Thu gọn danh mục

HIV là căn bệnh vô cùng nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn và cho đến nay chưa có thuốc đặc trị, do đó việc quan hệ với người HIV vẫn luôn là nỗi “dè chừng” của bất kì ai. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV vẫn có nhiều lựa chọn để có đời sống tình dục an toàn và thăng hoa. Dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm khi quan hệ với người HIV, cùng theo dõi ngay nhé!

BẠN CÓ NÊN QUAN HỆ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV?

HIV được biết đến là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm cao trong số những bệnh lây qua đường tình dục không an toàn. Nhưng điều này không có nghĩa là người bị HIV bị trước đi nhu cầu tình dục và không thể có đời sống tình dục an toàn.

Thực tế, việc quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV vẫn có thể diễn ra bình thường, nếu cả hai tự nguyện, cảm thấy thoải mái và có sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.

Theo các chuyên gia Y tế cho biết, HIV chỉ lây truyền qua đường máu, trong khi đó cơ quan sinh dục được bảo vệ bởi lớp niêm mạc không lộ ra các mạch máu. Cho nên, nếu bộ phận sinh dục của bản thân và bạn tình bình thường, kết hợp với sự bảo vệ của các biện pháp an toàn thì sẽ phòng ngừa được sự lây nhiễm từ căn bệnh này.

Bên cạnh đó, nếu người bị nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV đều đặn và ổn định liên tục ít 6 tháng, tải lượng virus giảm xuống mức dưới 200 bản sao/ml thì khả năng lây nhiễm là rất thấp.

** Tuy nhiên, việc quan hệ với người nhiễm HIV vẫn có nguy cơ lây nhiễm, trong trường hợp xuất hiện vết trầy xước, rách niêm mạc (dù là tổn thương rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường) cho nên bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn nhé!

Đừng kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV!

Mặc dù xã hội tiến bộ và tư duy con người được “nâng cấp” các kiến thức phổ cập về HIV khá nhiều, nhưng rất nhiều người còn tỏ ra tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS vì cho rằng đây là căn bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường và dễ gây chết người.

Điều này khiến cho người có nguy cơ cao bị HIV mang tâm lý “giấu bệnh” không chịu đi xét nghiệm. Từ đó khó tiếp nhận được các kỹ năng phòng bệnh, dễ gây lây lan cho người khác hơn, khiến hoạt động tuyên truyền và phòng chống HIV khó khăn hơn.

TƯ VẤN CÁCH PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM KHI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI HIV

Đôi khi bạn vì lý do nào đó mà quan hệ với người bị nhiễm (hoặc nghi nhiễm HIV); bạn đang ở trong một mối quan hệ với người bị HIV nhưng vì yêu mà chấp nhận cùng sinh hoạt tình dục, hoặc cả hai cùng nhiễm bệnh và muốn quan hệ như bình thường… Thì dù trong trường hợp nào cũng cần trang bị kiến thức về bệnh lý, các cách phòng tránh lây nhiễm khi quan hệ với người HIV. Sau đây là một số gợi ý:

Dùng bao cao su khi quan hệ

Cho đến nay, bao cao su được sử dụng cho nam và nữ là cách nhằm làm giảm đáng kể khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc đeo bao cao su cần lựa chọn đúng size (kích cỡ), còn hạn sử dụng, kiểm tra kỹ lưỡng, xé bao đúng cách… và phải dùng ngay từ đầu cho đến suốt quá trình giao hợp thì mới đảm bảo được tác dụng phòng tránh.

Bên cạnh đó, nếu cả 2 bạn đều bị nhiễm HIV thì cũng nên đeo bao cao su khi quan hệ, bởi HIV cũng có nhiều chủng loại khác nhau, nếu không bảo vệ bạn vẫn có khả năng lâu nhiễm chủng khác từ bạn tình, khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc phải thay đổi cả thuốc điều trị. Do đó, hãy chú ý điều này để bảo vệ tốt nhé.

Sử dụng màn chắn ở miệng khi oral sex

Mặc dù việc hôn nhau với người bị HIV là an toàn, bởi virus gây HIV không tồn tại trong nước bọt hoặc chúng chỉ tồn tại một lượng rất nhỏ không đủ khr năng truyền bệnh. Tuy nhiên, việc quan hệ bằng miệng vẫn tồn tại rủi ro nếu một trong hai người có vết thương hở ở miệng (chảy máu răng, nhiệt miệng, có vết loét lưỡi nhỏ…) thì việc hôn sâu hay quan hệ bằng miệng vẫn có khả năng lây nhiễm.

Hơn nữa, trong quá trình quan hệ bằng miệng nếu quá phấn khích thì có thể vô tình răng bạn làm xước cơ quan sinh dục đối phương, thì vẫn có nguy cơ truyền bệnh. Do đó, hãy sử dụng màng chắn miệng đúng cách và an toàn. Đây cũng là cách phòng tránh lây nhiễm khi quan hệ với người HIV!

Điều trị ARV như biện pháp phòng ngừa HIV

Một trong những giải pháp quan trọng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ với người HIV là khuyến khích người bệnh dùng thuốc ARV đều đặn, đúng liều. Điều trị bằng thuốc kháng virus giúp khống chế sự nhân lên và khó lây lan hơn trong chính cơ thể người bệnh; giảm tải lượng virus xuống mức thấp dưới ngưỡng không phát hiện được bằng xét nghiệm… thì sẽ giảm được tối đa nguy cơ truyền bệnh gấp nhiều lần.

Đồng thời, cũng khuyến khích người dùng thuốc HIV nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi tế bào CD4 và tải lượng HIV trong máu để kiểm soát bệnh tốt

**Bạn chú ý rằng, dù tải lượng virus là rất thấp thì khi quan hệ với người bị HIV thì cần sử dụng thêm biện pháp phòng hộ khác – bao cao su. Bởi không có một hình thức bảo vệ nào đạt hiệu quả 100%. Hơn nữa, việc quan hệ không an toàn, không chỉ lây nhiễm HIV mà còn là con đường truyền nhiễm của hàng loạt các bệnh khác như là giang mai, viêm gan B, sùi mào gà, bệnh lậu…

Tránh tác động mạnh làm chảy máu bộ phận sinh dục

Mặc dù ở cơ quan sinh dục được bảo bọc bởi lớp niêm mạc không làm lộ mạch máu, tuy nhiên những trường hợp quan hệ thô bạo, tư thế quan hệ khó có thể làm tổn thương, rách thành âm đạo hoặc gây tổn thương niêm mạc của dương vật (nam giới)… và đây là con đường truyền nhiễm của HIV. Dù những vết trầy xước này là rất nhỏ thì các tinh dịch/ dịch tiết chứa virus HIV vẫn có thể tiếp cận được trực tiếp với máu và truyền bệnh.

Sử dụng thuốc kháng HIV trước phơi nhiễm

Một cách phòng tránh lây nhiễm khi quan hệ với người bị HIV tiếp theo là người chưa nhiễm HIV sử dụng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm – PrEP. Việc sử dụng cần tham khảo và được sự đồng ý, giám sát từ bác sĩ.

Nếu có nghi ngờ bị lây nhiễm thì phải lập tức gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị phơi nhiễm ngay khi có hành vi nguy cơ, trước thời điểm 72 giờ. Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong vòng 28 ngày và sau đó sẽ được tái xét nghiệm lại, nếu kết quả là âm tính (-) tức là không bị lây.

Thực hiện xét nghiệm HIV định kỳ

Theo khuyến cáo từ chuyên gia Y tế, cách phòng tránh lây nhiễm khi qua hệ với người HIV là nên thực hiện xét nghiệm bệnh tình dục định kỳ cho cả 2 bạn. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh tình dục sẽ làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh; đồng thời được tiếp cận các biện pháp tránh lây lan cho người thân trong gia đình và cộng đồng.

Bạn cần biết:

Nếu ngay sau khi quan hệ với người bị HIV (+) để biết mình có bị lây bệnh hay không thì cần tiến hành xét nghiệm, tuy nhiên bạn phải đợi một thời gian thì mới có được kết quả chính xác. Do đó, hãy xét nghiệm theo dõi theo lời khuyên bác sĩ.

Theo chuyên gia, HIV có thể lây nhiễm qua cả đường máu hoặc các chất dịch tiết trong cơ thể (dịch âm đạo - dương vật; chất dịch bắn vào niêm mạc mắt/ mũi/ họng hoặc vết thương hở; dùng chung kim tiêm hay các vật sắc nhọn). Do đó, nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy chất dịch lỏng xâm nhập vào cơ thể thông qua các tổn thương ở niêm mạc âm đạo, hậu môn hay tổn thương ngoài da cũng cần chủ động thực hiện XÉT NGHIỆM sớm .

Liên hệ Đa Khoa Hoàn Cầu - Phòng khám chuyên xét nghiệm HIV và bệnh xã hội uy tín, bảo mật, chi phí bình dân tại TPHCM.

• Địa chỉ phòng khám: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline tư vấn miễn phí: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp các bạn có thể tìm được cách phòng tránh lây nhiễm khi quan hệ với người HIV phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn bệnh tình dục và HIV, cũng như cần đặt hẹn làm xét nghiệm sớm, nhanh chóng và bảo mật thông tin… hãy Nhấn vào Khung Chat để được chuyên gia hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM