Thu gọn danh mục

Uống ARV trễ có sao không? Lưu ý gì khi dùng thuốc ARV? Có lẽ đây là những băn khoăn và thắc mắc được rất nhiều bệnh nhân đang điều trị phơi nhiễm HIV quan tâm thắc mắc. Nếu bạn cũng đang có cùng những vấn đề này và muốn được tư vấn kỹ hơn thì hãy theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn khi quên uống ARV nhé.

TÌM HIỂU SƠ QUA VỀ THUỐC ARV VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ

1. Thế nào là thuốc ARV?

Trước khi đi vào đáp án uống ARV trễ có sao không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc này. Khi con người ta nghe đến HIV thì chắc chắn rằng bản thân không khỏi lo sợ bởi nó là bệnh truyền nhiễm và cho đến hiện nay vẫn chưa có vắc xin nào phòng tránh, chưa có thuốc nào điều trị được.

Tuy nhiên với ARV thì đây là giải pháp được nhiều bệnh nhân HIV đang sử dụng. Trong cuộc sống bạn đang gặp những người dù bị HIV tuy nhiên họ vẫn khỏe mạnh. Thậm chí rằng họ còn lấy chồng, lấy vợ, sinh con như người bình thường mà không phải lo lắng về việc lây nhiễm.

Đó chính là nhờ thuốc ARV - Anti Retrovirus. Tạm dịch thì đây là loại thuốc kháng virus. Sử dụng ARV giúp kháng lại virus HIV an toàn hiệu quả. Kháng ở đây đó chính là giúp giảm thiểu sự sinh sôi và phát triển HIV trong máu. Hơn nữa còn giảm thiểu khả năng lây nhiễm cho những người khác, làm chậm dẫn đến AIDS… Thời gian điều trị ARV kéo dài và càng sớm điều trị thì càng tốt.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới ARV đang được khuyến khích sử dụng cho đối tượng bị nhiễm HIV. Lợi ích, hiệu quả của thuốc rất lớn trong khi đó số tiền bỏ ra thì lại rất nhỏ. Hiện nay ARV có 3 nhóm thuốc chính là nhóm NRTI, NNRTI và PI. Đây đều là những nhóm thuốc giúp kháng lại virus HIV nhưng cách dùng, liều dùng mỗi loại có sự khác nhau.

Tìm hiểu về thuốc ARV

2. Vai trò, tác dụng của ARV là gì?

Ở đây như đã nói ARV thực chất không phải là loại thuốc giúp chữa khỏi hoàn toàn HIV. Tuy nhiên sử dụng thuốc lại là bí quyết giúp cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Khi điều trị ARV ổn, tải lượng VR dưới ngưỡng phát hiện bệnh nhân lúc đó gần như sống được như người bình thường.

Trong khi đối với những người bị nhiễm HIV thì thời gian từ lúc phát hiện bệnh đến khi chuyển sang bị AIDS là cực nhanh nếu như không dùng ARV. Cụ thể nhờ ARV sẽ giúp:

Làm giảm thiểu nồng độ virus HIV trong máu cũng như giúp ngăn chặn sự nhân rộng virus HIV bên trong cơ thể người bệnh.

► Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để tránh tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng cơ hội.

► Giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

VẬY UỐNG ARV TRỄ CÓ SAO KHÔNG?

Như đã nói có rất nhiều người trong quá trình điều trị sẽ quên uống ARV. Hoặc uống ARV trễ 2 phút hay thậm chí là trễ 1 tiếng và khi đó thực sự lo lắng không biết có nguy hiểm không.

Các chuyên gia lý giải rằng bệnh nhân không nên quá hốt hoảng nếu lỡ quên và uống trễ thuốc ARV. Bởi vì trong phác đồ điều trị HIV hay điều trị PEP nó đều có sự phối hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nên việc quên uống thuốc sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

Mục đích của việc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị HIV ngoài tiêu diệt virus tốt hơn thì còn ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc nếu người bệnh quên thuốc vài lần, uống thuốc trễ giờ. Nhưng cần lưu ý nếu quên quá nhiều thì sẽ thực sự không tốt.

Uống ARV trễ có sao không

QUÊN UỐNG ARV CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Quên uống, uống ARV trễ 1 tiếng… có thể nhiều người gặp phải. Nhưng cần phải biết cách xử lý như thế nào khi quên, có phải uống gấp đôi liều lượng hay là bỏ qua để chờ liều tiếp theo bây giờ? Câu trả lời đó là người bệnh cần uống ngay khi nhớ ra dù cho là chậm 1 tiếng hay chậm 10 tiếng đi chăng nữa.

Tuy nhiên nếu như bạn vừa nhớ ra nhưng còn chưa đến 4 tiếng nữa sẽ uống liều tiếp theo. Vậy thì lúc đó hãy cho qua liều đã quên và đợi đến giờ tiếp theo để uống đúng theo lịch trình. Ví dụ như bạn có lịch uống ARV vào 22h đêm tuy nhiên khi bạn nhớ ra mình quên liều ngày hôm trước. Bây giờ đã là 6h sáng hoặc 12h trưa, 16h chiều, vậy thì bạn hãy uống ngay 1 lều đã quên và 22h đêm tiếp tục uống như bình thường.

Tuy nhiên nếu như thời điểm bạn nhớ ra mình quên uống ARV vào lúc 20h tối thì bỏ qua và đợi đến 22h tiếp tục uống như bình thường.

LƯU Ý GÌ KHI DÙNG ARV

Khi người bị nhiễm HIV điều trị bằng ARV thì cần phải áp dụng những biện pháp dự phòng lây nhiễm virus qua cho người khác. Với những người điều trị ARV nếu tình trạng miễn dịch vẫn chưa được phục hồi lúc đó cần tiếp tục điều trị dự phòng những bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Vì HIV có tỷ lệ nhân lên, đột biến cực kỳ cao do vậy bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo điều trị. Nghĩa là người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đều đặn hàng ngày và dùng đúng giờ. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần đặt ra cho bản thân một giờ uống thuốc định nào đó.

lưu ý khi dùng thuốc ARV

Ví dụ như uống vào lúc 8h sáng thì mỗi ngày cứ đúng 8h sáng cần phải uống thuốc. Nếu như không tuân thủ nghĩa là lúc đó liều thuốc không được dùng đủ liều, đúng giờ. Nó có thể gây ra nồng độ thuốc bên trong máu thấp, đột biến HIV sẽ xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Chính điều này gây ra việc điều trị vô tình bị thất bại.

Còn nếu trường hợp người bệnh uống ARV trễ, quên uống thì hãy uống ngay như đã trình bày ở trên. Để tránh bị quên uống thuốc bệnh nhân hãy đặt chuông điện thoại nhắc uống thuốc hoặc nhờ người quen nhắc mình. Có như vậy mới mang lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhân.

► ► ► Chia sẻ thêm

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu  chia sẻ vì ARV hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng HIV chuyển sang AIDS nhanh chóng. Do vậy người bệnh nếu nghi ngờ bản thân bị HIV hoặc có quan hệ với người bị HIV… Cần kịp thời thăm khám, xét nghiệm để biết bản thân có mắc bệnh hay không từ đó có được phương pháp điều trị sớm , hiệu quả.

Hy vọng rằng với những thông tin vừa chia sẻ liên quan đến uống ARV trễ, quên uống ARV… sẽ giúp bệnh nhân bị HIV hiểu rõ hơn về tình trạng này. Lưu ý rằng bên cạnh uống thuốc bệnh nhân cũng cần phải nhớ tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cao sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật. Những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến dịch vụ xét nghiệm HIV cũng như bệnh lý xã hội vui lòng click vào khung chat sẽ có chuyên gia hỗ trợ ngay.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM