Thu gọn danh mục

Sen được biết đến là một trong những loại cây có thể dùng tất cả các bộ phận. Đặc biệt ít người nghĩ rằng đến lá sen mà cũng được sử dụng để bào chế ra nhiều bài thuốc dân gian hữu hiệu chứ không đơn giản chỉ là dụng cụ gói xôi, gói cốm hay làm nền cho hoa sen đẹp lên tinh khiết. Nếu bạn chưa biết thì nên tham khảo bài chia sẻ này để bỏ túi một vài kinh nghiệm đáng quý.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LÁ SEN

Cây sen có nhiều tên gọi khác nhau như kim liên hay liên hoa, là thực vật thủy sinh sống lâu năm. Tên khoa học của sen là nelumbo nucifera. Thân cây sen khi già thường có nhiều gai nhỏ.

Lá sen mọc nổi trên mặt nước trong khi rễ cây thì ở dưới nước. Lá sen còn được gọi là hà diệp, có hình bán nguyệt hơi tròn, đường kính khoảng từ 20 – 60cm tùy mức độ to nhỏ khác nhau. Bề mặt lá nhẵn, láng, trơn, không hoặc ít thấm nước. Lá có màu xanh lục, vị đắng và mùi thơm đặc trưng.

Vào mùa hè thì lá sen được thu hái để làm các mục đích khác nhau. Còn mùa đông thì lá sen sẽ tự động khô héo dần và chết đi. Sau khi thu hái thì người ta sẽ bỏ cuống lá, rồi phơi khô, sao vàng, bảo quản để dùng dần. Riêng lá dùng để gói bánh, bọc xôi thì cần lá sen tươi và có bề ngoài trông đẹp mắt.

TÁC DỤNG CỦA LÁ SEN

Lá sen chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, axit citric, flavonoids, tanin,… Trong đông y, lá của loài cây này có vị đắng, tính bình, lành tính và không gây độc. Nó được vận dụng để làm thành các phương thuốc dân gian điều trị các vấn đề như mất ngủ, đau đầu, bệnh huyết áp,… Cụ thể như sau:

1/ Lá sen chữa mất nước do tiêu chảy

Khi nói đến vấn đề lá sen có tác dụng gì thì đầu tiên không thể bỏ qua nội dung này. Nhiều nghiên cứu cho thấy lá sen non có thể giúp cơ thể giữ nước, ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy. Trong dân gian mọi người vẫn hay dùng để điều trị tại nhà, hoặc kết hợp liều thuốc của bác sĩ.

Cách thực hiện: Dùng lá sen non rửa sạch, giã hoặc xay nát rồi vắt lấy nước uống.

2/ Giảm cân với lá sen và chanh

Lá sen với những thành phần dinh dưỡng của nó sẽ có tác dụng tốt trong việc tăng cường trao đổi chất, giảm lượng cholesterol. Từ đó lượng mỡ thừa cũng hạn chế dần và ngăn ngừa tình trạng béo phì, mỡ máu, mỡ trong gan rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Pha 1 lượng trà lá sen khô vừa đủ với 1 cốc nước ấm, nhỏ vào vài giọt cốt chanh, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này uống trước bữa ăn, cách bữa ăn khoảng 30 phút.

3/ Khắc phục tình trạng mùi hôi, chảy máu sau sinh

Vì an toàn, không chứa độc tố, nên lá sen được các bà mẹ sau sinh tin tưởng sử dụng để khử mùi hôi, loại bỏ hết độc ra khỏi cơ thể. Nhờ đó chị em có thể phục hồi sức khỏe nhanh, đồng thời cải thiện chứng rong kinh, hư sinh sau khi sinh nở.

Cách thực hiện: Dùng 20g lá sen, sao lên cho thơm, tán nhỏ rồi uống với nước. Hoặc chị em có thể nước lá sen để uống mỗi ngày 1 lần.

4/ Lá sen hạ sốt hiệu quả

Vì có tính bình với những thành phần có lợi cho việc hạ nhiệt, giảm sốt nên lá sen cũng có mặt trong bài thuốc hạ sốt của nhiều người dân. Nếu cảm nóng, mệt mỏi thì bạn có thể áp dụng cách này tại nhà xem sao nhé.

Cách thực hiện: Sắc thuốc gồm các thành phần lá sen, ngó sen, rau má, hạt mã  đề tỉ lệ tương đương nhau rồi uống mỗi ngày 1 thang.

5/  Dùng lá sen đắp mụn nhọt trị côn trùng cắn

Dược chất trong lá sen có tác dụng chống viêm, giảm đau, có thể dùng trị vết thương côn trùng cắn hoặc đắp lên làm tiêu mụn nhọt. Chỉ vài ngày là da của bạn sẽ nhanh chóng lành và không có sẹo.

Cách thực hiện: Lấy cuống lá sen sắc với nước, hỗn hợp đậm đặc, rửa lên vùng da bị, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời lấy lá sen giãn nhuyễn cùng với cơm nếp đắp lên chỗ mụn nhọt, mỗi ngày 1 lần.

6/ Điều trị chảy máu cam, băng huyết

Lá sen được dùng trong những tình huống trị chảy máu cam, rong kinh, đại tiện tiểu tiện ra máu hoặc cầm máu trong trường hợp ai đó bị băng huyết. Các kết quả chứng minh rằng lá sen tác dụng tốt không thua bất cứ loại thuốc nào.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g lá sen tươi, 12g rau má sao vàng. Tất cả đem thái nhỏ rồi sắc với 400ml nước, khi còn 1000ml thì đem ra chia làm 2 lần uống trong ngày.

7/ Cải thiện mất ngủ, giúp ngủ ngon

Một trong những tác dụng của lá sen khô chính là giúp cải thiện giấc ngủ cho mọi người, thậm chí người nào có chứng mất ngủ kinh niên cũng có thể dùng bài thuốc này. Sau đó bạn sẽ không còn ngủ chập chờn, trằn trọc nữa mà sẽ ngủ thật ngon.

Cách thực hiện: Chọn lá sen loại bánh tẻ, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi hãm nước sôi để uống hàng ngày.

8/ Những công dụng khác

Ngoài những công dụng kể trên thì lá sen còn có thể dùng để chữa đau mắt, ho ra máu, nôn ra máu, rối loạn mỡ máu, làm đẹp da, ổn định huyết áp. Nó đã được kiểm chứng qua việc thực hiện thành công của nhiều người dân, đặc biệt là bà con ở các miền quê, nơi có nhiều sen.

Lá sen đa số được dùng bằng cách nấu nước uống, hãm như trà để uống hoặc làm nhuyễn rồi đắp lên chỗ cần điều trị. Mọi người đều đánh giá hiệu quả chữa bệnh của lá sen rất tốt mà hiếm khi có vấn đề gì xảy ra vì lá sen rất lành tính.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG LÁ SEN

+ Nước lá sen nấu xong uống ngay trong ngày, không nên để qua đêm sẽ bị thiu, gây đau bụng.

+ Nên sử dụng bài thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút để có hiệu quả tốt và không ảnh hưởng tiêu hóa.

+ Những người không nên dùng lá sen: phụ nữ mang thai, trẻ em, người đang giảm cân bằng thuốc tây, phụ nữ đang có kinh nguyệt, người có cơ địa hàn.

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã cung cấp những kiến thức quan trọng cần biết về lá sen cũng như các bài thuốc được chế từ loại thảo dược này. Hi vọng mọi người có thể áp dụng một cách hiệu quả và an toàn. Nếu có vấn đề gì bất thường, hãy ngừng việc sử dụng lá sen và đến cơ sở y tế để được giúp đỡ nhé.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM