Hắt xì là một phản xạ miễn dịch được xem là hành động tự vệ bằng cách phóng thích không khí từ phổi ra ngoài bằng đường mũi và miệng nhằm tống các tác nhân xấu ra khỏi cơ thể. Khi bạn bị hắt xì liên tục và thường xuyên có khả năng đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe, có thể bạn đã mắc một số bệnh về đường hô hấp cấp. Lúc này, người bệnh không được chủ quan hãy đi kiểm tra ngay nhé!
TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG HẮT XÌ LIÊN TỤC
- Trước khi không khí vào phổi thì mũi có nhiệm vụ là làm ẩm, làm ẩm và lọc không khí đồng thời loại bỏ vi khuẩn và dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, đối với những vật thể quá nhỏ mũi không thể cản lại được, lúc này não sẽ kích hoạt phản xạ hắt xì để đẩy các tác nhân xấu đó ra khỏi khoang mũi.
- Thông thường, người ta chỉ hắt xì 1 lần, có khi là 2 đến 3 lần thì đó vẫn chưa có gì được coi là biểu hiện bất thường, nhưng trong một số trường hợp việc hắt xì liên tục, kéo dài và gây khó chịu thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa, nó rất có thể đó là dấu hiệu bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG HAY ĐI KÈM HẮT XÌ LIÊN TỤC
Đa số, sau khi hắt xì thì bạn có thể trở lại với các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, còn cần phải xem xét thêm các triệu chứng đi kèm để xác định rõ trình trạng sức khỏe của bản thân có phải bạn đang mắc một trong các bệnh sau đây:
► Bệnh viêm mũi dị ứng: ngoài hắt xì liên tục còn có những triệu chứng điển hình kèm thêm như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng thậm chí ngứa cả vòm miệng khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây hại.
► Bệnh dị ứng theo mùa: khi thời tiết thay đổi sức đề kháng của cơ thể sẽ suy yếu gây nên chứng hắt xì liên tục và trạng thái ngứa mũi dữ dội.
► Bệnh cảm lạnh: các loại vi khuẩn virus khi xâm nhập vào cơ thể là vào mùa đông. Khi đó, bạn sẽ rất dễ mắc phải bệnh cảm lạnh và triệu chứng đầu tiên của bệnh đó là hắt xì liên tục.
⇒ Các chuyên gia tai mũi họng khuyên người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để xác định rõ mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh để quá lâu gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN HẮT XÌ LIÊN TỤC
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hắt xì liên tục, trong đó chủ yếu là do tác động bởi yếu tố lạnh hoặc hít phải chất khích thích. Các bạn có thể kham khảo một vài lí do dưới đây:
Dị ứng - nguyên nhân gây hắc xì liên tục
+ Dị ứng theo thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ hay đôi khi chỉ cần sắp thay đổi thời tiết cũng làm hắt xì hơi liên tục. Đặc biệt vào mùa đông, sự ẩm ướt của không khí tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển khiến cho cơ thể bị hắt xì liên tục trong thời gian dài.
+ Dị ứng nhiệt độ: Đôi khi bạn cũng hắt xì hơi liên tục do thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như ngồi trong phòng máy lạnh – đi ra ngoài
+ Dị ứng vật nuôi: Không chỉ người lớn mà cả trẻ em đều có thể dị ứng với lông của vật nuôi như chó, mèo…, tình trạng này gây ra hắt xì liên tục
+ Dị ứng nước hoa: Một số người khi họ ngửi thấy mùi nước hoa thì hốc mũi sẽ bị viêm, khiến họ hắt xì liên tục
+ Dị ứng khói bụi: Khi phải thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm hoặc sương nó cũng làm cho mũi bạn bị kích thích và gây ra hắt xì
+ Dị ứng chất kích thích: Khi bị tác động các chất kích thích như: mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm tóc, nước giặt xả,… .có vài người sau khi ăn thức ăn cay cũng bị hắt xì liên tục.
+ Dị ứng ánh sáng mặt trời: Một trong những nguyên nhân gây hắt xì liên tục có thể kể đến ánh sáng mặt trời đây là triệu chứng có tính di truyền từ bố hoặc mẹ sang con
Nguyên nhân gây hắt xì liên tục - Nhiễm virus
Càng ngày số lượng vi khuẩn, virus càng gia tăng chóng mặt và lây lan nhanh chóng vì vậy cơ thể của chúng ta rất dễ bị xâm nhập bởi các virus này. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta hắt xì liên tục.
Một số nguyên nhân khác gây hắt xì
+ Mũi đang bị tổn thương chấn thương
+ Một số loại thuốc bạn đang dùng có tác dụng phụ hoặc bạn ngưng một số loại thuốc như thuốc giảm đau nhóm opioid
BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA HẮT XÌ HƠI LIÊN TỤC
Một số cách đơn giản giúp giảm nhẹ, phòng ngừa tình trạng hắt xì liên tục mà bạn có thể kham khảo sau đây
► Tránh tiếp xúc với dị vật lạ:
Khi các dị vật nhỏ xâm nhập vào mũi, họng khiến bạn cảm thấy khó chịu vì vậy nên bạn có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà như:
+ Thường xuyên lau dọn, hút bụi, về sinh nhà cửa
+ Chủ động cắt tỉa, chải lông cho thú cưng, dùng dụng cụ chuyên dụng để dọn dẹp lông bám trên các đồ vật trong nhà
+ Giặc dũ quần áo chăn màn thường xuyên
► Tránh các sản phẩm gây dị ứng
Khi cơ thể bạn dễ dị ứng với thời tiết, các thành phần hóa học, thì bạn cần chủ động bảo vệ cơ thể không tiếp xúc với các sản phẩm này. Chúng sẽ khiên bạn ngứa ngáy, dị ứng và hắt xì liên tục
► Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh:
Virus cảm cúm có khả năng lây bệnh rất nhanh, vì vậy bạn không nên trực tiếp tiếp xúc với người đang mắc bệnh
+ Vệ sinh tay chân sau khi tiếp xúc
+ Cần thiết có thể sử dụng khẩu trang
+ Tập thể dục, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch của bản thân
Lưu ý: Bài viết trên không phải chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa, đây chỉ là bài viết mang tính chất kham khảo. Bạn nên đến trung tâm y tế để thăm khám và tìm hướng điều trị cụ thể.
Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu có hơn 15 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể trực tiếp đến thăm khám hoặc có thể tư vấn trực tuyến với bác sĩ tư vấn tại đây
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM