay không.

Các chuyên gia giải đáp về điều này như sau “Amidan là tổ chức quan trọng có vai trò trong bảo vệ vòm họng, do đó, không phải trường hợp nào cũng cắt amidan. Chỉ trong những trường hợp bắt buộc như: viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần, cơn đau khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh; việc điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh có xu hướng nặng dần và gây các biến chứng… thì mới tiến hành cắt amidan.

Còn nếu trong trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ vẫn có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng đông y hoặc tây y… phù hợp với cơ địa từng người, đem lại hiệu quả điều trị cao”

Tham khảo một số phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay

➤ Điều trị bằng thuốc Tây y: Đây là phương pháp đơn giản, tác dụng nhanh, được chỉ định trong điều trị khi bệnh nhẹ, bao gồm các loại thuốc như: kháng sinh chống viêm, sát khuẩn; thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm xung huyết, phù nề...

➦ Người bệnh cần dùng thuốc theo toa và chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng dễ dẫn đến tác dụng phụ, điều trị không đúng bệnh gây tái phát nhiều lần. Nếu khi uống thuốc xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.

 

➤ Điều trị bằng phương pháp dân gian: 

Các bài thuốc dân gian thường được dùng để điều trị đối với những trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

- Súc miệng bằng nước muối:

Nước muối có tác dụng sát trùng và diệt khuẩn rất tốt. Người bị viêm nhiễm amidan hốc mủ nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, để diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giảm thiểu tình trạng viêm sưng, hôi miệng.

- Sử dụng lá húng chanh:

Lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, người ta thường đem lá này chưng cách thủy với đường phèn tầm 20 phút để uống, nhằm ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Sau 5 - 7 ngày sử dụng, bạn sẽ thấy các biểu hiện viêm sưng giảm bớt.

- Mật ong kết hợp với gừng:

Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Vì vậy, nhiều người hay chưng cách thủy mật ong với vài lát gừng thái mỏng để uống. Mỗi ngày nên uống hỗn hợp này từ 2 - 3 lần để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan. 

- Trị viêm amidan bằng bạc hà

Trong bạc hà chứa Cineol, Menthol… có tác dụng lưu thông máu, chống sung huyết, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu sưng viêm và tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy mà bạc hà rất phù hợp để điều trị viêm amidan.

Cách thực hiện:

Lấy 5 lá bạc hà tươi hãm cùng 200ml nước sôi trong vòng 15 - 20 phút.
Người bệnh nên uống 2-3 cốc/ngày và uống khi còn ấm.

- Chữa viêm amidan bằng tỏi

Tỏi chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng sinh như allicin, allycetoin I và II, men anilin và acid nicotinic. Ngoài ra còn có các vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng. 

Cách dùng:

Mỗi ngày , người bệnh viêm amidan nhai 1 đến 2 tép tỏi tươi, nếu cảm thấy khó chịu có thể sử dụng tỏi đen hoặc xay nhuyễn .
Sử dụng nước muối hoặc nước muối sinh lý bán tại hiệu thuốc để súc miệng. 

- Cách trị viêm amidan tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh và chất chống oxy hóa. Tiêu biểu phải kể đến Decanoyl acetaldehyd, dẫn xuất ceton (methyl-n-nonyl ceton, l-decanal), Quercitrin… Các hoạt chất quý này sẽ giúp kháng khuẩn, giảm tiết dịch nhầy đường hô hấp, hạ sốt, tiêu viêm mủ. 

Cách dùng:

Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì đem giã nát, bỏ bã chắt lấy nước cốt để uống.
Người bệnh dùng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt. 

- Dùng cây lược vàng chữa viêm amidan

Lược vàng có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chất chống oxy hóa flavonoid. Đặc biệt, thành phần Quercetin giúp chống nhiễm trùng, Kaempferol với khả năng kháng viêm nổi trội. Đông y cũng thường ứng dụng lược vàng để trị các bệnh có sự tổn thương ở phế như viêm amidan. Bởi đây là thảo dược có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, trừ viêm nhiễm. 

 

Cây lược vàng chữa bệnh amidan hốc mủ

 

Cách thực hiện:

Lấy một cây lược vàng tươi rửa sạch, nhai sống và nuốt kỹ cả nước lẫn bã.

Mỗi ngày nên thực hiện phương pháp này 2 lần, dùng liên tục trong vòng 7 - 10 ngày để đạt được hiệu quả cao.

 

Sử dụng thuốc Tây Y để điều trị viêm amidan 

Đối với những người mới bị bệnh và chưa xảy ra các biến chứng nguy hiểm thì có thể sử dụng thuốc để điều trị. Một số loại thuốc tác dụng nhanh và cho hiệu quả đó là: 

- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm ức chế quá trình phát triển cũng như gây bệnh của chúng.

- Thuốc giảm đau, giảm viêm: Thuốc giảm viêm làm giảm tình trạng viêm, sưng amidan. Đồng thời thuốc giảm đau làm dịu các cơn đau rát ở cổ họng.

- Một số loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề,… được sử dụng khi người bệnh có các biểu hiện của sốt, ho, phù nề tay chân,...

Lưu ý:  Viêm amidan là một căn bệnh thường thấy do cơ thể báo hiệu các triệu chứng quá tải hoặc sắp phát bệnh . Nếu chuyển qua một giai đoạn viêm amidan hốc mủ rất là nguy hiểm nên khi sử dụng thuốc cần có sự phê duyệt của bác sĩ .

 

➤ Điều trị bằng thuốc Đông y: Đây cũng là phương thuốc được nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn cao, dễ sử dụng, chi phí thấp, ít để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Song hiệu quả của thuốc đông y trong điều trị viêm amidan hốc mủ thường chậm hơn, người bệnh phải kiên trì sử dụng theo đúng các hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc tốt sức khỏe, vùng cổ họng để đạt được hiệu quả.

➦ Thuốc được dùng điều trị cho bệnh nhẹ, được kê toa bởi những lương y giỏi, tránh mua các viên/cao uống, thuốc gia truyền bày bán rộng rãi trên thị trường, nguồn gốc không rõ ràng… gây nhiều hậu quả nguy hiểm.

➤ Cắt amidan điều trị viêm amidan hốc mủ: Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu cuối cùng được chỉ định áp dụng cho bệnh nặng hoặc điều trị bệnh bằng thuốc không hiệu quả.

Có nhiều phương pháp cắt amidan, trong đó kỹ thuật JCIC - Plasma cắt amidan không đau, sử dụng dao điện, xâm lấn tối thiểu cùng kỹ thuật nội soi rõ nét đem đến hiệu quả cao, an toàn, ngăn ngừa tái phát.

Cắt amidan bằng JCIC-Plasma chỉ tốn khoảng 15-20 phút, không gây đau, ít chảy máu, nghỉ ngơi và theo dõi 30 phút ổn định bệnh nhân được ra về.

Tiểu phẫu thực hiện 1 lần, hiệu quả đến 98%, phục hồi sau vài ngày, không ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sinh hoạt và công việc. Tiết kiệm chi phí chữa trị.

Lưu ý: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm (theo chỉ dẫn bác sĩ) sau khi cắt amidan để bệnh phục hồi nhanh, phòng ngừa biến chứng và tái phát.

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN NẮM KHI BỊ VIÊM AMIDAN HỐC MỦ

Bên cạnh chủ động đi khám, chữa trị theo đúng các chỉ dẫn bác sĩ. Bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ cũng nên chú ý đến các chế độ ăn uống, sinh hoạt như:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày (ít 2 lần sáng/ tối)

Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng sát khuẩn vùng họng

Điều trị viêm amidan theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ (tên thuốc, liều lượng, thời gian dùng thuốc…)

Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày (ít 2l); có thể uống thêm nước hoa quả, ăn thêm trái cây…

 Nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp… tránh ăn đồ cứng làm tổn thương cổ họng gây xung huyết.

Hạn chế việc ăn các đồ cay, nóng, đồ chiên, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas…)

Tăng cường tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

 Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để chống bụi bẩn; hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm (dùng đồ bảo hộ nếu tính chất công việc phải làm)

Tiến hành thăm khám tai mũi họng ở những cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để biết rõ về nguyên nhân, mức độ bệnh lý, và được chỉ định điều trị phù hợp.

Với những thông tin về bệnh viêm amidan hốc mủ mong rằng người bệnh đã có thêm kiến thức, chủ động nhận biết và chữa trị càng sớm càng tốt để đảm bảo hiệu quả cao, phục hồi nhanh và tiết kiệm chi phí. Mọi thắc mắc về bệnh lý, điều trị và có nhu cầu đặt hẹn khám trước vui lòng gọi đến số 028 3923 9999 hoặc Nhấp vào bảng chát bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM