Bạn có biết trong tự nhiên, có nhiều loại rau quả, trái cây có tác dụng chữa trị tiểu rắt vô cùng hiệu quả không? Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn nhá! Top rau củ quả chữa tiểu rắt tại nhà cực hiệu quả là danh sách các loại thực phẩm vô cùng gần gũi, lại có tác dụng bổ dưỡng, điều trị tiểu buốt hiệu quả tích cực tại nhà.
Trái cây, rau củ quả - cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà
Tiểu rắt (khó tiểu) hay còn gọi là tiểu buốt, là hiện tượng bệnh nhân cảm thấy khó khăn, đau rát khi bài tiết nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra, tiểu rắt còn gây đau ở vùng niệu đạo (ống dẫn tiểu), vùng bàng quang hoặc đáy chậu (ở nữ: giữa phần đầu âm đạo và hậu môn; ở nam: giữa bìu và hậu môn).
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, có nhiều nguyên nhân lí giải. Tuy nhiên, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Vì vậy, việc thăm khám và điều trị vô cùng cần thiết. Tùy theo đặc điểm và tình trạng bệnh lý, bệnh nhân có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm rau quả dưới đây ngay tại nhà.
Đậu xanh công dụng lợi tiểu, giải độc
Đậu xanh có tên khoa học là Vigna Radiata. Cây trưởng thành chỉ cao khoảng 0.5 mét, thuộc cây thân thảo, 2 mặt lá đều có lông. Hoa có màu vàng lục và hạt đậu có hình trụ ngắn với ruột màu vàng cùng mầm ở giữa hạt.
Trong dòng họ đậu theo Đông y thì đậu xanh có vị ngọt, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, đặc biệt là lợi tiểu tốt. Thành phần dinh dưỡng trong hạt gồm chất xơ, đạm, béo, carbohidrate, và các khoáng chất như natri, sắt, canxi, magie,... vô cùng dinh dưỡng cho cơ thể.
Bài thuốc chữa tiểu rắt tại nhà từ đậu xanh
Nguyên liệu
+ Từ 100 đến 150 gram hạt đậu xanh (nguyên vỏ).
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: rửa thật sạch các hạt đậu xanh, sau đó để ráo nước.
+ Bước 2: để chảo lên bếp với lửa nhỏ, khi chảo nóng thì bỏ đậu vào rang. Đến khi hạt đậu xanh bắt đầu bóc khói thì tắt lửa.
+ Bước 3: dùng chày cối để tán hạt nhuyễn ra thành bột và cất vào trong hộp, bảo quản nơi thoáng mát.
+ Bước 4: khi nào dùng thì pha bột với một ít nước lọc, hơi ấm và dùng trực tiếp.
Liều dùng
+ Khoảng 10 đến 15 gram bột pha nước để uống. Với người bắt đầu chưa quen, thì có thể dùng ít hơn 10 gram.
+ Duy trì liều lượng 3 cử / ngày. Thông thường khoảng 1 tuần là bệnh có dấu hiệu thuyên giảm ngay.
Chữa bệnh tiểu rắt - khó tiểu cùng giấm táo
Giấm táo có tên gọi khác là ACV hay giấm rượu táo, được lên men từ táo tươi hay rượu táo. Thành phần trong giấm táo có:
+ Acid Lactic: kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
+ Pectin: hỗ trợ hạ nồng độ LDL Cholesterol trong máu, tiêu hao acid Acetic.
+ Acid Malic: kháng virus.
+ Các loại acid Amin, enzime và các dưỡng chất dinh dưỡng khác.
Giấm táo được ưa chuộng trong nêm nếm món ăn. Ngoài công dụng đó, đây còn có tác dụng điều trị bệnh táo bón, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, theo nghiên cứu y học, thường xuyên dùng giấm táo sẽ giúp hạn chế được tình trạng tiểu rắt.
Hướng dẫn dùng giấm táo chữa tiểu buốt đơn giản
Nguyên liệu
+ Hai muỗng nhỏ (khoảng muỗng cà phê) giấm táo.
+ Khoảng 150ml nước lọc, để ấm.
Hướng dẫn cách làm
+ Pha giấm táo cùng nước ấm, sau đó khuấy đều.
+ Uống ngay khi nước còn ấm.
Liều dùng
+ Nên dùng điều độ hàng ngày, sau mỗi bữa ăn chính.
+ Sau 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ nét.
Cách chữa tiểu rắt đơn giản tại nhà với me rừng
Me rừng có tên khoa học là Phyllanthus emblica L. Ở một số địa phương, me rừng còn được gọi là chùm ruột núi, me mận, hay mắc kham. Thành phần trong quả me rừng gồm: Axit Gallic, A. Phyllemblic, Lipid, A. Mucic, Emblicol, tinh dầu,...
Theo Đông y, chùm ruột núi có tính mát. hơi chát khi ăn, giúp chỉ khát, sinh tân, hạ nhiệt, tiêu viêm và lợi tiểu,... Nên đây là thực phẩm giúp chữa các bệnh về tiết niệu hiệu quả.
Bài thuốc dân gian với chùm ruột núi trị khó tiểu tại nhà
Nguyên liệu
+ Từ một đến hai quả me rừng.
+ 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
+ 1 quả chuối tiêu chín.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: dùng nước rửa sạch quả me rừng, chờ ráo nước.
+ Bước 2: gọt sạch vỏ ở ngoài.
+ Bước 3: dùng máy xay sinh tố để nghiền nát hỗn hợp me rừng, mật ong và chuối tiêu chín.
+ Bước 4: ăn hoặc uống trực tiếp như sinh tố thông thường.
Liều dùng
+ Nên dùng 2 lần / ngày, đều đặn sáng chiều sẽ giúp đường tiểu được cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Điều trị tiểu buốt với trà râu bắp ngay tại nhà
Râu bắp hay râu ngô đều rất quen thuộc với đời sống hằng ngày. Theo Đông y, loại này có tình bình, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc hiệu quả. Theo Tây y, trong rau bắp có chứa Sitosterol, Stigmasterol, Vitamin C, Menthol, Beta Carotene, Thymol, Niacin,...
Công dụng của rau bắp là giúp điều chỉnh đường huyết, Cholesterol trong máu, bệnh tinh mạch, bổ thận, giảm đau đầu, trị da liễu. Và quan trọng là có điều trị được bệnh tiểu rắt, đái dầm.
Trà râu ngô hay trà rau bắp điều trị bệnh về tiết niệu
Nguyên liệu
+ 20 gram râu ngô (ở dạng tươi hay dạng khô đều dùng được).
Hướng dẫn cách làm
+ Dùng nước lọc để rửa cho râu ngô hết bụi và tạp chất.
+ Đun râu ngô với nước trên bếp khoảng từ 5 đến 10 phút để nước rút bớt, tạo thành trà rau ngô.
Liều dùng
+ Uống trà ngay khi vừa tắt lửa một lúc, để còn ấm.
+ Nên uống sau mỗi bữa ăn để trà được hấp thụ tốt.
+ Cần uống đều đặn hàng ngày, trà râu ngô có thể thay thế cho nước lọc.
Hạt cây thì là trị ngay khó tiểu
Cây thì là (hay thìa là) có tên khoa học là Anethum graveolens L, thuộc dạng thân thảo, sống lâu năm. Thân trơn nhẵn, cao trung bình 60 - 80cm. Hạt cây này có chứa các hợp chất oxy hóa giúp kháng viêm, ngừa ung thư công hiệu. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định lượng vitamin A, C và các hợp chất Flavonoid trong hạt có công dụng tăng cường miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng.
Hạt cây thì là giúp điều trị các bệnh tiêu hóa, bàng quang và cả đường tiết niệu tại nhà vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc chữa tiểu buốt đơn giản tại nhà với hạt cây thì là
Nguyên liệu
+ Một muỗng nhỏ (muỗng cà phê) hạt cây thìa là khô.
+ Một muỗng nhỏ (muỗng cà phê) mật ong loại nguyên chất.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: cho 1 muỗng hạt thìa là cùng 1 - 2 cốc nước lọc vào nồi và nấu với lửa vừa phải.
+ Bước 2: đợi đến nước vừa sôi thì tắt lửa và chờ nguội.
+ Bước 3: đợi nguội hẳn rồi dùng chày hoặc muỗng nghiền nát hạt rồi đổ nồi nước cùng hạt qua rây để lọc phần bã không dùng.
+ Bước 4: sau khi lọc kĩ phần bã bỏ đi, ta được trà thìa là.
+ Bước 5: thêm vào trà mật ong nguyên chất, khuấy đều là có thể uống trực tiếp.
Liều dùng
+ Cần duy trì uống trà thìa là cùng mật ong với tần suất khoảng 2 lần mỗi ngày.
Dùng nước ép từ quả Nam Việt Quất có nhiều công dụng
Nam Việt Quất có xuất xứ từ Bắc Mĩ và châu Âu, có tên tiếng Anh là Cranberry. Trong quả này có chứa chất chống oxy hóa được đánh giá rất cao là Proanthocyanidin có công dụng kháng khuẩn xâm nhập mô cơ thể, đặc biệt là ở đường tiết niệu dễ bị nhiễm khuẩn.
Theo y học hiện đại, Nam Việt Quất có công dụng kháng viêm, bổ sung vitamin C, Canxi cho xương khớp, các bệnh tim mạch, ung thư, cả hô hấp và tăng đề kháng cơ thể.
Hướng dẫn dùng Nam Việt Quất làm nước ép trị bệnh tiểu rắt
Nguyên liệu
+ 50 gram quả Cranberry còn tươi.
+ Vài gram muối trắng.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: dùng nước lọc để loại bỏ bụi bẩn trên quả Nam Việt Quất.
+ Bước 2: bỏ vào máy xay để nghiền nát quả thành nước ép.
+ Bước 3: dùng rây để lọc lại phần cốt.
+ Bước 4: pha thêm ít muối trắng để tăng thêm vị ngọt sẵn có trong quả.
Liều dùng
+ Mỗi sáng sớm, dùng 1 cốc nước ép Nam Việt Quất rất tốt cho sức khỏe, chữa bệnh nhanh chóng.
Bài thuốc trị bệnh với tinh dầu Đinh Hương
Tinh dầu Đinh Hương với hơn 30 công dụng khác nhau, được chiết xuất từ gỗ và nụ cây cùng tên. Thành phần chính của tinh dầu Đinh Hương là Eugenol (chiếm 90%) có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh mẽ. Đặc biệt, đây là lựa chọn giúp bệnh nhân điều trị các bệnh về đường tiểu vô cùng hiệu quả.
Ứng dụng thường thấy của loại tinh dầu này là trong lĩnh vực nha khoa, răng miệng, giúp trị hôi miệng, sâu viêm chân răng.
Pha tinh dầu Đinh Hương vào thức uống chữa tiểu buốt tại nhà
Nguyên liệu
+ Khoảng 1 đến 2 giọt tinh dầu.
+ Hoa cúc, đậu biếc, trà xanh,.. những loại thảo dược có thể pha trà.
Hướng dẫn cách làm
+ Làm 1 bình trà thảo dược đã chuẩn bị bằng cách pha thảo dược cùng nước sôi trong khoảng 7 phút.
+ Nhỏ 1 đến 2 giọt tinh dầu trực tiếp vào bình trà vừa pha, khuấy đều để tinh dầu và trà hòa vào nhau.
+ Để bớt nóng và rót ra uống như trà thông thường.
Liều dùng
+ Vì tinh dầu Đinh Hương có tính bổ dưỡng cao nên người dùng chỉ uống từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
+ Không dùng quá 2 tuần.
Chú ý
+ Không dùng trà tinh dầu Đinh hương cho đối tượng trẻ dưới 16 tuổi hoặc người có mãu loãng.
Bột sắn dây là một lựa chọn sáng suốt
Bột sắn dây được làm từ cây cùng tên. Loại cây leo sắn dây thuộc họ Đậu, dễ bắt gặp nhiều nơi ở nước ta. Hầu như cả cây sắn dây đều có công dụng giúp chữa bệnh. Theo Đông y, rễ hay củ sắn dây trị bệnh tốt, thường được đào lên, rửa sạch và phơi khô, tạo thành cát căn.
Bột sắn dây được ứng dụng nhiều trong thực phẩm, chế biến món ăn như chè, súp,... Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Nhờ tính thanh, ngọt, giải khát và kháng khuẩn hiệu quả nên bột sắn dây là phương thuốc trị tiểu buốt tại nhà đơn giản.
Bài thuốc Đông y đơn giản tại nhà cùng bột sắn dây
Nguyên liệu
+ Khoảng hai muỗng nhỏ (muỗng cà phê) bột.
+ Khoảng nửa muỗng nhỏ (muỗng cà phê) nước cốt chanh.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: cho bột sắn dây vào cốc nước lọc, khuấy đều đánh tan bột.
+ Bước 2: đổ nước cốt chanh vào, tiếp tục khuấy để nước bột và nước cốt hòa vào nhau.
+ Bước 3: khi đã trộn đều, người dùng uống trực tiếp cốc nước đó.
Liều dùng
+ Tương tự như tinh đầu Đinh Hương, bài thuốc trên chỉ nên dùng khoảng 1 đến 2 lần một tuần.
Hạt bí ngô giúp lợi tiểu, kháng viêm
Hạt bí ngô chứa nhiều các khoáng chất như Magie, Kẽm, Canxi,... và các chất chống oxy hóa có lợi, các acid béo như Tocopherols, Sterol và Squalene. Theo y học hiện đại và Đông y, hạt bí ngô giúp điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến ngăn ngừa loãng xương, tiểu đường, tim mạch và gan,...đặc biệt là hỗ trợ điều trị lợi tiểu.
Bài thuốc hạt bí ngô chữa tiểu rắt đơn giản
Nguyên liệu
+ 100 gram hạt bí ngô.
+ 100 gram hạt đậu tương.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: dùng nước rửa sạch lần lượt 2 loại hạt, sàng bỏ hạt bị hỏng hoặc lép. để ráo nước.
+ Bước 2: rang cả 2 loại cùng lúc trên bếp với lửa nhỏ .
+ Bước 3: chờ đến khi vừa có khói bóc lên từ hạt thì ngắt bếp.
+ Bước 4: dùng chày cối giã nát thành bột và cất vào hũ để dùng.
Liều dùng
+ Mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ (muỗng cà phê) bột pha vào nước ấm, khuấy đều và uống.
+ Nên duy trì uống sau bữa ăn, sẽ giúp tình trạng tiểu rắt thuyên giảm.
Rau mồng tơi trị tiểu rắt - tại sao không?
Khi điều trị táo bón ở trẻ em thì rau mồng tơi luôn là lựa chọn. Loại rau này vô cùng quen thuộc với mọi người.
Rau mồng tơi thuộc thân leo, mọng nước, có màu xanh, có chất nhớt ở thân. Cây cao tầm 10m, có lá dày, mọng nước. Thành phần của mồng tơi gồm nhiều vitamin (A, B1, B2, C,...), tinh bột, sắt, chất đạm, chất béo cùng nhiều dưỡng chất khác.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, thanh nhiệt, có tính mát, giải độc tốt, nên rất có lợi cho hệ bài tiết.
Cách dùng rau mồng tơi trị bệnh tiểu buốt
Nguyên liệu
+ Khoảng 100 -150 gram rau tươi.
Hướng dẫn cách làm
+ Rửa rau sạch với nước.
+ Bỏ rau vào nồi đun nước đến khi sôi thì ngắt lửa.
+ Rót nước ra và để nguội, dùng trực tiếp.
Liều dùng
+ Cách làm đơn giản nên người bệnh có thể rót ra chai trữ lại, để uống mỗi ngày.
Chú ý
+ Bài thuốc này không dùng cho đối tượng đang đi phân lỏng hoặc bụng yếu, đang rối loạn tiêu hóa.
Dùng Mã Đề chữa bệnh tiểu đau rát
Cây Mã Đề có tên gọi khác là Xa Tiền Thảo, và tên khoa học là Plantago Asiatica. Đây là cây thân thảo, sống lâu năm. Trong cây có hợp chất glucozit chiếm tỉ lệ cao là Aucubin, ngoài ra còn có vitamin C, K và acid Plantenotic. Cây rất dễ sống và chiết thành các cây con đơn giản.
Theo Đông y, Mã Đề giúp điều trị tiêu thũng, quy kinh thận, viêm bàng quang cấp tính,... và có chữa tiểu buốt tiểu rắt.
Cây mã đề: bài thuốc trị bệnh hữu hiệu
Nguyên liệu
+ 50 gram lá khô của cây Mã Đề.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: dùng nước rửa lá sạch bụi và tạp chất.
+ Bước 2: nấu 1,5l nước cùng lá khô để sắc lại nước.
+ Bước 3: chờ nước sắc bớt lại tầm 1 chén rồi rót ra để nguội.
Liều dùng
+ Nên dùng bài thuốc trên khi còn ấm.
+ Thường xuyên uống trà Mã Đề sau mỗi bữa ăn sẽ cải thiện tình trạng bệnh đường tiểu hiệu quả.
Bài thuốc Phượng Vĩ Thảo điều trị bệnh
Phượng Vĩ Thảo hay cây Seo Gà, hoặc cỏ Phượng Vĩ. Đây thuộc loại thân thảo, cao trung bình 40 cm. Đặc điểm rễ ngắn và mọc bò, là xòe ra nhiều đoạn như đuôi phượng. Cây dễ trồng, thường mọc ở nhiều nơi ẩm ướt.
Theo Y học cổ truyền, cây Seo Gà có vị hơi đắng, mang tính hàn, ngọt nhẹ, giúp trị lợi thấp, lương huyết, thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu vô cùng công hiệu.
Dùng cây Seo Gà trị tiểu rắt
Nguyên liệu
+ 1 nắm cây Seo Gà.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: dùng nước rửa cây sạch bụi và đất, loại bỏ lá vàng, lá sâu.
+ Bước 2: nấu cơm và giữ lại nước vo gạo.
+ Bước 3: dùng nước vo gạo sắc cùng cây Seo Gà đã rửa sạch.
+ Bước 4: để nước sắc xuống nguội bớt và uống như nước trà.
Liều dùng
+ Nước có vị ngọt nên dễ uống, có thể thay thế nước uống hàng ngày.
+ Dùng thường xuyên khoảng 2 tuần sẽ bớt các triệu chứng của đau rát của bệnh.
Dùng giá (đổ) dễ dàng tại nhà
So với đậu xanh thì giá (đỗ) có chứa chất dinh dưỡng cũng không hề thua kém. Cây giá đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Trong giá có chứa hàm lượng các chất như Canxi, Đồng, chất xơ, Sắt, Vitamin các loại B6, C, K,...
Giá (đỗ) giúp điểu chỉnh lượng Cholesterol trong máu, mật độ xương, cải thiện trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa. Ăn giá mỗi ngày giúp cải thiện giảm hẳn tình trạng tiểu buốt tại nhà đơn giản.
Bài thuốc dân gian với cây giá (đỗ)
Nguyên liệu
+ Nửa kí giá (đỗ).
+ Muối ăn.
+ Đường.
Hướng dẫn cách làm
+ Rửa sạch giá bằng nước pha muối để sát khuẩn, khử trùng.
+ Luộc giá với nước, chắt bỏ cái.
+ Lấy nước pha đường, khuấy đều và uống.
Liều dùng
+ Nên uống từ 5 đến 6 lần hàng ngày.
+ Tránh dùng nước giá luộc vào khuya tối.
Kê Nội Kim hỗ trợ trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà
Kê Nội Kim là có đặc điểm khác với các loại thảo dược trên, loại thuốc này xuất phát từ động vật. Dược liệu này còn có tên gọi khác là Kê Chuẩn Bì, Kê Hoàng Bì hoặc Màng Mề Gà, tên khoa học là Corium Stomachichum Galli.
Lập tức lấy mề gà sau khi giết, nhanh chóng bóc lớp màng màu vàng phủ ở trong mề hoặc dạ dày. Sau đó rửa sạch sẽ thức ăn mà gà từng ăn trước đó, rồi phơi cho khô.
Kê nội kim có tính bình, vị ngọt, bổ tỳ và kinh phế. Vì vậy, Kê Chuẩn Bì có hỗ trợ điều trị tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu buốt.
Hướng dẫn dùng Kê Nội Kim chữa tiểu buốt
Nguyên liệu
+ Khoảng 20 cái Kê Chuẩn Bì.
Hướng dẫn cách làm
+ Rang chán chín Kê Chuẩn Bì.
+ Dùng chày cối tán cho nhuyễn thành bột.
+ Cất vào hũ để trữ.
Liều dùng
+ Mỗi lần vậy chia thành 4 đợt dùng. Mỗi đợt pha cùng nước lọc để uống trực tiếp.
Rau má giúp thanh nhiệt, lợi tiểu
Rau má là thực vật thân thảo, thuộc họ hoa tán. Cây còn có các tên gọi khác như Lôi công thảo, Tích tuyết thảo, và Liên tiền thảo (vì hình dạng giống nhiều đồng tiền xếp sát nhau liên tiếp). Cây có tên khoa học là Hydrocotyle Asiatica L, mọc phổ biến ở các nước châu Á.
Thành phần Rau má có chữa phần lớn là nước, cùng đạm, tinh bột, vitamin B1, C, canxi, Cellulose, sắt,... Vì vậy, cây được ứng dụng nhiều trong kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị mệt mỏi, lo âu.
Theo Y học ở Ấn Độ, đây là 1 thảo dược giúp trị lợi tiểu, tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả. Và theo Đông y ghi nhận, cây giúp chữa đau đầu, bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, bổ đường tiểu hiệu quả.
Bài thuốc Đông y với rau má
Nguyên liệu
+ 300 gram rau má.
+ 300 ml nước lọc.
+ Muối.
Hướng dẫn cách làm
+ Rửa rau má với nước muối để kháng khuẩn, để ráo nước.
+ Xay rau má cùng nước lọc và ít muối cho thật nhuyễn, tại thành nước rau má..
Liều dùng
+ Nên uống đều đặn hai lần hàng ngày, tốt là buối sáng sớm và chiều tối.
Bạn uống nước rau má mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Hạt mè - giải pháp cho các bệnh lý đường tiểu
Hạt mè hay hạt vừng quá quen thuộc với nhà bếp của mọi nhà. Trong hạt mè có chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa (đơn và đa), protein, magie, canxi, vitamin B, E,...
Đặc biệt, trong hạt mè có chứa nhiều chất chống oxy hóa như Lignans và Gamma Tocopherol (một dạng vitamin E) giúp điều trị các bệnh về bàng quang, giúp kiểm soát tốt khó tiểu, tiểu rắt.
Hướng dẫn dùng hạt mè để chữa bệnh
Nguyên liệu
+ 100mg hạt mè (đen hoặc trắng).
+ Nửa muỗng nhỏ (muỗng cà phê) đường thốt nốt.
+ 180 ml nước lọc.
Hướng dẫn cách làm
+ Bước 1: rang hạt mè cho đến chín, có mùi thơm.
+ Bước 2: đem mè chín để nguội rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
+ Bước 3: lấy mè nhuyễn cho vào nước, rồi nấu đến sôi.
+ Bước 4: trong lúc nấu, bỏ đường vào đến khi hòa tan hết đường thì tắt bếp.
+ Bước 5: để nguột và chiết vào chai để trữ
Liều dùng
+ Mỗi lần làm chia thành hai đến ba đợt dùng trong ngày.
Chú ý
+ Chống chỉ định với đối tượng bị tiểu đường.
Thận trọng khi dùng các bài thuốc trị tiểu rắt tại nhà đơn giản
+ Đây đều là bài thuốc dân gian, lưu truyền từ người sang người nên tính hiệu quả tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể.
+ Hiệu quả thường chậm, cần thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng công năng.
+ Trong quá trình dùng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, dừng ngay và đến các cơ sở y tế uy tín để khám liền.
+ Cần lưu ý về liều lượng và thời gian dùng thuốc, không uống nhiều nước vào ban đêm.
+ Trước khi dùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng kết hợp thuốc Tây y và các bài thuốc dân gian.
Lời kết
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã có bài chia sẻ thông tin về Top rau củ quả chữa tiểu rắt tại nhà cực hiệu quả. Đây đều là các loại thực phẩm có tính bổ cao, không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến cơ thể người bệnh nếu dùng liều lượng phù hợp.
Tuy nhiên, đây chỉ là những bài thuốc đơn giản giúp điều trị tại nhà đối với tình trạng bệnh chưa chuyển biến nặng. Tốt , người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị, cùng trao đổi với bác sĩ. Nếu có thắc mắc gì, chuyên gia tư vấn chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua khung chat nhá!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM