Thu gọn danh mục

Đau vai gáy là triệu chứng rất thường gặp, là những người mắc các bệnh lý liên quan đến cổ-vai gáy; hay đơn thuần là nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe, thợ may… ít vận động và tư thế ngồi làm sai, lâu ngày gây đau nhức. Và yoga là một trong những giải pháp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ giảm đau nhức lưng, đau vai gáy… Trong bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu ngay bài tập yoga chữa đau vai gáy thực hiện tại nhà.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VAI GÁY BẠN KHÔNG NÊN PHỚT LỜ

Theo cấu tạo cơ thể, cổ - vai gáy có sự liên kết chặt chẽ với nhau bởi hệ thống các mô, cơ liên kết, xương và dây thần kinh. Do đó, bất cứ các tổn thương nào ở khu vực này cũng gây đau với tính chất lan tỏa. Và một số nguyên nhân gây đau vai gáy thường gặp bao gồm:

♦ Dây thần kinh bị chèn ép: Các vấn đề bệnh lý ở cooe-vai gáy là nguyên nhân chính khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây ra các cơn đau lan tỏa từ cổ, xuống vai, cánh tay. Điển hình như là: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống cổ…

♦ Chấn thương: Có thể xảy ra khi xoay cổ mạnh và đột ngột; trật khớp bả vai do chơi thể thao hoặc tác động lực gây tổn thương dây thần kinh quanh cổ-vai… gây đau nhức dữ dội.

♦ Duy trì tư thế không tốt: Thường xuyên cúi đầu sâu xem điện thoại; ngồi làm việc trước màng hình máy tính lâu, thợ may cúi nhiều, ngủ sai tư thế, gối đầu quá cao… khiến cổ-vai chịu áp lực, bị đơ, cứng; các cơ bị kéo căng quá mức và gây hiện tượng đau mỏi.

⇒ Thực tế, đau vai gáy phần lớn liên quan đến các vấn đề bệnh lý xương khớp với tính chất đau dai dẳng, kéo dài gây khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức tốt vẫn là nên gặp bác sĩ kiểm tra, thăm khám xác định nguyên nhân và được hướng dẫn khắc phục phù hợp.

5+ BÀI TẬP YOGA CHỮA ĐAU VAI GÁY THỰC HIỆN TẠI NHÀ

Tập yoga hiện nay được khuyên nên thực hiện để nâng cao sức khỏe, thư giãn cơ thể để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đối với đau vai gáy, các động tác nhẹ nhàng của yoga sẽ giúp thư giãn vùng cổ, vai gáy, lưng nâng cao độ đàn hồi và tính dẻo dai; đồng thời kích thích tăng lường lưu thông máu; giải phóng acid lactic giúp thư giãn gân-cơ…

Tuy nhiên, việc luyện tập yoga cho người đau vai gáy cần có sự hướng dẫn và theo sát từ huấn luyện viên để sửa các động tác; tránh tác động khiến tình trạng đau vai gáy thêm trầm trọng hơn. Dưới đâu là bài tập yoga chữa đau vai gáy bạn có thể tham khảo:

1. Tư thế chiến binh

Tư thế chiến binh là tư thế cơ bản trong yoga tác động đến các cơ xung quanh vùng vai – ngực, giúp tăng lưu thông máu, tăng lực nâng đỡ cho cơ vùng cổ, giảm hiện tượng đau nhức.

Bài tập thực hiện như sau:

- Bạn chỉ cần đứng thẳng trên sàn, thả lỏng cơ thể; bước chân phải lên trước và chân trái ra sau, xoay sang ngang 1 góc 90o.

- Đồng thời kết hợp đưa tay phải lên trước, tay trái ra sau; úp lòng bàn tay xuống và giang rộng ngang vai.

- Hạ đầu gối, dồn trọng tâm cơ thể lên trước và dồn lực xuống 2 chân để kéo giãn cột sống và cơ vai-cổ.

- Lúc này mắt sẽ nhìn theo hướng tay phải, giữ vững động tác trong vòng 30s và trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

2. Tư thế gập cong người

Tư thế gập cong người cũng tương đối dễ thực hiện nhằm mục đích kéo căng cơ vùng cổ-vai gáy, thư giãn và lưu thông máu huyết.

Bài tập thực hiện như sau:

- Đứng với tư thế thẳng trên sàn (hoặc thảm yoga), mở 2 chân ngang rộng bằng vai

- Từ từ gập phần thân trên về phía trước, sau đó cuối xuống dưới, 2 tay đặt trên sàn nhà (hoặc nắm lấy cổ chân), đầu gối hơi cong và cằm chạm ngực.

- Giữ nguyên tư thế, có thể lắc nhẹ đầu sang bên trái – bên phải, từ trước ra sau hoặc theo hình vòng tròn để tạo độ linh hoạt cho cổ. Thực hiện trong vòng 1 phút thì trở về tư thế ban đầu, lặp lại khoảng 3-5 lần

3. Tư thế sợi chỉ xâu kim (tư thế xỏ kim)

Với tư thế xỏ kim cơ bản sẽ khó thực hiện hơn, mục đích nhằm tác động trực tiếp vào phần lưng trên, kéo giãn vùng cơ vai, tạp cảm giác thư giãn thoải mái và thuyên giảm cơn đau.

Bài tập thực hiện như sau:

- Chuẩn bị thực hiện động tác bằng tư thế quỳ gối, đặt 2 lòng bàn tay chạm sàn, tay duỗi thẳng.

- Dồn lực lên tay phải và luồn tay trái qua tay phải sao cho bàn tay trái ngửa lên, vai chạm sàn. Giữ tư thế này và nhấc mông lên cao, vươn tay phải lên khỏi đầu; mặt hướng lên trên. Giữ tư thế này khoảng 30s thì trở lại tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại.

4. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang rất dễ thực hiện, được ưu tiên trong các buổi tập yoga. Không chỉ giúp giảm đau vai gáy, giảm đau lưng mà còn giúp ổn định cấu trúc cột sống, giãn cơ, tạo cảm giác dễ chịu.

Bài tập thực hiện như sau:

- Chuẩn bị thực hiện bằng cách nằm sấp trên sàn, đặt 2 bàn tay úp xuống và để ngang vai.

- Dồn trọng tâm lực vào 2 bàn tay, từ từ nâng cơ thể lên. Đẩy toàn bộ phần đầu, lưng trên, hông lên cao, đầu ngửa lên trên hướng 45o giữ thẳng cổ, hít sâu thở đều. Giữ tư thế này trong vòng 15-20s và lặp lại động tác khoảng 10 lần.

5. Căng duỗi phần cơ cổ

Đây là tư thế tác động phần nhiều vào phần cơ cổ và cũng là bài tập chuyên sâu cho những người thường xuyên bị đau cổ-vai gáy.

Bài tập thực hiện như sau:

- Chuẩn bị tư thế tập luyện bằng cách ngồi trên sàn, bắt chéo chân; mở rộng tay phải đặt cạnh đầu gối phải; tay trái đặt trên đỉnh đầu và từ từ nghiêng đầu qua trái. Để tăng độ căng, bạn áp thể áp lực nhẹ nhàng bằng tay hoặc giữ cố định đầu dối phải. Giữ động tác này trong vòng 30s, sau đó từ từ ngẩng đầu lên. Thực hiện lặp lại tương tự cho bên còn lại.

- Chắp hai tay lại với nhau và đưa cả 2 lòng bàn tay ra phía sau đầu, cùi chỏ hướng về trước. Ngồi thẳng cột sống, thẳng hông và bắt đầu nhẹ nhàng ấn cùi chỏ tay hướng xuống đùi, đưa cằm chạm ngực. Chú ý, khi nhấn xuống, sử dụng lòng bàn tay để kéo nhẹ nhàng phần đầu ra khỏi vai. Giữ động tác khoảng 30s sau đó ngẩng đầu lên và thả tay ra.

6. Tư thế con mèo - con bò

Bài tập con mèo – con bò tương đối dễ thực hiện nhằm mục đích tác động lên vùng lưng và vai gáy, hỗ trợ làm thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp, từ đó làm thuyên giảm cơn đau.

Bài tập thực hiện như sau:

- Chuẩn bị tư thế bằng cách quỳ gối xuống san, đặt 2 lòng bàn tay úp áp sát xuống sàn và duỗi thẳng (tương tự động tác em bé đang bò)

- Hít sâu ngẫng đầu lên cao, phần lưng trũng xuống tối đa. Sau đó thở ra, đầu cúi xuống chạm cằm đồng thời đẩy phẩn lưng lên cao. Sau đó trở lại tư thế ban đầu, lặp lại khoảng 10 lần.

TẬP YOGA CHỮA ĐAU VAI GÁY CÓ THẬT SỰ ĐEM LẠI HIỆU QUẢ?

Tập Yoga liệu có chữa đau vai gáy thực sự hiệu quả hay không? Theo các chuyên y tế cho biết:

Đối với trường hợp đau vai gáy do căng thẳng, stress, mệt mỏi sau một ngày ít vận động… thì tập yoga mỗi ngày, đúng cách với sự hướng dẫn của huấn luyện viên; kết hợp với chế độ ăn uống – ngủ nghỉ phù hợp thì sẽ thuyên giảm.

Đối với các cơn đau vai gáy do vấn đề bệnh lý, các cơn đau kéo dài và nghiêm trọng. Việc tập yoga đơn thuần không thể nào trị dứt bệnh, có chăng sự thuyên giảm cơn đau tạm thời, không thể duy trì được lâu. Nếu chủ quan thực hiện không đúng cách còn có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

→ Với những bệnh lý này bệnh nhân cần can thiệp điều trị chuyên sâu bằng các liệu trình phù hợp như là kết hợp Dao châm He-ne, dao dịch thể, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ… sẽ đem lại hiệu quả khả quan, lâu dài, an toàn và tránh được các nguy cơ biến chứng.

- Bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên để tập luyện thêm yoga hỗ trợ công tác chữa trị hiệu quả hơn.

XEM THÊM: Nếu bệnh nhân đã và đang gặp các vấn đề đau vai gáy, đau lưng, đau mỏi hay tê bì tay chân… có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Đây là cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín, với bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm và điều kiện y tế chuyên nghiệp, hiện đại sẽ đem đến cho bệnh nhân liệu trình điều trị khoa học, an toàn, nhanh khỏi bệnh để quay lại cuộc sống tự tin và thoải mái .

⇒ Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Cơ Xương Khớp Uy Tín Tại TPHCM

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

**LƯU Ý: Các bài tập yoga chữa đau vai gáy được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn bị đau nhức vai gáy hãy đi khám và điều trị. Hoặc nếu có nhu cầu luyện tập thì cần tham khảo ý kiến của huấn luyện viên. Tuyệt đối không được mày mò, xem video Clip tự tập tại nhà. Điều này vô tình khiến các chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Mọi thắc mắc cần tìm hiểu liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp hoặc có nhu cầu đăng ký khám, điều trị… hãy Nhấn vào Khung Chat để được chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu hỗ trợ tốt nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM