Thu gọn danh mục

Nổi mụn nước trong miệng khiến bạn khó chịu, đau rát gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Tuy nhiên tình trạng này thường không xảy ra ở tất cả mà người và khi một người đã bị mắc phải thì có thể tái phát nhiều lần. Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây được chia sẻ từ các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NỔI MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG 

Nổi mụn nước trong khoang miệng như má trong, môi và lưỡi xuất hiện những bọng nước nhỏ hay ở bé nhỏ thì bị nổi mụn trắng trong miệng thường không gây đau đớn nên ít ai để ý. Đến khi nốt bọng nước trong miệng bị vỡ ra thì sẽ gây cảm giác đau rát, bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên với một số trường hợp thì mụn nước này lại không đau.

Biểu hiện khi bị nổi mụn nước trong miệng:

Viêm nhiễm, sưng đỏ và đau rát kèm theo bệnh viêm họng

♦ Khoang miệng bị sưng phù bất thường

♦ Xuất hiện những nốt trắng áp xe trên và dưới lưỡi

♦ Dưới góc hàm có nổi những hạch nhỏ sau đó to dần

♦ Sốt kèm theo các cơn rét làm nổi da già hoặc nhịp tim bị rối loạn

♦ Nếu bệnh nặng hơn thì có thể dẫn đến rối loạn thị lực

NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN BỌNG NƯỚC KHOANG MIỆNG

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bọng nước trong khoang miệng. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính thường gây nên tình trạng này như:

► Nhiệt miệng

Lên bọng nước do nóng trong người thì chúng thường có màu trắng trong, mọc rải rác, không gây đau đớn cho người bệnh. Nó sẽ rất dễ bị vỡ khi tác động mạnh vào và khi những nốt này vỡ ra sẽ bị vi khuẩn tấn công và tạo thành những vết nhiệt miệng, lúc này bạn mới cảm thấy đau rát, khó chịu.

Thông thường, tình trạng nóng trong người là do cơ thể thiếu nước do bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể hoặc do ăn thực phẩm cay nóng.

► Do mụn rộp sinh dục

Bệnh sùi mào gà thường là bệnh lây qua đường tình dục nên bệnh xuất hiện ở khoang miệng do quan hệ tình dục bằng miệng, hôn người mắc bệnh hoặc dùng chung các đồ dùng ăn uống như chén bát, đũa, muỗng,..

Mụn nước thường sẽ trong suốt ở miệng nhưng có màu hồng, mọc lẻ tẻ trong niêm mạc khoang miệng. Nhưng sau đó các mụn nước xuất hiện nhiều hơn và mọc khắp miệng. Bị bọng nước ở giai đoạn này thường dễ vỡ và khi chúng vỡ ra sẽ làm cho bạn cảm thấy đau rát.

► Do tình trạng bạch sản niêm mạc

Bệnh bạch sản niêm mạc là tình trạng các mô tế bào trong khoang miệng sản sinh quá mức và chúng thường có màu trắng về sau bắt đầu lan rộng ra và gây viêm loét. Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở những người nghiện dùng hàm răng giả, nghiện thuốc lá…

Căn bệnh này thường xuất hiện ở niêm mạc môi, bên trong má, hầu họng và dưới lưỡi, được cho là nguyên nhân của các bệnh về ung thư ở khoang miệng.

► Do bệnh sởi

Những ngày đầu mắc bệnh sởi trong khoang miệng xuất hiện những nốt trắng xám, niêm mạc bị đỏ và chúng thường tự mất đi trong khoảng 2 – 3 ngày sau, những nốt này thường được gọi là Koplick, là tiền đề cho các nốt sởi mọc sau này.

Khi các nốt trắng xám xuất hiện trong khoang miệng thường kèm theo các triệu chứng sốt, ho khan, chảy dịch mũi và mắt. Người mắc bệnh sởi thường rất sợ ánh sáng do nó làm ảnh hưởng đến thần kinh, mắt không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

► Bệnh thủy đậu

Cũng giống như bệnh sởi, bệnh thủy đậu cũng gặp các vấn đề tương tự như vậy. Bọng nước trong miệng xuất hiện do một loại vi khuẩn phát bệnh đầu tiên tại miệng, sau đó là trên mặt và dần lan ra trên toàn cơ thể.

CÁCH CHỮA NỔI MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Nhìn chung có thể thấy bọng nước trong miệng đều là những nguyên nhân hoặc là tiền để cho những bệnh khác phát triển. Sau đây sẽ là một số cách bạn có thể áp dụng và theo dõi những bọng nước đó trong khoảng thời gian 1 – 2 ngày nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế để có cách điều trị hợp lý.

 Cách 1: Mật ong

Mật ong có tá dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, giảm đau nhức nên khi muốn điều trị các mụn nước ở khoang miệng thì không nên bỏ qua. Bạn chỉ cần dùng tăm bông có tẩm mật ong sau đó chấm lên những nốt bọng nước.

 Cách 2: Dùng nước khế chua

Muốn giải nhiệt cơ thể và ngăn ngừa tình trạng bọng nước trong miệng, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng phát triển thì nước khế chua sẽ là một gợi ý không thể bỏ qua cho bạn. Bạn có thể dùng 1 – 2 quả khế chua đem giã nát sau đó đun với nước, để nguội sau đó có thể dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày.

 Cách 3: Giải độc, sát trùng bằng một số loại lá

Một số lá có tính sát trùng tự nhiên như rau diếp cá, lá trà xanh. Tiến hành giã lấy nước, ngậm mỗi ngày từ 5 – 10 phút bọng nước sẽ không còn xuất hiện nữa.

Nếu không chịu được mùi của rau diếp cá thì bạn có thể dùng lá ngót. Lá ngót có tác dụng làm mát, giải độc cho cơ thể. có thể dùng nấu canh ăn hàng ngày hoặc giã nát và lấy nước bôi lên những nốt bọng nước.

Trên đây là một số cách giúp cơ thể được giải nhiệt, giải độc nếu muốn điều trị  thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để khám và điều trị, như vậy thì tình trạng bọng nước trong miệng không đau mới được chữa trị và không gây ra những biến chứng xấu về sau.

Nổi mụn nước trong miệng đôi khi không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và gây lo lắng tuy nhiên khi tình trạng xảy ra trong thời gian dài thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra kịp thời. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể hoặc muốn tìm hiểu thêm về các mụn nước ở miệng có thể gọi số Hotline 028 3923 9999 hoặc Nhấp vào khung chat để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hẹn trước đến khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, các chuyên gia sẽ kiểm tra và đưa ra phương hướng chữa trị thích hợp và hiệu quả cho bạn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

 

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM