Thu gọn danh mục

Tác dụng phụ thuốc đau bụng kinh như thế nào có lẽ chính là điều mà rất nhiều chị em quan tâm. Bởi vì nhiều chị em dùng thuốc đau bụng kinh với mục đích làm dịu cơn đau bụng. Tuy nhiên không biết tác dụng phụ của thuốc là gì và dùng lâu dài có gây ra ảnh hưởng gì không. Bài viết ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của loại thuốc này ra sao chị em nhé.

ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ, TRIỆU CHỨNG RA SAO?

Với một số người khi đến chu kỳ thì cảm giác hơi khó chịu. Nhưng vẫn có một số đối tượng thì tình trạng đau khá nghiêm trọng. Ở giai đoạn hành kinh chị em xuất hiện cảm giác đau đớn vô cùng. Thậm chí rằng khi bị đau còn gây ra những cản trở cho cuộc sống hàng ngày hay còn có thể bị ngất xỉu.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh có thể xuất phát do lạc nội mạc tử cung hoặc do bị u xơ tử cung. Chính việc tập trung điều trị nguyên nhân chính sẽ hỗ trợ làm giảm cơn đau mỗi khi chu kỳ đến. Đau bụng kinh không do bệnh lý gây ra thì nó sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian và thường sau sinh con xong còn được cải thiện.

Khi bị đau bụng kinh thì người bệnh còn bị đau nhói hay chuột rút ở bụng dưới, bị đau một cách dữ dội. Ngoài ra thậm chí cơn đau có thể còn xuất phát từ 1 đến 3 ngày trước khi bắt đầu hành kinh. Đau là sau 24 giờ trước khi có kinh, giảm dần từ 2 đến 3 ngày sau hành kinh. Một số người bị đau âm ỉ và liên tục hoặc thậm chí cơn đau còn lan đến bụng dưới, đến đùi.

VẬY TÁC DỤNG PHỤ THUỐC ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ?

Nhiều người chọn thuốc giảm đau nhằm mong muốn chấm dứt cơn đau nhanh chóng hơn. Nhưng cần chú ý rằng song song với công dụng thì tác dụng phụ thuốc đau bụng kinh cũng làm cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng.

1. Tác dụng thuốc đau bụng kinh ra sao?

Đau bụng kinh chính là tình trạng phổ biến, hầu như bé gái và chị em bị đau với cường độ khác nhau trong một chu kỳ. Ở một số trường hợp thậm chí rằng họ còn trải qua những cơn đau mà chẳng thể đi làm, đi học được.

Thường chị em bị đau bụng kinh thì tử cung sản xuất nhiều chất truyền tin hóa học prostaglandin. Đây đều là các chất có thể gây chuột rút đau đớn ở bụng dưới và có thể lan ra lưng hoặc ra đùi. Các khối u lành tính như là u xơ đôi khi nó cũng đóng một vai trò nào đó.

Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) sẽ giúp giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt là loại thuốc Naproxen, Diclofenac hay Iuprofen. Thuốc hoạt động dựa vào việc ức chế sản xuất prostaglandin và giúp giảm đau bụng kinh dựa theo cách này. Nhưng người bệnh khi đó có thể trải qua một số tác dụng phụ của thuốc gây ra tùy từng trường hợp.

2. Tác dụng phụ thuốc đau bụng kinh

Uống thuốc đau bụng kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ. Theo như các nghiên cứu thì tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra như sau: Bị đau dạ dày; Bị buồn nôn; Bị đau đầu; Bị buồn ngủ.

Ngoài ra có thể gặp phải một số tác dụng phụ ít gặp đó là: Bị bất thường ở chức năng gan; Bị xuất hiện rối loạn đông máu; Da phồng rộp và bị bong tróc nhiều; Có nổi phát ban dát sần; Bị nổi mụn mủ và viêm da dị ứng; Bị phù mạch… Ngoài ra có thể rối loạn về máu như là giảm tiểu cầu trong máu; Bị giảm bạch cầu trung tính hay giảm bạch cầu hạt; Sưng dây thanh. Thậm chí rằng còn có thể rơi vào tình trạng suy gan cấp tính.

Chia sẻ từ chuyên gia

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu phân tích rằng tác dụng phụ thuốc đau bụng kinh tùy từng đối tượng mà có sự khác nhau. Nhưng lời khuyên đó là nếu chị em bị đau bụng kinh dữ dội thì nên thăm khám để được bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân và có được hướng điều trị phù hợp, không nên lạm dụng thuốc.

Ngoài ra còn tư vấn cho chị em một số cách giúp giảm đau bụng kinh mà không cần dùng đến thuốc đó là:

++ Thay đổi lối sống khoa học hơn.

++ Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

++ Ngâm mình trong nước nóng hay dùng miếng đệm nóng, dùng chai nước nóng, miếng dán nhiệt lăn bụng để làm dịu cơn đau.

++ Dùng thêm những thực phẩm chức năng như là vitamin B1 (thiamin), vitamin B6, vitamin E hay dùng axit béo omega-3 cùng với magie để làm giảm cơn đau bụng kinh an toàn và hiệu quả.

Chúng ta đã cùng lý giải đầy đủ các thông tin xoay quanh tác dụng phụ thuốc đau bụng kinh. Mọi câu hỏi và thắc mắc cần tư vấn về đau bụng kinh, bệnh lý phụ khoa vui lòng click vào khung chat ở cuối bài nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM